Khác biệt giữa bản sửa đổi của “HMS Invincible (1907)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Demon Witch (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Tự động thay thế văn bản (-Brazil +Brasil)
Yduocizm (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: group=Note → group="Ghi chú" (2) using AWB
Dòng 82:
Dàn pháo hạng hai bao gồm mười sáu khẩu [[hải pháo QF 4 inch Mk I-III|QF {{convert|4|in|abbr=on|0}} Mk III]], được bố trí trên cấu trúc thượng tầng và trên nóc các tháp pháo trên các bệ mở, do chúng không được dự định để hoạt động trong các cuộc đấu tay đôi giữa các tàu chiến chủ lực vào ban ngày. Vào năm [[1915]], các khẩu trên nóc tháp pháo được chuyển sang cấu trúc thượng tầng, và số lượng bị giảm còn mười hai khẩu; tất cả các khẩu pháo còn lại được đặt trong các tháp pháo ụ và được bổ sung các bệ chắn nhằm bảo vệ các pháo thủ khỏi thời tiết hay hoạt động của đối phương.<ref>{{Harvnb|Roberts|1997|p=96–97}}</ref>
 
Vũ khí [[chiến tranh phòng không|phòng không]] bao gồm một khẩu [[QF 3 inch 20 cwt]] duy nhất trên bệ MkII góc cao bố trí ở đầu cuối của cấu trúc thượng tầng. Nó trang bị kiểu vũ khí này trong giai đoạn [[tháng 10]]-[[tháng 11]] năm [[1914]] và từ [[tháng 4]] năm [[1915]] trở về sau. Một khẩu [[pháo Hotchkiss]] 3-pounder trên bệ Mk Ic góc cao với góc nâng tối đa 60° cũngCũng được trang bị vào [[tháng 11]] năm [[1914]]. Năm ống phóng [[ngư lôi]] ngầm [[Ngư lôi Anh 18 inch|{{convert|17,7|in|adj=on}}]] được trang bị cho ''Invincible'', gồm hai ống mỗi bên mạn và một ống phía đuôi,<ref name=c24/> và nó mang theo 14 quả ngư lôi.<ref name=r83/>
 
=== Vỏ giáp ===
Dòng 99:
=== Trận Heligoland Bight ===
{{Main|Trận Heligoland (1914)}}
Hoạt động đầu tiên của ''Invincible'' trong chiến tranh là trong thành phần lực lượng tàu chiến-tuần dương dưới quyền chỉ huy của [[Đô đốc]] [[David Beatty, Bá tước thứ nhất Beatty|David Beatty]] trong [[Trận Heligoland (1914)|Trận Heligoland Bight]] vào ngày [[28 tháng 8]] năm [[1914]]. Các con tàu của Beatty thoạt tiên được dự định sẽ hỗ trợ từ xa cho các tàu tuần dương và tàu khu trục Anh tiếp cận bờ biển Đức trong trường hợp các tàu chiến chủ lực của [[Hạm đội Biển khơi Đức]] xuất quân đáp trả các cuộc tấn công của Anh. Chúng quay mũi về phía Nam đi hết tốc độ lúc 11 giờ 35 phút<ref group=Note"Ghi chú">Thời gian nêu trong bài này thuộc [[giờ GMT]], trễ hơn một giờ so với đa số các công trình nghiên cứu của Đức, vốn thuộc về múi [[giờ Trung Âu]], một giờ sớm hơn.</ref> khi lực lượng hạng nhẹ Anh không tách ra kịp thời theo kế hoạch, và triều cường đang dâng cao khiến các tàu chiến chủ lực Đức có thể vượt qua các bãi tại cửa sông [[Jade Estuary]]. Chiếc [[tàu tuần dương hạng nhẹ]] mới nguyên [[HMS Arethusa (1913)|''Arethusa'']] đã bị đánh hỏng trước đó trong trận chiến do hỏa lực từ các tàu tuần dương hạng nhẹ Đức [[SMS Strassburg|''Strassburg'']] và [[SMS Köln (1909)|''Köln'']], khi các tàu chiến-tuần dương của Beatty hiện ra từ làn sương mù lúc 12 giờ 37 phút. ''Strassburg'' lẫn vào trong làn sương mù và né tránh được hỏa lực pháo, nhưng ''Köln'' vẫn bị trông thấy và nhanh chóng bị đánh hỏng bởi đạn pháo của hải đội. Tuy nhiên, Beatty bị thu hút khỏi hoạt động kết liễu nó do sự xuất hiện bất ngờ của chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ cũ [[SMS Ariadne|''Ariadne'']] ngay trước mũi. Ông quay mũi đuổi theo, biến nó thành một xác tàu cháy bùng chỉ với ba loạt đạn pháo ở khoảng cách chưa đầy {{convert|6000|yd|km|abbr=on}}. Đến 13 giờ 10 phút, Beatty quay mũi về phía Bắc và ra mệnh lệnh chung để rút lui.<ref name=m9>{{Harvnb|Massie|2004|p=109–113}}</ref> Vào lúc này, ''Invincible'' theo sau lực lượng chủ lực của Beatty đã khai hỏa nhắm vào ''Köln'', bắn 18 quả đạn pháo vào đối phương nhưng đều bị trượt,<ref>{{Harvnb|Tarrant|1986|p=33}}</ref> cho đến khi lực lượng chính của Beatty can thiệp, và ''Köln'' bị đánh chìm bởi hai loạt đạn pháo từ chiếc [[HMS Lion (1910)|''Lion'']]. <ref name=m9/>
 
=== Trận Falkland ===
{{Main|Trận chiến quần đảo Falkland}}
Hải đội Tây Ấn của Anh dưới quyền chỉ huy của Chuẩn đô đốc [[Christopher Cradock]] đã bị [[Hải đội Đông Á Đức Quốc]] do Đô đốc [[Maximilian von Spee]] chỉ huy tiêu diệt trong [[trận Coronel]] tại [[Chile]] vào ngày [[1 tháng 11]] năm [[1914]]. Để đối phó, Bộ Hải quân Anh ra lệnh gửi một hải đội để tiêu diệt lực lượng Đức. Hải đội này, dưới quyền chỉ huy của Đô đốc [[Doveton Sturdee|Sir Doveton Sturdee]], bao gồm ''Invincible'' (soái hạm) và con tàu chị em [[HMS Inflexible (1907)| ''Inflexible'']]. Chúng khởi hành vào ngày [[11 tháng 11]], gặp gỡ nhiều tàu tuần dương khác dưới quyền Chuẩn đô đốc Stoddard tại [[Công viên hải dương quốc gia Abrolhos|Abrolhos Rocks]], ngoài khơi bờ biển [[Brasil]] vào ngày [[26 tháng 11]]. Chúng lên đường ngay ngày hôm sau, đi đến [[Stanley, quần đảo Falkland|Cảng Stanley]] vào sáng ngày [[7 tháng 12]].<ref>{{Harvnb|Massie|2004|p=248–251}}</ref>
 
Thực hiện một chuyến đi nhàn nhã quay trở lại [[Đại Tây Dương]], Đô đốc Spee muốn tiêu diệt trạm vô tuyến tại Cảng Stanley, nên đã gửi tàu tuần dương bọc thép [[SMS Gneisenau|''Gneisenau'']] và tàu tuần dương hạng nhẹ [[SMS Nürnberg (1906)|''Nürnberg'']] đi trinh sát sự hiện diện của mọi con tàu Anh trong cảng vào sáng ngày [[8 tháng 12]]. Chúng bị phát hiện lúc 07 giờ 30 phút, mặc dù chiếc thiết giáp hạm tiền-dreadnought [[HMS Canopus (1897)|''Canopus'']] được cho mắc cạn tại Cảng Stanley để bảo vệ thị trấn và trạm vô tuyến đã không nhận được tín hiệu báo động cho đến 07 giờ 45 phút. Việc này cũng không ảnh hưởng nhiều vì Đô đốc Sturdee không nghĩ đến một cuộc đụng độ sớm và đa số các con tàu của ông đang được tiếp than. Hơn nữa tàu tuần dương bọc thép [[HMS Cornwall (1902)|''Cornwall'']] và tàu tuần dương hạng nhẹ [[HMS Bristol (1910)|''Bristol'']] đang được sửa chữa một hoặc cả hai động cơ. Chiếc [[tàu buôn tuần dương vũ trang]] ''Macedonian'' đang tuần tra ở lối ra vào phía ngoài cảng trong khi tàu tuần dương bọc thép [[HMS Kent (1901)|''Kent'']] đang thả neo phía bên ngoài cảng, dự định sẽ thay phiên cho ''Macedonian'' lúc 08 giờ 00. Phía Đức cũng không dự liệu có sự kháng cự, và loạt đạn pháo đầu tiên của ''Canopus'' lúc 09 giờ 20 phút đã khiến ''Gneisenau'' và ''Nürnberg'' hủy bỏ kế hoạch bắn phá trạm vô tuyến để quay trở về lực lượng chính của Spee.<ref>{{Harvnb|Massie|2004|p=254–261}}</ref>
Dòng 109:
Các con tàu của Đô đốc Sturdee chỉ khởi hành rời khỏi cảng lúc 09 giờ 50 phút, nhưng chúng đã có thể trông thấy các con tàu Đức đang rút lui trên đường chân trời phía Tây Nam. Những chiếc lớp ''Invincible'' vừa được đại tu trong ụ tàu có một ưu thế {{convert|5|kn|mph km/h|lk=in}} nhanh hơn so những con tàu của Spee, vốn có đáy tàu bị hà bám nên tốc độ bị giới hạn chỉ đạt tối đa {{convert|20|kn|mph km/h|lk=in}}. Tàu tuần dương hạng nhẹ [[SMS Leipzig|''Leipzig'']] bị tụt lại phía sau các con tàu khác, và ''Inflexible'' nổ súng vào nó khi khoảng cách rút ngắn còn {{convert|17500|yd|km}} lúc 12 giờ 55 phút. ''Invincible'' khai hỏa không lâu sau đó, và cả hai con tàu bắt đầu bắn phá ''Leipzig'' khi khoảng cách bị rút ngắn xuống còn {{convert|13000|yd|km}}. Đến 13 giờ 20 phút, Spee ra lệnh cho hải đội của mình tách ra, các tàu tuần dương hạng nhẹ quay về hướng Tây Nam trong khi các tàu tuần dương bọc thép quay mũi sang hướng Đông Bắc hỗ trợ cho cuộc rút lui. Các con tàu Đức khai hỏa lúc 13 giờ 30 phút và ghi được phát bắn trúng đầu tiên lúc 13 giờ 44 phút, khi [[SMS Scharnhorst|''Scharnhorst'']] bắn trúng ''Invincible'', cho dù quả đạn pháo nổ vô hại bên trên đai giáp. Cả hai phía trao đổi hỏa lực pháo với tốc độ nhanh trong nữa giờ đầu của trận chiến cho đến khi Sturdee gia tăng khoảng cách lên đôi chút nhằm đưa các con tàu của mình ra khỏi tầm đạn pháo hiệu quả của Đức. Hỏa lực pháo của phía Anh tỏ ra rất kém vào giai đoạn này, chỉ bắn trúng bốn phát trong tổng số 210 quả đạn pháo bắn ra. Nguyên nhân chủ yếu là do khói của đạn pháo và từ các ống khói vì phía Anh ở dưới hướng gió của phía Đức;<ref>{{Harvnb|Massie|2004|p=261–266}}</ref> ngoài ra một khẩu pháo trên tháp pháo 'A' của ''Invincible'' bị kẹt lúc 13 giờ 42 phút,khiến nó bị loại khỏi chiến đấu trong nữa giờ.<ref>{{Harvnb|Tarrant|1986|p=61}}</ref>
[[Tập tin:HMSInvincible1907.jpg|right|thumb|''Invincible'' trên đường đi với một lượng khói lớn sinh ra từ ống khói]]
Spee ra lệnh quay mũi về phía Nam với hy vọng tách khỏi trận chiến trong khi tầm nhìn của lực lượng Anh bị che khuất, nhưng chỉ có thể tăng khoảng cách lên {{convert|17000|yd|km}} trước khi phía Anh phát hiện sự đổi hướng. Việc này trở nên vô ích khi các tàu chiến-tuần dương Anh đuổi theo với tốc độ {{convert|24|kn|mph km/h|lk=in}}; và sau 40 phút phía Anh lại nổ súng ở khoảng cách {{convert|15000|yd|km}}. Tám phút sau đó Spee lại đổi hướng về phía Đông; chiến thuật của ông lần này là thu ngắn khoảng cách với các tàu chiến Anh để đưa các khẩu pháo hạng hai {{convert|15|cm|abbr=on}} vào chiến đấu. Lần này ông đã thành công, và các khẩu pháo 15 cm có thể khai hỏa lúc 15 giờ 00 ở góc nâng tối đa. Vào lúc này khói ảnh hưởng cho cả hai phía, dù vậy đã có nhiều phát bắn trúng. Những phát bắn trúng từ phía Đức đã không nổ hoặc chỉ trúng vào khu vực không quan trọng. Ngược lại phòng động cơ bên mạn phải của ''Geneisenau'' bị loại khỏi vòng chiến. Đến 15 giờ 15 phút, Sturdee ra lệnh cho các con tàu dưới quyền quay mũi nhằm chiếm lấy ưu thế trên gió. Spee đổi sang hướng Tây Bắc, dường như là muốn [[cắt ngang chữ T]] lực lượng Anh, nhưng thực ra là muốn đưa các khẩu pháo bên mạn phải không bị hư hại của ''Scharnhorst'' vào hoạt động vì đa số các khẩu pháo bên mạn trái đã bị loại khỏi vòng chiến. Phía Anh tiếp tục bắn trúng ''Scharnhorst'' và ''Gneisenau'' một cách đều đặn vào lúc này, và ''Scharnhorst'' ngừng bắn lúc 16 giờ 00 trước khi bị lật úp lúc 16 giờ 17 phút mà không có người nào sống sót. ''Gneisenau'' đã bị chậm lại trước đó do hư hại, và nó tiếp tục bị ''Inflexible'' và ''Invincible'' bắn phá trong một giờ rưỡi tiếp theo ở khoảng cách được rút ngắn xuống còn {{convert|4000|yd|km}}. Cho dù bị hư hại, thủy thủ đoàn của nó vẫn tiếp tục bắn trả cho đến khi nó ngừng bắn lúc 16 giờ 47 phút. Sturdee đã sắp đưa ra lệnh ngừng bắn lúc 17 giờ 15 phút khi ''Gneisenau'' lại bắn phát đạn pháo sau cùng. Phía Anh tiếp tục dội pháo vào nó cho đến 17 giờ 50 phút, sau khi thuyền trưởng của nó ra lệnh đánh đắm tàu lúc 17 giờ 40 phút. ''Gneisenau'' từ từ lật úp lúc 18 giờ 00; phía Anh chỉ cứu được 176 người.<ref>{{Harvnb|Massie|2004|p=261–273}}</ref> ''Invincible'' đã bắn tổng cộng 513 quả đạn pháo 12 &nbsp;inch trong suốt trận chiến,<ref name=c25>{{Harvnb|Gardiner|1984|p=25}}</ref> nhưng bị đánh trúng đến 21 lần. Hai trong số các ngăn phía mũi của nó bị ngập nước, và một phát đánh trúng lườn tàu ở mực nước ngang với tháp pháo 'P' làm ngập nước một khoang chứa than làm nó tạm thời bị nghiêng 15°. Trên các chiếc tàu chiến-tuần dương chỉ có một người thiệt mạng và năm người bị thương trong trận đánh.<ref>{{Harvnb|Massie|2004|p=280}}</ref>
 
Sau trận chiến, ''Invincible'' được sửa chữa tạm thời tại Cảng Stanley trước khi hướng đến [[Gibraltar]], nơi nó vào ụ tàu để được sửa chữa triệt để hơn. Công việc kéo dài mất một tháng, và nó nhân cơ hội này kéo dài ống khói thêm {{convert|15|ft}} nhằm giảm lượng khói che khuất tầm nhìn từ cầu tàu và đài quan sát. ''Invincible'' lên đường đi Anh Quốc vào ngày [[15 tháng 2]] năm [[1915]] và gia nhập Hạm đội Grand. Vào ngày [[21 tháng 2]], lực lượng tàu chiến-tuần dương Anh được tổ chức lại thành 3 hải đội, trong đó Hải đội T̀au chiến-Tuần dương 3 sẽ bao gồm cả ba chiếc thuộc lớp ''Invincible'' sau khi ''Inflexible'' quay trở về từ [[Địa Trung Hải]]. ''Invincible'' được tái trang bị từ ngày [[25 tháng 4]] đến ngày [[12 tháng 5]] để thay thế các nòng pháo 12 &nbsp;inch đã bị mòn, đồng thời giảm bớt số pháo hạng hai và đặt chúng trong các tháp pháo ụ. Chuẩn đô đốc Sir [[Horace Hood]] tiếp nhận quyền chỉ huy Hải đội T̀au chiến-Tuần dương 3 vào ngày [[27 tháng 5]] năm [[1915]], và ông đặt cờ hiệu của mình bên trên chiếc ''Invincible''.<ref>{{Harvnb|Tarrant|1986|p=76, 80-84}}</ref>
 
Hải đội 1 và Hải đội 3 đã xuất trận để đối phó lại việc Đức [[bắn phá Yarmouth và Lowestoft]] vào ngày [[24 tháng 4|24]]–[[25 tháng 4]] năm [[1916]], nhưng đã không phát hiện được các con tàu Đức do thời tiết xấu. Trên đường quay trở về nhà, ''Invincible'' bị chiếc tàu buồm tuần tra ''Goissa'' húc phải lúc 23 giờ 07 phút, mũi của ''Goissa'' cắm vào mạn chiếc ''Invincible'' vốn bị thủng một phần. Tốc độ của ''Invincible'' bị giảm còn {{convert|12|kn|mph km/h|lk=in}} do bị ngập nước, nên nó bị buộc phải tách ra khỏi hàng và di chuyển độc lập về [[Rosyth]] để sửa chữa, một công việc kéo dài cho đến ngày [[22 tháng 5]] năm [[1916]].<ref>{{Harvnb|Tarrant|1986|p=95–96}}</ref>
Dòng 122:
Hood tiếp tục hướng đi của mình cho đến 17 giờ 40 phút khi phát hiện ra ánh đạn pháo ở phía xa, và ông phái chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ [[HMS Chester (1915)|''Chester'']] dưới quyền đi trinh sát. ''Chester'' đụng độ với bốn tàu tuần dương hạng nhẹ Đức thuộc Đội Tuần tiễu 2 của Hipper, và bị đánh hư hại nặng cho đến khi lực lượng chính của Hood xuất hiện đánh đuổi các con tàu Đức tránh xa ''Chester''. Đến 17 giờ 53 phút, ''Invincible'' nổ súng vào [[SMS Wiesbaden|''Wiesbaden'']], được hai chiếc cùng lớp tiếp nối hai phút sau đó. Các con tàu Đức quay mũi về phía Nam sau một đợt tấn công bằng ngư lôi không mang lại kết quả lúc 18 giờ 00, tìm cách lẫn tránh vào làn sương mù. Khi chúng quay mũi, ''Invincible'' đánh trúng vào phòng động cơ của ''Wiesbaden'' làm nó hỏng động lực, trong khi ''Inflexible'' bắn trúng một phát vào [[SMS Pillau|''Pillau'']]. Đội Tuần tiễu 2 Đức được hộ tống bởi tàu tuần dương hạng nhẹ [[SMS Regensburg|''Regensburg'']] cùng 31 tàu khu trục thuộc các chi hạm đội 2 và 9 cùng nữa chi hạm đội 12, vốn đã lần lượt tấn công Hải đội Tàu chiến-Tuần dương 3 Anh. Chúng bị đánh đuổi bởi chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ còn lại [[HMS Canterbury (1915)|''Canterbury'']] và năm tàu khu trục theo hộ tống. Trong trận chiến lộn xộn diễn ra sau đó, phía Đức chỉ phóng được 12 quả ngư lôi, và đánh hỏng tàu khu trục [[HMS Shark (1912)|''Shark'']] bằng hỏa lực pháo. Đã đổi hướng về phía Tây để tiếp cận với lực lượng của Beatty, những chiếc trong lớp ''Invincible'' đã phơi sườn ra trước các quả ngư lôi đang bắn tới; tuy nhiên, ''Invincible'' đã quay mũi lên phía Bắc còn ''Inflexible'' và ''Indomitable'' quay mũi về phía Nam nhằm thu hẹp mặt cắt đối với các quả ngư lôi. Tất cả các quả ngư lôi bắn ra đều bị trượt, cho dù một quả đã băng qua bên dưới ''Inflexible'' mà không kích nổ. Khi ''Invincible'' quay mũi lên phía Bắc, bánh lái của nó bị kẹt và nó phải dừng lại để sửa chữa, nhưng công việc này nhanh chóng hoàn tất và hải đội tái lập lại đội hình hướng sang phía Tây.<ref>{{Harvnb|Tarrant|1986|p=103–105}}</ref>
 
Đến 18 giờ 21 phút, với cả Beatty lẫn Hạm đội Grand đều hội quân về phía mình, Hood quay mũi về phía Nam dẫn đầu các tàu chiến của Beatty. Các tàu chiến-tuần dương Đức dưới quyền Hipper đang ở cách {{convert|9000|yd|km}} và những chiếc lớp ''Invincible'' hầu như nổ súng ngay lập tức nhằm vào [[SMS Lützow|''Lützow'']] vốn là soái hạm của Hipper và [[SMS Derfflinger|''Derfflinger'']]. ''Indomitable'' bắn trúng ''Derfflinger'' ba lần và trúng [[SMS Seydlitz|''Seydlitz'']] một lần,<ref>{{Harvnb|Campbell|1998|p=185–187}}</ref> trong khi ''Lützow'' nhanh chóng bị trúng mười phát đạn pháo từ [[HMS Lion (1910)|''Lion'']], ''Inflexible'' và ''Invincible'', với hai phát từ ''Invincible'' trúng vào phía trước bên dưới mực nước mà cuối cùng đã kết liễu nó.<ref>{{Harvnb|Campbell|1998|p=183}}</ref> Nhưng đến 18 giờ 30 phút, ''Invincible'' bất ngờ hiện ra như một mục tiêu rõ ràng trước mặt ''Lützow'' và ''Derfflinger''. Hai chiếc tàu chiến-tuần dương Đức sau đó mỗi chiếc đã bắn ba loạt đạn pháo nhắm vào ''Invincible'', đánh chìm nó trong vòng 90 giây. Có ít nhất một quả đạn pháo 305 &nbsp;mm (12-inch) từ loạt đạn pháo thứ ba đã đánh trúng tháp pháo ‘Q’ giữa tàu.<ref name=C59>{{Harvnb|Campbell|1998|p=159}}</ref> Quả đạn pháo xuyên thủng mặt trước tháp pháo ‘Q’, thổi tung nóc tháp pháo và làm kích nổ hầm đạn giữa tàu, khiến con tàu bị nổ tung và vỡ làm đôi. Vụ nổ cũng có thể đã kích nổ các hầm đạn ‘A’ và ‘X’.<ref>{{Harvnb|Roberts|1997|p=116}}</ref> Trong tổng số thành viên thủy thủ đoàn, 1.032 sĩ quan và thủy thủ đã thiệt mạng, kể cả Chuẩn đô đốc Hood. Chỉ có sáu người sống sót, được chiếc [[HMS Badger (1911)|''Badger'']] cứu vớt.<ref name=C59/>
 
== Di sản ==
[[Tập tin:InvincibleWrecksp2470.jpg|right|thumb|Mũi và đuôi của ''Invincible'' đang chìm giữa sóng nước]]
Sau chiến tranh, xác tàu đắm của ''Invincible'' lần đầu tiên được một [[tàu quét mìn]] của Hải quân Hoàng gia Anh phát hiện vào năm [[1919]] tại tọa độ {{Coord|57|02|40|N|6|07|15|E}}, ở độ sâu {{convert|180|ft|m|0}}.<ref>{{Harvnb|Tarrant|1986|p=114}}</ref> ''Invincible'' bị vỡ làm đôi do vụ nổ giữa tàu, các mảnh vỡ trải trên một nền cát ở cạnh nhau, phần đuôi ở tư thế thẳng đứng trong khi phần mũi tàu bị lật úp. Nóc tháp pháo 12 &nbsp;inch bị mất và khẩu pháo vẫn đang được nạp đạn.<ref>{{cite web | title=The Wrecks of Jutland | url=http://www.gwpda.org/naval/jut07wrk.htm | accessdate=27 October 2009 | publisher=Great War Primary Documents Archive, Inc}}</ref> Ảnh chụp của vụ nổ cho thấy lửa và khói bùng lên từ tháp pháo ‘X’, kết hợp với việc nóc tháp pháo ‘X’ bị mất, cho thấy hầm đạn tháp pháo ‘X’ cũng chịu đựng một vụ nổ sâu bên dưới.<ref>{{Harvnb|Brown|2003|p=167}}</ref> ''Invincible'' được chỉ định là một “địa điểm được bảo vệ” theo [[Đại luật Bảo vệ Di sản Hải quân 1986]].<ref>{{cite web | url=http://www.opsi.gov.uk/si/si2006/20062616.htm | title=Statutory Instrument 2006 No. 2616 The Protection of Military Remains Act 1986 (Designation of Vessels and Controlled Sites) Order 2006 | publisher=Queen's Printer of Acts of Parliament | accessdate=20 November 2009}}</ref> Đỉnh núi Invincible trong dãy núi [[Canadian Rockies]] được đặt tên theo chiếc tàu chiến-tuần dương vào năm [[1917]].<ref>{{cite web | url=http://www.peakfinder.com/peakfinder.asp?Peakname=Mount+Invincible | title=Mount Invincible | publisher=Peakfinder | accessdate=16 December 2009}}</ref>
 
== Tham khảo ==
=== Ghi chú ===
{{Reflist|group=Note"Ghi chú"}}
=== Chú thích ===
{{Reflist|2}}
Dòng 148:
*[http://www.maritimequest.com/warship_directory/great_britain/battleships/invincible/hms_invincible.htm Maritimequest HMS Invincible Photo Gallery] (includes two photographs of the ship's destruction at Jutland).
 
{{Coord|57|02|40|N|6|07|15|E|display=title|type:landmark_source:dewiki}}
 
 
{{Coord|57|02|40|N|6|07|15|E|display=title|type:landmark_source:dewiki}}
{{DEFAULTSORT:Invincible (1907)}}
{{Lớp tàu chiến-tuần dương Invincible}}
{{các chủ đề|Quân sự|Hàng hải|Anh}}
 
{{link GA|en}}
 
{{DEFAULTSORT:Invincible (1907)}}
[[Thể loại:Lớp tàu chiến-tuần dương Invincible]]
[[Thể loại:Tàu chiến-tuần dương của Hải quân Anh]]
Hàng 161 ⟶ 162:
[[Thể loại:Sự kiện hàng hải 1916]]
[[Thể loại:Xác tàu đắm được bảo vệ của Anh]]
 
{{link GA|en}}
 
[[cs:HMS Invincible (1907)]]
[[de:HMS Invincible (1907)]]
[[en:HMS Invincible (1907)]]
[[et:Invincible]]
[[en:HMS Invincible (1907)]]
[[es:HMS Invincible (1907)]]
[[fr:HMS Invincible (1907)]]