Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lên đồng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không nguồn
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Lùi lại thủ công Đã bị lùi lại Thêm tập tin Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 1:
{{chú thích trong bài}}
[[Tập tin:P7144356.jpg|nhỏ]]
'''Hầu đồng''', hay còn gọi là '''hầu bóng''', '''đồng bóng''' là một nghi thức trong hoạt động [[tín ngưỡng dân gian]] và tôn giáo thờ [[nữ thần mẹ]] [[Đạo Mẫu]] dòng [[Shaman giáo]] của nhiều dân tộc, trong đó có [[tín ngưỡng dân gian Việt Nam]]. Về bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các tín đồ Shaman (giáo ông đồng, bà đồng), trong đó tín đồ trở thành [[phương tiện linh hồn]] (mediumship, spirit medium) cho các vị thần khác nhau. Người ta tin rằng các vị thần linh có thể [[nhập hồn]] vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các [[con nhang]], [[đệ tử]]. Khi thần linh nhập vào đồng thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ.
Ở [[Việt Nam]], lên đồng là nghi thức không thể thiếu trong các Tín ngưỡng [[Tứ phủ|Tứ Phủ]], [[tín ngưỡng Đức Thánh Trần|tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần]],... Về hình thức, nghi thức lên đồng hầu về Hội đồng Thánh Trần mang tính shaman nặng hơn khi lên đồng hầu về Tứ Phủ bởi hầu về Hội đồng Thánh Trần có các hành động trực tiếp lên thể xác Thanh Đồng như [[đi trên than hồng]], [[xiên lình]] (dùng thanh sắt sắc nhọn đâm xuyên vào hai má và miệng thanh đồng), ăn lửa, lên đai (1 hình thức thắt cổ, có người được gọi là sát căn, có khi lên 3 đai)...
 
== Các thành phần tham gia ==
Người đứng giá hầu đồng gọi chung là Thanh Đồng, Thanh Đồng là nam giới thì được gọi là "cậu", nữ giới được gọi là "cô hoặc bà đồng". Thường có hai hoặc bốn phụ đồng (được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng) đi theo Thanh Đồng để chuẩn bị trang phục, lễ lạt...
 
Âm nhạc là thành phần không thể thiếu, cung văn chính là người tấu nhạc phục vụ buổi lễ.
 
Ngoài ra, các thành phần ngồi xem buổi hầu là các cử tọa. Những người này thường là con nhang đệ tử, thường thể hiện lòng tôn kính các vị thánh mỗi khi giáng ngự, hòa theo điệu múa hát và được Thánh ban lộc.
 
== Trình tự một giá hầu==
=== Lên khăn áo ===
[[Tập tin:Trang phục Chầu đệ nhị.jpg|nhỏ|
Trang phục Chầu đệ nhị
]]
Đầu tiên, sau khi hát thờ xong, cung văn bắt đầu hát hầu. Ông bà đồng lúc này bắt đầu lảo đảo, ra dấu bằng tay, phủ vải đỏ lên mặt. Tùy vào các giá, cung văn sẽ hát các điệu thỉnh mời khác nhau. Tới khi Thánh đã nhập, Thanh đồng hất khăn khỏi mặt, coi như bắt đầu quá trình ngự về của vị thánh này. Còn không, nếu thánh chỉ giáng qua thì ông bà đồng lại ra dấu khác và cung văn lại chuyển sang hát mời vị khác theo thứ tự
 
Sau khi hất khăn phủ, Ông bà Đồng đang ở một "giá" mới và phải thay bộ trang phục xống áo, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng... sao cho tương xứng với "giá" này. Với các giá Quan, Hoàng thì thường ăn mặc áo của quan lại thời xưa, có điểm đồ trang sức như trâm, thẻ ngà, bội giắt,... Các giá Chầu bà thì ăn mặc chỉnh tề theo lối phụ nữ nhà giàu, sặc sỡ và nhiều trang sức, vấn khăn củ ấu hoặc khăn xếp. Các giá cô thì ăn mặc trẻ trung rực rỡ hơn. Giá Cậu thì ăn mặc theo lối thanh niên trẻ, có khăn quấn.
[[Tập tin:Trang phục Quan lớn đệ ngũ.jpg|nhỏ|
Trang Phục Quan đệ ngũ
]]
 
=== Múa lễ ===
Sau khi Quần áo đã mặc chỉnh tề, vị thánh bắt đầu đứng dậy làm lễ. Đầu tiên là vị ấy phải cầm hương qua một lớp bọc vải đỏ để dâng lên bàn thờ Thánh Mẫu, quỳ làm lễ. Sau đó quay ra cử tọa, vị ấy sẽ làm các nghi thức khác, chủ yếu là múa các điệu múa của giá mình.
 
Các điệu múa của các hàng là:
 
Hàng Quan: Múa Cờ, múa kiếm, long đao, khai quang...
 
Hàng Chầu: Múa mồi, múa cờ, múa kiếm, múa quạt, tay không,..
 
Hàng Hoàng: Múa Hèo, múa cờ, múa kiếm,
 
Hàng Cô: Múa chèo đò. múa đi chợ, múa dệt gấm thêu hoa... và các điệu như của giá Chầu
 
Hàng Cậu: Múa kiếm, múa Lân
 
Các điệu múa này nhằm ra oai, hay thể hiện sự vui vẻ làm việc thánh và cũng là cùng vui với cử tọa. Có thể nói Hầu đồng là một bảo tàng sống bảo tồn các loại múa cổ truyền của người Việt, trong thực tế rằng múa cổ truyền của Việt Nam không thực sự phát triển. Mỗi loại múa lại thể hiện một loại hoạt động của người Việt, như theo PGS Phan Ngọc, các điệu múa chèo đò, tung hoa, múa kiếm đã thể hiện rất rõ tính cách người phụ nữ Việt.
 
Trong lúc Thanh Đồng đang hoá thân thì bốn phụ đồng ngồi quỳ chân ở dưới cũng nghiêng ngả và múa may hưởng ứng Thanh Đồng theo nhịp câu hát. Những nắm tiền lẻ sau khi được Thanh Đồng tung ra, ban phát cho những người xung quanh được coi là tiền lộc và được những người dứng xem xung quanh nhặt lấy, cất giữ để lấy may.
[[Tập tin:Một ông Đồng đang múa.jpg|nhỏ|Một Ông Đồng đang múa]]
 
=== Phán truyền và thăng ===
Sau giai đoạn "thăng hoa" đó rồi, vị thánh trong xác ông bà đồng ngồi xuống, nghe hát văn, kính và uống rượu, trong khi các phụ đồng phải lấy quạt che xung quanh mặt lúc vị ấy uống rượu, như một sự cách ngăn giữa trần tục và thánh thần. Rồi trong lúc nghe văn, vị thánh làm các thủ tục còn lại như khai quang, phán bảo, thưởng tiền và lộc cho cung văn hát hay cũng như cử tọa xung quanh. Sau đó, vị ấy ra dấu, khăn đỏ lại phủ lên và là lúc Thánh "thăng". Một giá kết thúc
 
=== Âm nhạc ===
Nhạc hát thông thường là [[chầu văn]] có nội dung ca ngợi sự linh thiêng của thần thánh và vẻ đẹp tiên giới.
 
Mỗi giá lại có một loại điệu chầu văn khác nhau (xem thêm tại mục [[Chầu văn]]).
 
== Lên đồng ngày nay ==
Ngày nay, lên đồng vẫn còn là nhu cầu [[tâm linh]], là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của một bộ phận người Việt. Các nghi lễ này thường được tổ chức nhiều lần trong một năm vào các dịp [[lễ tiết]], thường là tại các [[lễ hội]] đền thánh, phủ mẫu... Ngoài việc lên đồng để giao tiếp với thần linh, truyền thống tín ngưỡng Việt Nam còn tin tưởng rằng sau khi [[chết]], linh hồn người chết vẫn còn và theo dõi cuộc sống của người thân đang sống.
 
=== Mặt trái ===
Tại Việt Nam hiện nay, hoạt động lên đồng rất phổ biến ở miền Bắc, tương đối kém phổ biến ở miền Nam, song do một thời gian dài bị cấm đoán và mai một, hoạt động này ngày nay thường có nhiều chỗ sai biệt, thậm chí là lệch lạc phản cảm, méo mó hình ảnh của tín ngưỡng. Một số khác lợi dụng việc lên đồng để kiếm chác mua thần bán thánh, làm mất đi vẻ đẹp đáng có của tín ngưỡng.
 
==Trong văn học==
[[Trần Tế Xương|Tú Xương]] đã viết 1 bài thơ "Lên đồng":
::''Khen ai khéo vẽ sự lên đồng''
::''Một lúc lên ngay sáu bảy ông''
::''Sát quỷ, ông dùng thanh kiếm...gỗ, ''
::''Ra oai, bà giắt cái...khăn hồng.''
::''Cô giương tay ấn, tan tành núi, ''
::''Cậu chỉ ngọn cờ cạn rốc sông.''
::''Đồng giỏi sao đồng không giúp nước?''
::''Hay là đồng sợ súng thần công?''
 
==Tham khảo==