Khác biệt giữa bản sửa đổi của “SMS Hannover”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Luckas-bot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.1) (Bot: Thêm tr:SMS Hannover
Yduocizm (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: group=Note → group="Ghi chú" (5) using AWB
Dòng 62:
 
== Thiết kế và chế tạo ==
''Hannover'' được dự định để hoạt động trong [[hàng chiến trận]] Đức cùng với các thiết giáp hạm khác của Hải quân Đế quốc Đức.<ref>{{harvnb|Herwig|1980|p=45}}</ref> Con tàu được đặt lườn vào ngày [[7 tháng 11]] năm [[1904]] tại xưởng tàu của hãng [[Kaiserliche Werft Wilhelmshaven|Kaiserliche Werft]] ở [[Wilhelmshaven]].<ref name=S5>{{harvnb|Staff|2010|p=5}}</ref> Nó được hạ thủy vào ngày [[29 tháng 5]] năm [[1905]] và đưa ra hoạt động để chạy thử máy vào ngày [[1 tháng 10]] năm [[1907]], nhưng việc tập trận hạm đội tại [[Skagerrak]] vào [[tháng 11]] đã ngắt quãng việc thử máy.<ref name=S10>{{harvnb|Staff|2010|p=10}}</ref> Việc chạy thử máy được tiếp tục sau khi đợt cơ động hoàn tất, và đến ngày [[13 tháng 2]] năm [[1908]] ''Hannover'' sẵn sàng gia nhập hạm đội thường trực. Nó được bố trí về Hải đội Thiết giáp II của [[Hạm đội Biển khơi Đức|Hạm đội Biển khơi]] cùng với các tàu chị em [[SMS Deutschland (1904)|''Deutschland'']] và [[SMS Pommern|SMS ''Pommern'']].<ref>{{harvnb|Staff|2010|p=7-12}}</ref> Tuy nhiên, chiếc thiết giáp hạm mới của Anh Quốc [[HMS Dreadnought (1906)|HMS ''Dreadnought'']], trang bị mười khẩu pháo {{convert|12|in|mm|abbr=on}}, được đưa ra hoạt động vào [[tháng 12]] năm [[1906]], trước khi ''Hannover'' được đưa vào phục vụ.<ref>{{harvnb|Gardiner|1984|p=21-22}}</ref> Với một thiết kế mang tính cách mạng, ''Dreadnought'' đã khiến cho mọi tàu chiến chủ lực của Hải quân Đức trở thành lạc hậu, kể cả chiếc ''Hannover'' hoàn toàn mới.<ref>{{harvnb|Herwig|1980|p=57}}</ref><ref group=Note"Ghi chú">Mười khẩu pháo chính của HMS ''Dreadnought'' nhiều hơn gấp đôi so với số pháo hạng nặng trang bị cho ''Hannover'' và những chiếc cùng lớp. Chiếc tàu chiến Anh còn được trang bị động cơ turbine mạnh mẻ, có thể di chuyển ở tốc độ {{convert|21|kn}}, nhanh hơn 3 knot so với các con tàu Đức. Xem: Gardiner & Gray, trang 21</ref>
 
''Hannover'' dài {{convert|127,6|m|ftin|abbr=on}}, [[mạn thuyền]] rộng {{convert|22,2|m|ftin|abbr=on}} và độ sâu của [[mớn nước]] là {{convert|8,21|m|ftin|abbr=on}}. Nó có [[trọng lượng choán nước]] {{convert|14218|t|LT|0|sp=us}} khi đầy tải, và được trang bị [[động cơ ba buồng bành trướng đặt dọc]] đốt [[than]] với công suất {{convert|16000|ihp|lk=on|0}}, cho phép đạt được tốc độ tối đa {{convert|18|kn|abbr=on}}. Với tốc độ đường trường {{convert|10|kn|abbr=on}} và trữ lượng nhiên liệu {{convert|1540|t|sp=us}} than, nó có thể di chuyển được {{convert|4850|nmi|sp=us}}.<ref name=S5/>
 
Dàn pháo chính của ''Hannover'' bao gồm bốn khẩu [[hải pháo 28 cm SK L/40|pháo {{convert|28|cm|in|abbr=on}} SK L/40]]<ref group=Note"Ghi chú">Trong thuật ngữ pháo của Hải quân Đế quốc Đức, "SK" (Schnelladekanone) cho biết là kiểu pháo nạp nhanh, trong khi L/40 cho biết chiều dài của nòng pháo. Trong trường hợp này, pháo L/40 có ý nghĩa 40 caliber, tức là nòng pháo có chiều dài gấp 40 lần so với đường kính trong.</ref> bắn nhanh bố trí trên hai [[tháp pháo]] nòng đôi, một phía trước và một phía sau của cấu trúc thượng tầng. Nó cũng được trang bị mười bốn khẩu pháo hạng hai {{convert|17|cm|in|abbr=on}} gắn trên các [[tháp pháo ụ]], 22 khẩu pháo {{convert|8,8|cm|in|abbr=on}} bắn nhanh điều khiển bằng tay trên các bệ nòng đơn, cùng sáu ống phóng [[ngư lôi]] {{convert|45|cm|in|abbr=on|2}} ngầm dưới lườn tàu.<ref>{{harvnb|Staff|2010|p=6}}</ref>
 
== Lịch sử hoạt động ==
Dòng 82:
Đô đốc [[Reinhard Scheer]], Tư lệnh hạm đội Đức, lập tức vạch kế hoạch cho một chiến dịch khác ra Bắc Hải, nhưng việc ''Seydlitz'' bị hư hại đã trì hoãn chiến dịch cho đến cuối [[tháng 5]].<ref>{{harvnb|Tarrant|1995|p=58}}</ref> ''Hannover'' trở thành soái hạm của Đội IV thuộc Hải đội Thiết giáp II, được bố trí ở phía cuối của hàng chiến trận Đức. Lúc này hải đội được đặt dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc [[Franz Mauve]].<ref>{{harvnb|Tarrant|1995|p=286}}</ref> Trong đợt "Tiến ra Bắc Hải", Đô đốc Scheer ra lệnh cho hạm đội truy đuổi hết tốc độ các thiết giáp hạm của Hải đội Thiết giáp V Anh Quốc đang rút lui. ''Hannover'' và các tàu chị em chậm hơn đáng kể so với những chiếc dreadnought và nhanh chóng bị tụt lại phía sau.<ref>{{harvnb|London|2000|p=73}}</ref> Vào lúc này, Đô đốc Scheer chỉ đạo cho ''Hannover'' ở vị trí sau cùng của hàng chiến trận Đức, để ông có được một soái hạm ở mỗi đầu của đội hình.<ref>{{harvnb|Tarrant|1995|p=84}}</ref> Đến 19 giờ 30 phút, Hạm đội Grand xuất hiện và đối đầu với lực lượng của Đô đốc Scheer với một ưu thế áp đảo.<ref>{{harvnb|Tarrant|1995|p=150}}</ref> Tình thế của hạm đội Đức bị ảnh hưởng nặng bởi sự hiện diện của những chiếc trong lớp ''Deutschland'' chậm chạp; nếu Scheer ra lệnh quay trở về Đức ngay lập tức, có thể ông sẽ phải hy sinh những con tàu chậm hơn để có thể rút lui thành công.<ref>{{harvnb|Tarrant|1995|p=150-152}}</ref>
 
Đô đốc Scheer quyết định quay ngược hướng đi của hạm đội bằng một cú “đổi hướng chiến trận” (Gefechtskehrtwendung), một cách cơ động đòi hỏi mọi đơn vị trong hàng chiến trận Đức phải quay mũi 180° cùngCùng một lúc.<ref>{{harvnb|Tarrant|1995|p=152-153}}</ref><ref group=Note"Ghi chú">''Gefechtskehrtwendung'' được dịch sát là "quay đàng sau trận chiến" (battle about-turn), là một cú bẻ lái 16-point (180°) của toàn bộ [[Hạm đội Biển khơi]]. Nó chưa bao giờ được thực hiện dưới hỏa lực của đối phương cho đến Trận Jutland. Xem: Tarrant, trang 153–154</ref> Do hậu quả của việc bị tụt lại phía sau, những chiếc trong Hải đội Thiết giáp II không thể đi theo hướng đi mới sau khi đổi hướng.<ref>{{harvnb|Tarrant|1995|p=154}}</ref> Vì vậy, ''Hannover'' và năm chiếc khác của hải đội ở bên phía rút lui của hàng chiến trận Đức. Đô đốc Mauve dự định di chuyển các con tàu của ông về phía cuối hàng chiến trận, phía sau những chiếc dreadnought của Hải đội Thiết giáp III, nhưng đã không thực hiện khi ông nhận ra việc di chuyển như vật sẽ ảnh hưởng đến sự cơ động các tàu chiến-tuần dương của Đô đốc [[Franz von Hipper]]. Thay vào đó, ông tìm cách đặt các con tàu của mình phía đầu hàng tàu chiến.<ref>{{harvnb|Tarrant|1995|p=155}}</ref>
 
Sau đó trong ngày thứ nhất của trận chiến, các tàu chiến-tuần dương đã bị hư hại thuộc Hải đội Tuần tiễu I của Đô đốc Hipper phải chịu đựng áp lực nặng nề do bị các đối thủ Anh truy đuổi. ''Hannover'' và các con tàu mang biệt danh "tàu-năm-phút" đã đến để trợ giúp, đi vào giữa hai hải đội tàu chiến-tuần dương đang đối đầu.<ref name="Tarrant195">{{harvnb|Tarrant|1995|p=195}}</ref><ref group=Note"Ghi chú">Những con tàu được gọi là "tàu-năm-phút" vì đó là khoảng thời gian mà người ta hy vọng chúng sống sót nếu phải đối đầu với những chiếc dreadnought. Xem: Tarrant, trang 62</ref> Tầm nhìn kém khiến cho cuộc đụng độ sau đó diễn ra ngắn ngủi. ''Hannover'' chỉ bắn được tám phát đạn pháo 28 cm trong giai đoạn này.<ref name="Tarrant195"/> Tàu chiến-tuần dương Anh [[HMS Princess Royal|HMS ''Princess Royal'']] nhiều lần nhắm bắn vào ''Hannover'' trước khi con tàu Đức bị che khuất trong làn khói; ''Hannover'' chỉ bị trúng mảnh đạn của một quả đạn pháo {{convert|13,5|in|cm|abbr=on}} bắn từ ''Princess Royal''.<ref>{{harvnb|Campbell|1998|p=254}}</ref> Đô đốc Mauve quyết định không nên đối đầu với một lực lượng tàu chiến-tuần dương mạnh hơn nhiều, nên ra lệnh chuyển hướng 90° sang mạn phải.<ref>{{harvnb|Tarrant|1995|p=195-196}}</ref>
 
Cuối ngày hôm đó, hạm đội chuẩn bị cho chuyến đi đêm quay trở về Đức; ''Deutschland'', ''Pommern'' và ''Hannover'' được xếp phía sau [[SMS König|''König'']] và các thiết giáp hạm dreadnought khác của Hải đội Thiết giáp III về phía cuối của hàng chiến trận Đức.<ref>{{harvnb|Tarrant|1995|p=241}}</ref> Sau đó ''Hannover'' gia nhập cùng [[SMS Hessen|''Hessen'']], [[SMS Schlesien|''Schlesien'']] và [[SMS Schleswig-Holstein|''Schleswig-Holstein'']].<ref>{{harvnb|Campbell|1998|p=275}}</ref> ''Hessen'' được đặt giữa ''Hannover'' và ''Pommern'', trong khi hai chiếc kia ở phía cuối hàng.<ref>{{harvnb|Campbell|1998|p=294}}</ref> Không lâu sau 01 giờ 00, những chiếc dẫn đầu của hàng chiến trận Đức phát hiện [[tàu tuần dương bọc thép]] [[HMS Black Prince (1904)|HMS ''Black Prince'']], nó nhanh chóng bị tiêu diệt bởi hỏa lực áp đảo của những chiếc dreadnought Đức. [[SMS Nassau|''Nassau'']] bị buộc phải tách ra khỏi hàng khi né tránh chiếc tàu Anh đang chìm, và khi gia nhập trở lại đội hình một giờ sau đó, nó ở ngay phía trước ''Hannover''.<ref>{{harvnb|Campbell|1998|p=290}}</ref>
Dòng 106:
==Tham khảo==
=== Ghi chú ===
{{Reflist|group=Note"Ghi chú"}}
 
=== Chú thích===
Dòng 123:
*{{Cite book | last=Williamson | first=Gordon | title=German Battleships 1939-45 | year=2003 | location=Oxford | publisher=Osprey Publishing | isbn=9781841764986}}
 
{{Lớp thiết giáp hạm Deutschland}}
{{các chủ đề|Quân sự|Hàng hải|Đức}}
 
{{link GA|en}}
 
{{DEFAULTSORT:Hannover}}
{{Lớp thiết giáp hạm Deutschland}}
{{các chủ đề|Quân sự|Hàng hải|Đức}}
 
[[Thể loại:Lớp thiết giáp hạm Deutschland]]
[[Thể loại:Thiết giáp hạm của Hải quân Đức]]
[[Thể loại:Thiết giáp hạm trong Thế Chiến I]]
 
{{link GA|en}}
 
[[de:SMS Hannover]]