Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cày”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: {{cite journal → {{chú thích tạp chí
Tính năng gợi ý liên kết: 2 liên kết được thêm.
Dòng 5:
'''Cày''' là xáo trộn lớp mặt đất ở độ sâu từ 20–30 cm, dùng [[nông cụ]] gọi là [[cày (nông cụ)|cây cày]] [[canh tác]] để xới đất chuẩn bị bước đầu cho gieo sạ hoặc trồng cây. Mục đích chính của cày là để lật trở lớp đất bên trên, mang [[chất dinh dưỡng]] mới lên bề mặt, đồng thời chôn [[cỏ dại]] hoặc những gì còn sót lại từ mùa vụ trước khiến chúng bị [[phân huỷ]]. Nó cũng làm thông khí đất, giúp đất giữ ẩm tốt hơn. Thông thường cánh đồng được cày lên và để khô, sau đó nó được [[bừa]] trước khi dùng để trồng trọt.
 
Cày có thể được kéo bởi [[trâu]], [[bò]], [[ngựa]] hay [[máy kéo]] (máy cày). Cày có thể được làm bằng [[gỗ]], [[sắt]], hoặc khung [[thép]] với một lưỡi cắt hoặc que để cắt các lớp đất. Nó đã là một công cụ cơ bản suốt [[chiều dài]] lịch sử, mặc dù tài liệu về cày không xuất hiện trong [[tiếng Anh]] cho tới năm 1100 TCN, kề từ sau thời điểm này nó được nhắc đến thường xuyên. Cày đại diện cho một trong những tiến bộ quan trọng trong [[nông nghiệp]].
 
Mục đích chính của việc cày là để lật các lớp trên của đất, đưa chất dinh dưỡng mới lên bề mặt, đồng thời chôn lấp cỏ dại, những gì còn sót lại của vụ mùa trước và phá vỡ chúng. Khi cày được kéo qua lớp đất nó tạo ra rãnh đất dài màu mỡ gọi là luống cày. Trong thời hiện đại, một luống cày thường để khô, và sau đó bừa trước khi trồng. Cày, bừa và bón phân lọc rửa và thay đổi một lớp dày 12–25 cm của đất để tạo thành một lớp đất đã cày. Trong nhiều loại đất, phần lớn rễ cây có khả năng hút chất tăng trưởng đều nằm trong lớp đất trên bề mặt hoặc trong lớp đất cày.