Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tịnh độ tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 2402:800:63B6:B1EF:3DBC:C7AB:22B3:94B3 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của MyLinh1
Thẻ: Lùi tất cả
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{dablink|Các nghĩa khác của liên tông, xem bài [[Liên tông]].}}
{{chú thích trong bài}}
[[File:Amitabha Buddha and Bodhisattvas.jpeg|thumb|[[A-di-đà]] và hai [[Bồ Tát]] [[Quán Thế Âm]] (phải) và [[Đại Thế Chí]] (trái)|262x262px]]
'''Tịnh độ tông''' hay '''Tịnh thổ tông''' (zh. ''jìngtǔ-zōng'' 淨土宗, ja. ''jōdo-shū''), có khi được gọi là '''Liên tông''' (zh. 蓮宗), là một pháp môn quyền khai của Phật giáo,trường phái này được lưu hành rộng rãi tại [[Trung Quốc]], [[Nhật Bản]] và [[Việt Nam]] do Cao tăng Trung Quốc [[Huệ Viễn]] (zh. 慧遠, [[334]]-[[416]]) sáng lập và được [[Pháp Nhiên]] (法然, ja. ''hōnen'') phát triển tại Nhật. Mục đích của Tịnh độ tông là tu học nhằm được tái sinh tại Tây phương [[Cực lạc]] (sa. ''sukhāvatī'') [[Tịnh độ]] của [[Phật]] [[A-di-đà]].
Hàng 5 ⟶ 6:
Đặc tính của tông này là lòng tin nhiệt thành nơi Phật A-di-đà và sức mạnh cứu độ của vị Phật này, là vị đã thệ nguyện cứu độ mọi chúng sinh quán tưởng đến mình. Vì thế chủ trương tông phái này có khi được gọi là "tín tâm", thậm chí có người cho là "dễ dàng", vì chỉ trông cậy nơi một lực từ bên ngoài ([[tha lực]]) là Phật A-di-đà.
 
Phép tu của Tịnh độ tông chủ yếu là [[Niệm Phật|niệm danh hiệu Phật A-di-đà]] và quán tưởng Cực lạc. Ba bộ kinh quan trọng của Tịnh Độ tông là: [[Vô lượng thọ kinh]]'' (sa. ''sukhāvatī-vyūha''), [[A di đà kinh|A-di-đà kinh]]'' (sa. ''amitābha-sūtra'') và [[Quán Vô Lượng Thọ kinh]]'' (sa. ''amitāyurdhyāna-sūtra'').
 
Ngày nay Tịnh độ tông là tông phái Phật giáo phổ biến nhất tại [[Trung Quốc]], [[Nhật Bản]], [[Hàn Quốc]] và [[Việt Nam]].
Hàng 11 ⟶ 12:
== Lịch sử ==
{{Tổ sư Tịnh Độ Tông Trung Quốc}}
Năm [[402]], [[Huệ Viễn]] thành lập Bạch Liên xã, trong đó tăng sĩ và cư sĩ tụ tập trước tượng A-di-đà và nguyện thác sinh về cõi Cực lạc phương Tây. Như thế, Huệ Viễn được xem là sơ tổ của Tịnh độ tông. Sau đó Đàm Loan (zh. 曇鸞, [[476]]-[[542]]) là người phát triển tích cực tông Tịnh độ. Sư cho rằng trong thời mạt pháp thì tự lực không còn đủ sức để giải thoát, Sư từ chối con đường "gian khổ" của những tông phái khác và chấp nhận giải pháp "dễ dãi" là dựa vào một tha lực là đức A-di-đà. Theo Sư, chỉ cần nhất tâm quán niệm danh hiệu A-di-đà là đủ để sinh về cõi của ngài. Sư viết nhiều luận giải về ''Quán vô lượng thọ kinh''. Trong thời này tông Tịnh độ được truyền bá rộng rãi - vì so với các môn phái khác, tông này xem ra "dễ" hơn.
 
== Phép niệm Phật ==
Hàng 30 ⟶ 31:
 
== Tịnh độ tông Việt Nam ==
Ở miền Nam, có cư sĩ [[Minh Trí (cư sĩ)|Minh Trí]] thành lập "[[Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam|Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội Việt Nam]]", tổ đình đặt tại Minh Hưng Tự số 101 đường Lý Chiêu Hoàng, quận 6, thành phố Sài gòn, xây cất năm 1934. Hội này chọn phương pháp "Phước Huệ song tu" lấy pháp môn [[niệm Phật]] làm căn bản, mỗi chùa thuộc hội đều có một phòng [[thuốc Nam]] để hốt thuốc chữa bệnh miễn phí cho đồng bào. Minh Trí được tôn xưng là Giáo chủ Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội Việt Nam.
 
Ông [[Đoàn Trung Còn]], một dịch giả Phật Học nổi tiếng trong nhiều thập kỷ qua. Năm 1955, chư Hòa Thượng Chơn Mỹ trụ trì chùa Giác Hải Phú Lâm Chợ Lớn, Hòa Thượng Chơn Minh, trụ trì chùa Giác Chơn, [[Chợ Lớn]] cùng ông Lý Trung Hiếu, Đốc công, Sở Công Chánh Sài Gòn đã thành lập Giáo hội Tịnh Độ Tông Việt Nam, trụ sở đặt tại [[chùa Giác Hải]], sau dời về [[Liên Tông Tự]], 145 đường Đề Thám, quận I, thành phố Sàigòn, Vào thập niên 60, ông Đoàn Trung Còn xuất gia, trở thành tu sĩ, pháp danh Hồng Tại, ông giữ chức vụ Trị sự trưởng của Giáo hội nầy, ông viên tịch năm 1988.
 
Các chùa thuộc hệ phái Non Bồng của Hòa Thượng [[Thích Thiện Phước]], ở tổ đình Linh Sơn Cổ Tự trên núi Dinh, gần Thị Trấn Bà Rịa, cũng thuộc giáo hội Tịnh Độ Tông này, Hòa Thượng Thiện Phước đã viên tịch năm 1986, nay do ni sư Huệ Giác thống lãnh Tăng, Ni của gần 50 ngôi chùa khắp Miền Nam và Nam Trung Phần. Tông môn này thực hành rốt ráo theo pháp môn Niệm Phật. Ngoài những thời công phu, chấp tác, vào 11 giờ đêm đều dành riêng một thời niệm Phật A Di Đà. Riêng Nhất Nguyên Bửu Tự ở Xã Vĩnh Phú (Lái Thiêu), huyện Thuận An, tỉnh Sông Bé, hàng năm đều có tổ chức Khóa Bá Nhật Niệm Phật (100 ngày đêm liên tục niệm Phật). Từ năm 1964 bắt đầu tổ chức khóa Niệm Phật này, khai kinh vào đêm mồng 7 tháng 8 và hoàn kinh vào đêm 16 rạng ngày 17 tháng 11, nhằm ngày vía Đức A Di Đà Phật. Bất cứ ai cũng có thể đến đây niệm Phật 1 thời (2 giờ), một buổi, một ngày, nhiều ngày hay cả khóa, việc ăn ở do chùa cung cấp, phật tử chỉ có chuyên dùng thì giờ niệm Phật mà thôi. Mỗi năm phật tử Biên Hòa, Bình Dương, Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Vĩnh Long, Long Xuyên... đều về đây tham gia khóa Niệm Phật, người ta thường nói "cửa chùa rộng mở", đặc biệt chùa này không có cánh cửa để đóng hay mở.
 
Quan Âm tu viện, ở phường Bửu Hòa (gần Cầu Hang, Biên Hòa), thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, do ni sư Huệ Giác làm viện chủ, Phật tử đi hành hương, viếng chùa, nhằm giờ thọ trai, đều được dọn một phần ăn như phần thọ trai của chư Tăng Ni ở chùa, những năm khó khăn về thực phẩm, chùa vẫn giữ được nề nếp nầy, mặc dù Tăng Ni sáng cháo, trưa cơm, chiều cháo.