Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh nguyệt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại
n Rv
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 10:
 
Hành kinh là hiện tượng bình thường của tiến trình tự nhiên theo chu kỳ xảy ra ở phụ nữ khoẻ mạnh giữa tuổi dậy thì và cuối tuổi sinh sản. Tuổi trung bình của [[hành kinh lần đầu]] là 12 tuổi, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ 8 đến 16 tuổi.{{ref|age}}Lần kinh cuối, [[mãn kinh]], thường xảy ra vào giữa độ tuổi 45 và 55. Lệch khỏi mẫu hình này cần được quan tâm về y khoa. [[Vô kinh]] chỉ một giai đoạn dài mất kinh không do thai kỳ ở phụ nữ trong tuổi sinh sản, thí dụ ở phụ nữ có lượng [[mỡ cơ thể]] rất thấp, như vận động viên, có thể bị ngưng hành kinh. Sự hiện diện của kinh nguyệt không chứng minh rụng trứng đã xảy ra, và người phụ nữ không rụng trứng vẫn có thể có chu kỳ kinh nguyệt. Các [[chu kỳ kinh nguyệt không rụng trứng]] có khuynh hướng diễn ra không đều và biểu hiện độ dài chu kỳ dao động lớn hơn. Ngoài ra, không hành kinh cũng không chứng minh rụng trứng đã không xảy ra, vì những bất thường về hormone ở phụ nữ không mang thai có thể ức chế hiện tượng chảy máu.
 
==Từ nguyên==
 
Kinh: ''trải qua, từng qua''. Nguyệt: ''tháng''. Việt-Nam Tự-Điển định nghĩa "kinh nguyệt" là "sự thấy tháng" ở phụ nữ.<ref name="VNTD">Hội Khai Trí Tiến Đức, [http://www.vietnamtudien.org/vntd-kttd/index.html ''Việt-Nam Tự-Điển''], Trung-Bắc Tân-Văn, 1931.</ref>
 
==Tổng quan==
[[Tập tin:Figure 28 02 07 vi.jpg|nhỏ|[[Chu kỳ kinh nguyệt]]]]
 
Kinh nguyệt bình thường kéo dài vài ngày, thường 3 đến 5 ngày, nhưng một số trường hợp 2 đến 7 ngày cũng được xem là bình thường.<ref name="US-typical">{{chú thích web|title=Menstruation and the Menstrual Cycle|url=http://www.4woman.gov/faq/menstru.htm#4|access-date=ngày 11 tháng 6 năm 2005|publisher=Womenshealth.gov|date=November 2002|archiveurl=https://web.archive.org/web/20070302205256/http://www.4woman.gov/faq/menstru.htm#4|archivedate=2 Tháng 3 2007|url-status=dead}}</ref> Chu kỳ kinh nguyệt lý tưởng là 28 ngày kể từ ngày đầu tiên của một chu kỳ có kinh đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở phụ nữ trưởng thành nằm trong khoảng 21 đến 35 ngày.<ref name=isbn_0674013433>{{chú thích sách|last=Ziporyn|first=Karen J. Carlson, Stephanie A. Eisenstat, Terra|title=The new Harvard guide to women's health|url=https://archive.org/details/newharvardguidet00carl|year=2004|publisher=Harvard University Press|location=Cambridge, Mass.|isbn=0-674-01343-3}}</ref>{{rp|p.381}} Đối với thiếu nữ thì có sự dao động rộng hơn thường trong khoảng 21 đến 45 ngày.<ref>{{chú thích web|last=American Congress of Obstetricians and Gynecologists|title=Menstruation in girls and adolescents: Using the menstrual cycle as a vital sign|url=http://www.acog.org/Resources_And_Publications/Committee_Opinions/Committee_on_Adolescent_Health_Care/Menstruation_in_Girls_and_Adolescents_-_Using_the_Menstrual_Cycle_as_a_Vital_Sign|publisher=ACOG}}</ref> Các biểu hiện kinh nguyệt xuất hiện trong thời gian khi có kinh như đau ngực, sưng, đầy hơi, mụn trứng cá là các '''molimina''' tiền kinh nguyệt.<ref>{{chú thích web | url = https://en.wiktionary.org/wiki/molimina | tiêu đề = molimina | author = | ngày = | ngày truy cập = 11 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>
 
Hàng 23 ⟶ 27:
 
Kỳ kinh nguyệt đầu tiên xuất hiện ngay sau khi bắt đầu phát triển dậy thì. Tuổi có kinh thường bắt đầu khoảng 12–13 (xảy ra sớm hơn ở các bé gái Mỹ gốc Phi so với người da trắng châu Âu),<ref name="U.S. menarche">{{chú thích tạp chí |author=Anderson SE, Dallal GE, Must A |title=Relative weight and race influence average age at menarche: results from two nationally representative surveys of US girls studied 25 years apart |journal=Pediatrics |volume=111 |issue=4 Pt 1 |pages=844–50 |year=2003 |pmid=12671122 |doi=10.1542/peds.111.4.844}}</ref><ref name="Canadian menarche">{{chú thích tạp chí |title=Age at menarche in Canada: results from the National Longitudinal Survey of Children & Youth|publisher=BMC Public Health |year= 2010 |pmid=21110899 |doi=10.1186/1471-2458-10-736 |pmc=3001737 |volume=10 |author=Al-Sahab B, Ardern CI, Hamadeh MJ, Tamim H |journal=BMC Public Health |pages=736}}</ref><ref name="UK menarche">{{chú thích tạp chí |url=http://vstudentworld.yolasite.com/resources/final_yr/gynae_obs/Hamilton%20Fairley%20Obstetrics%20and%20Gynaecology%20Lecture%20Notes%202%20Ed.pdf |title=Obstetrics and Gynaecology |first=Diana |last=Hamilton-Fairley |edition=Second |publisher=Blackwell Publishing |journal= |access-date=2013-10-14 |archive-date=2018-10-09 |archive-url=https://web.archive.org/web/20181009065351/http://vstudentworld.yolasite.com/resources/final_yr/gynae_obs/Hamilton%20Fairley%20Obstetrics%20and%20Gynaecology%20Lecture%20Notes%202%20Ed.pdf }}</ref> nhưng thường có thể xuất hiện ở tuổi 9 đến 15. Có kinh sớm hoặc chậm nên được kểm tra; nhiều nguồn tài liệu cũ hơn cho thấy rằng nên kiểm tra nếu kỳ kinh đầu tiên xuất hiện trước 10 tuổi hoặc muộn hơn sau 16 tuổi,<ref name="isbn_0674013433"/>{{rp|p.381}}<ref>{{chú thích web | url = http://www.patient.co.uk/doctor/Normal-Menstruation.htm | tiêu đề = Menstruation and its Disorders. Menstrual disorders | author = | ngày = | ngày truy cập = | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref> trong khi các tài liệu mới hơn dựa trên nhiều chứng cứ hơn thì cho rằng nên kiểm tra nếu kỳ kinh đầu tiên xuất hiện trước 9 tuổi, hoặc nếu không có ở tuổi 15, nếu không có sự phát triển của ngực ở tuổi 13, hoặc nếu không có chu kỳ trong vòng 3 năm sau khi ngực phát triển.<ref>{{chú thích web|last=American Congress of Obstetricians and Gynecologists Committee Opinion|title=Menstruation in Girls and Adolescents: using the menstrual cycle as a vital sign|url=http://www.acog.org/Resources_And_Publications/Committee_Opinions/Committee_on_Adolescent_Health_Care/Menstruation_in_Girls_and_Adolescents_-_Using_the_Menstrual_Cycle_as_a_Vital_Sign|publisher=ACOG|access-date = ngày 2 tháng 2 năm 2013}}</ref> [[Mãn kinh]] là khi khả năng thụ tinh (sinh sản) ở phụ nữ giảm, và kinh nguyệt có thể xảy ra không thường xuyên trong nhiều năm kể từ kỳ kinh nguyệt cuối cùng, khi phụ nữ ngừng kinh nguyệt hoàn toàn và không còn thụ tinh nữa. Định nghĩa của ngành y về thời kỳ mãn kinh là trong một năm mà không có kỳ nào, và thường xuất hiện ở lứa tuổi cuối 40 và đầu 50 ở các quốc gia phương Tây.<ref name="isbn_0674013433"/>{{rp|p.381}}
 
== Cơ chế chu kỳ kinh sinh lý ==
{{không nguồn}}
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường được chia làm 2 pha, pha nang noãn và pha hoàng thể.
 
=== Pha nang noãn ===
 
==== Hành kinh (sạch kinh): ====
Ngày đầu tiên của chu kỳ kinh (Tức là ngày đầu tiên ra máu âm đạo) được xem là ngày 01. Pha hành kinh thường kéo dài từ 03 - 05 ngày, giai đoạn này nội mạc tử cung bong tróc liên tục cho sự sụt giảm của hormone sinh dục, ngày ngừng ra máu sẽ kết thúc pha này, khi đó nội mạc tử cung sẽ mỏng nhất và pha thứ 2, phát triển nội mạc bắt đầu.
 
==== Phát triển nội mạc: ====
Sau khi sạch kinh, trục hạ đồi tuyến yên của cơ thể sẽ bắt đầu hoạt động mạnh trở lại, vùng [[hạ đồi]] sẽ phóng thích từng đợt GnRH (Gonadotropin releasing hormone) GnRH sẽ kích thích thùy trước tuyến yên tiết ra hai hormone là FSH và LH.
Hàng 36 ⟶ 44:
* Phát triển nội mạc tử cung, E2 giúp nội mạc dày lên, các mạch máu tăng sinh, ngoài ra còn giúp tổng hợp các thụ thể với Progesterone.
Khi nồng độ E2 đạt một ngưỡng nhất định, nó sẽ kích thích tuyến yên phóng thích một nồng độ rất cao LH vào máu và dẫn sự phóng noãn (thường vào giữa chu kỳ), đây là dấu mốc kết thúc pha nang noãn, chuyển sang pha hoàng thể.
 
=== Pha hoàng thể. ===
Sau khi phóng noãn, "tàn dư" của nang noãn vừa được phóng trên buồng trứng co cụm lại, mạch máu nuôi phát triển, lượng cholesterol tăng lên, hình thành một cấu trúc mới được gọi là hoàng thể, cấu trúc này chế tiết E2 và Progesterone (P4) được duy trì nhờ hormone LH hoặc beta-hCG.
Hàng 45 ⟶ 54:
 
Nếu trường hợp có thụ tinh, LH vẫn sụt giảm do ức chế của Progesterone, nhưng hoàng thể sẽ được duy trì bằng beta-hCG (human chorionic gonadotropin) tiết ra bởi hợp bào nuôi của phôi thai (thường vào ngày 8 - 10 của thụ tinh), chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị chặn đứng cho đến khi thai kỳ kết thúc và trục hạ đồi tuyến yên hoạt động trở lại.
 
==Xem thêm==
*[[Chu kỳ kinh nguyệt]]
*[[Mãn kinh]]
 
==Chú thích==
{{tham khảo|30em}}
 
{{sơ khai sinh học}}
 
[[Thể loại:Hệ sinh dục nữ]]
[[Thể loại:Phụ khoa]]