Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngao Sò Ốc Hến”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up
Tính năng gợi ý liên kết: 3 liên kết được thêm.
 
Dòng 58:
 
==Nguyên bản==
Nguyên tên chữ của vở tuồng là '''Di tình''' (''移情''), là một vở tuồng đồ (tức tuồng do các [[Nho giáo|nhà Nho]] nghèo sáng tác hoặc dựa theo tích dân gian) sáng tác bằng văn vần chữ Nôm, tuy nhiên dân gian thường gọi theo tên một số nhân vật trong tuồng. Tác giả khuyết danh, không rõ thời gian sáng, vở tuồng được xem là xuất phát từ [[tuồng Quảng Nam]], sau lan đến cả [[Bình Định]].
 
==Nội dung==
Dòng 71:
Với sự thành công của vở tuồng, nhà nghiên cứu Hoàng Châu Ký cùng với nhà nghiên cứu [[Tống Phước Phổ]] đã chỉnh lý và biên soạn lại kịch bản vào năm 1965. Đây là kịch bản chính thức đầu tiên của vở tuồng này.
 
Năm 1967, Xưởng phim truyện Hà Nội đã ghi hình vở tuồng "Nghêu Sò Ốc Hến", do Bắc Xuyên và Trúc Lâm làm đạo diễn, do các diễn viên của Đoàn tuồng Liên khu 5 thủ diễn.<ref>Vở tuồng do các nghệ sĩ [[Văn Phước Khôi]] (Nghêu), Nguyễn Lai (Sò), [[Trần Hưng Quang]] (Ốc), Nguyễn Kim Cúc (Hến), [[Đinh Quả]] (quan Huyện)...</ref> Sau đó, "Nghêu Sò Ốc Hến" đã được chuyển thể sang nhiều loại hình sân khấu khác nhau như [[kịch nói]] (chuyển thể: [[Dương Ngọc Đức]]), [[chèo]] (chuyển thể: ?), [[cải lương]] (chuyển thể: [[Năm Châu|Nguyễn Thành Châu]]) và [[hài kịch]] "Thị Hến kén chồng" (kịch bản: Phạm Công Trình) do nghệ sĩ [[Xuân Hinh]] đóng. Thậm chí, vở diễn còn được biểu diễn nhiều lần ở nước ngoài như [[Liên Xô]], [[Cộng hòa Séc|Cộng hòa Czech]], [[Hoa Kỳ]]. Dù ở loại hình nghệ thuật nào thì cũng trở thành vở diễn hết sức đặc sắc do có nhiều tình tiết bất ngờ, hóm hỉnh thu hút khán giả.
 
==Một số câu thoại nổi tiếng==
[[Hình:thanhdienthanhkimhue.png|nhỏ|phải|280px|Huyện Trìa ([[Thanh Điền (nghệ sĩ)|Thanh Điền]]) và Thị Hến ([[Thanh Kim Huệ]]) trong vở cải lương "Ngao Sò Ốc Hến", năm 1982.]]
Tại [[Miền Nam (Việt Nam)|miền Nam]], vở cải lương "Nghêu Sò Ốc Hến" do nghệ sĩ [[Năm Châu]] chuyển thể và nghệ sĩ [[Ba Vân]] làm đạo diễn, với các diễn viên [[Trường Xuân (nghệ sĩ)|Trường Xuân]] (Bói Ngao), [[Thanh Điền (nghệ sĩ)|Thanh Điền]] (Huyện Trìa), [[Thanh Kim Huệ]] (Thị Hến), [[Nam Hùng (nghệ sĩ)|Nam Hùng]] (Thầy Đề), [[Tô Kim Hồng]] (Bà Huyện), [[Giang Châu (nghệ sĩ)|Giang Châu]] (Trùm Sò)... đã trở thành một hiện tượng thành công của cải lương sau năm 1975, đến nổi nhiều câu thoại trong vở trở thành nổi tiếng trong dân gian.<ref>Sau khi vở tuồng được chuyển thể cải lương thì được đoàn Sài Gòn 1 ra mắt công diễn tại rạp Quốc Thanh vào năm 1977. Ban đầu do các nghệ sĩ [[Thành Được]] (vai Huyện Trìa) và [[Phượng Liên]] (vai Thị Hến) thủ diễn. Cũng trong năm 1977, vở diễn trích đoạn được ghi hình đen trắng với các danh ca bấy giờ như Phượng Liên (vai Thị Hến), [[Kiều Mai Lý]] (vai Thị Cua), Thành Được (vai Huyện Trìa), [[Ngọc Giàu]] (vai Bà Huyện), [[Bảo Quốc]] (vai Thầy Đề), [[Kim Ngọc (nghệ sĩ)|Kim Ngọc]] (vai Bà Đề), [[Nguyên Hạnh]] (vai Thầy Lý), [[Hồng Nga]] (vai Bà Lý), [[Út Trà Ôn]] (vai Trùm Sò)...</ref> Hiện tượng này cũng giống như hiện tượng [[Kim Dung]] tại [[Miền Nam (Việt Nam)|miền Nam Việt Nam]] trước năm 1975. Ví dụ như tên Trùm Sò, là một danh từ riêng, có một thời gian đã trở thành một danh từ chung, một tính từ, đồng nghĩa với keo kiệt, hà tiện. Ví dụ: "Thôi đừng trùm sò quá. Có mấy chục ngàn mà". Sự chuyển thể này tương tự như nhân vật [[Sở Khanh]] trong [[Truyện Kiều]], đã trở thành một danh từ chung hoặc tính từ chỉ người đàn ông thiếu tư cách, người tồi trong cách đối xử với phụ nữ.
 
==Chú thích==