Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Pháp gia”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 9:
Trong [[Lịch sử Trung Quốc]], '''Pháp gia''' (法家; [[bính âm Hán ngữ|bính âm]] ''Fǎjiā'') là một trong bốn [[trường phái triết lý]] ở [[xuân Thu|thời Xuân Thu]] và [[chiến Quốc|thời Chiến Quốc]] (gần cuối thời nhà Chu từ khoảng thế kỷ thứ 6 TCN cho tới khoảng thế kỷ thứ 3 TCN). Trên thực tế, nó mang nhiều tính cách triết lý chính trị thực tiễn, với châm ngôn kiểu "khi thời đại thay đổi, những đường lối cũng thay đổi" làm nguyên tắc chính của mình, hơn là một [[triết học về luật]]. Trong hoàn cảnh đó, "Pháp gia" ở đây có thể mang ý nghĩa "triết lý chính trị tán thành sự [[pháp quyền|cai trị của pháp luật]]" và vì thế, khác biệt so với ý nghĩa của Pháp gia phương Tây. [[Hàn Phi Tử]] tin rằng một nhà cai trị phải cai quản các thần dân của mình theo ba quy tắc sau:
 
#Pháp (法 fǎ): trong luật hay quy tắc. Luật pháp: phải được trình bày rõ ràng và thông báo rộng rãi cho công chúng. Tất cả thần dân của nhà cai trị đều bình đẳng trước pháp luật. Luật pháp phải thưởng cho những người tuân phục và trừng phạt những người bất tuân. Vì thế, nó đảm bảo được rằng mọi phán xét của pháp luật là đều có thể suy luận theo hệ thống để biết trước được (từ khi phát sinh hành động liên quan tới pháp luật, đã có thể đoán trước phán xét của pháp luật cho hành động đó là như thế nào). Hơn nữa, hệ thống luật pháp cai quản đất nước, chứ không phải là nhà vua cai trị. Nếu có thể làm cho pháp luật có hiệu lực, thậm chí một vị vua kém tài cũng trở nên mạnh mẽ.
#Thuật (術 shù): phươngtrong pháp, thủ đoạn hay nghệ thuật.: Những thủ đoạn đặc biệt và "bí mật" được vị vua cai trị dùng để đảm bảo rằng những người khác (quan lại...) không thể chiếm quyền kiểm soát quốc gia. Điều đặc biệt quan trọng là không một ai có thể biết được những động cơ thực sự của những hành động của nhà vua, và vì thế không ai biết được cách đối xử thế nào để có thể tiến thân, ngoại trừ việc tuân theo "pháp" hay các luật lệ.
#Thế (勢 shì) trong thế trị: tính chính thống, quyền lực hay uy tín. Chính vị trí của nhà vua cai trị, chứ không phải nhà vua, nắm giữ quyền lực. Vì thế việc phân tích khuynh hướng, hoàn cảnh và những yếu tố thực tại là điều căn bản của một vị vua cai trị thực sự.
 
===Quyền lực chính trị===