Khác biệt giữa bản sửa đổi của “FOB (Incoterm)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
DHN-bot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: pt:Free on Board
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
 
Người bán phải:
#Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất (nếu cần)
#Giao hàng lên tàu
#Cung cấp chứng từ vận tải hoàn hảo chứng minh hàng đã được bốc lên tàu
#Chịu chi phí bốc hàng lên tàu theo tập quán của cảng nếu chi phí này chưa tính trong tiền cước
 
Người mua phải:
#Kí hợp đồng chuyên chở và trả cước
#Trả tiền chi phí bốc hàng lên tàu nếu chi phí này được tính vào trong cước
#Lấy vận đơn
#Trả tiền chi phí dỡ hàng
#Chịu mội rủi ro và tổn thất về hàng kể từ khi hàng đã qua hẳn lan ancan tàu ở cảng bốc
==Hoa Kỳ-Canada==
Về mặt quốc nội, trong phạm vi [[Hoa Kỳ]] và [[Canada]], FOB thuần túy chỉ được hiểu là ''miễn trách nhiệm trên boong tàu'' và thuật ngữ này được sử dụng trong hai cụm từ phổ biến là "FOB điểm xếp hàng" và "FOB điểm đến", để phân biệt khi nào thì quyền đối với hàng hóa được chuyển từ bên bán sang bên mua. Theo các điều kiện của "FOB điểm xếp hàng", thì quyền đối với hàng hóa được chuyển tới bên mua tại điểm xếp hàng. Tương tự, theo điều kiện "FOB điểm đến", quyền đối với hàng hóa được chuyển sang bên mua khi hàng được đưa tới điểm đến. Sự phân biệt này là quan trọng do nó xác định ai là người trả cước phí vận chuyển hàng hóa: ai là người giữ quyền [sở hữu] đối với hàng hóa tại thời điểm vận chuyển nó sẽ là bên thanh toán chi phí vận tải hàng hóa đó. Ngoài ra, nó cũng nó cũng là quan trọng nếu như chuyến hàng có tổn thất trong khi vận chuyển thì chủ sở hữu khi đó cần đưa ra các khiếu nại đối với việc vận chuyển. Lưu ý rằng, việc sử dụng các thuật ngữ theo kiểu Mỹ-Canada này là không tương thích với các định nghĩa chính thức của Incoterm, và nó không thể sử dụng trong vận tải quốc tế.