72.718
lần sửa đổi
n (clean up, replaced: group=Note → group="Ghi chú" (5) using AWB) |
|||
|}
'''SMS ''Goeben'''''<ref group=
Nhiều tháng sau khi được đưa ra hoạt động vào năm [[1912]],''Goeben'' cùng với [[tàu tuần dương hạng nhẹ]] [[SMS Breslau|''Breslau'']] hình thành nên Hải đội Địa Trung Hải (Đức) để tuần tra tại đây trong giai đoạn các cuộc [[Chiến tranh Balkan]]. Khi [[Chiến tranh Thế giới thứ nhất]] bùng nổ vào ngày [[28 tháng 7]] năm [[1914]], ''Goeben'' và ''Breslau'' lẫn tránh lực lượng hải quân Anh tại [[Địa Trung Hải]] và đi đến [[Constantinople]]. Hai con tàu được chuyển cho [[Đế quốc Ottoman]] vào ngày [[16 tháng 8]] năm [[1914]], và ''Goeben'' trở thành [[soái hạm]] của [[Hải quân Ottoman]] như là chiếc '''''Yavuz Sultan Selim''''', vốn thường được gọi tắt là '''''Yavuz'''''. Đến năm [[1936]] nó được chính thức đổi tên thành '''TCG ''Yavuz'''''.<ref group=
Nó được tháo dỡ vào năm [[1973]], sau khi Chính phủ Tây Đức từ chối một lời mời chào mua lại nó từ phía Thổ Nhĩ Kỳ. Nó là chiếc tàu chiến do Hải quân Đế quốc Đức chế tạo cuối cùng còn sống sót, và là chiếc tàu chiến kiểu [[dreadnought]] hay [[tàu chiến-tuần dương]] phục vụ lâu nhất trong hải quân tất cả các nước.<ref name=H91>{{Harvnb|Hough|2003|p=91}}</ref>
Do ''Goeben'' không thể đến được Constantinople mà không tiếp thêm than, Souchon hướng đến Messina. Hải đội Đức đã bắt gặp các tàu chiến-tuần dương Anh [[HMS Indefatigable (1909)|''Indefatigable'']] và [[HMS Indomitable (1907)|''Indomitable'']] dưới quyền chỉ huy của [[Đô đốc]] [[Archibald Berkeley Milne]], nhưng do Đức chưa ở trong tình trạng chiến tranh với Anh, xung đột đã không diễn ra. Lực lượng Anh quay mũi theo đuổi ''Goeben'' và ''Breslau'', nhưng chúng đã vượt nhanh hơn các con tàu Anh, và đi đến Messina vào ngày [[5 tháng 8]]. Công việc tiếp nhiên liệu tại Messina trở nên phức tạp do việc [[Ý]] tuyên bố trung lập vào ngày [[2 tháng 8]]. Theo luật quốc tế, tàu chiến chỉ được phép ở lại trong một cảng trung lập trong vòng 24 giờ.<ref name=H52/><ref>[http://avalon.law.yale.edu/20th_century/hague13.asp Second Hague Convention, Section 13]</ref> Các quan chức hải quân Ý trong cảng thông cảm cho phép ''Goeben'' và ''Breslau'' ở lại Messina trong khoảng 36 giờ trong khi chúng được tiếp nhiên liệu từ một [[tàu tiếp than]] của Đức.<ref>{{Harvnb|Bennett|2005|p=31}}</ref>
Cho dù có thêm thời gian bổ sung, trữ lượng nhiên liệu của ''Goeben'' vẫn không đủ cho hành trình đi đến sắp xếp hẹn gặp một tàu tiếp than khác trong [[biển Aegea]].<ref name=H52/> Hạm đội Pháp tiếp tục ở lại khu vực Tây Địa Trung Hải, do vị Tư lệnh lực lượng tại Địa Trung Hải, Đô đốc [[Augustin Boué de Lapeyrère]], tin rằng hải đội Đức sẽ tìm cách thoát ra Đại Tây Dương hay gia nhập cùng lực lượng [[Hải quân Áo-Hung]] tại Pola.<ref>{{Harvnb|Halpern|1995|p=55–56}}</ref> Vào lúc này Anh đã tuyên chiến sau khi Đức xâm chiếm [[Bỉ]], nhưng một mệnh lệnh của Bộ Hải quân Anh chỉ thị cho Đô đốc Milne phải tôn trọng sự trung lập của [[Ý]] ở bên ngoài giới hạn sáu dặm (10
Hai con tàu của Souchon rời Messina vào sáng sớm ngày [[6 tháng 8]] qua lối ra vào phía Nam của [[eo biển Messina|eo biển]], hướng sang phía Đông Địa Trung Hải. Hai chiếc tàu chiến-tuần dương Anh ở cách khoảng {{convert|100|nmi|km|abbr=on}}, trong khi chiếc thứ ba [[HMS Inflexible (1907)|''Inflexible'']] đang được tiếp than tại [[Bizerta]], [[Tunisia]]. Lực lượng Anh duy nhất có mặt trên đường đi của hải đội Souchon là Hải đội Tuần dương 1,<ref>{{Harvnb|Bennett|2005|p=33}}</ref> bao gồm bốn [[tàu tuần dương bọc thép]] [[HMS Defence (1907)|''Defence'']], [[HMS Black Prince (1904)|''Black Prince'']], [[HMS Duke of Edinburgh|''Duke of Edinburgh'']] và [[HMS Warrior (1905)|''Warrior'']] dưới quyền chỉ huy của Chuẩn đô đốc [[Ernest Troubridge]].<ref>{{Harvnb|Bennett|2005|p=27}}</ref> Lực lượng Đức hướng đến [[biển Adriatic]], thoạt tiên theo cách giả vờ, nên đã đánh lừa được Troubridge vốn đã di chuyển ra cửa biển Adriatic để ngăn chặn. Sau khi nhận ra sai lầm của mình, Troubridge quay ngược lại và ra lệnh cho tàu tuần dương hạng nhẹ [[HMS Dublin (1912)|''Dublin'']] cùng hai tàu khu trục tung một đợt tấn công bằng [[ngư lôi]] vào hải đội Đức. Trinh sát viên trên chiếc ''Breslau'' trông thấy các tàu đối phương, và trong bóng đêm nó cùng với ''Goeben'' thoát khỏi những kẻ theo đuổi mà không bị phát hiện. Troubridge từ bỏ cuộc truy đuổi vào sáng sớm ngày [[7 tháng 8]], tin rằng mọi cuộc tấn công từ bốn chiếc tàu tuần dương bọc thép cũ hơn chống lại ''Goeben'', vốn trang bị pháo 28
''Goeben'' được tiếp thêm than ngoài khơi đảo Donoussa gần [[đảo Naxos]].<ref name=H56/> Xế trưa ngày [[10 tháng 8]], hai con tàu tiến vào [[Dardanelles]], gặp gỡ một tàu canh phòng Ottoman vốn đã hướng dẫn chúng đi qua [[biển Marmara]].<ref>{{Harvnb|Bennett|2005|p=35–36}}</ref> Để né tránh luật trung lập, Đức chuyển giao hai con tàu cho [[Hải quân Ottoman]] vào ngày [[16 tháng 8]]; ''Goeben'' được đổi tên thành ''Yavuz Sultan Selim'' còn ''Breslau'' thành ''Midilli''. Đến ngày [[23 tháng 9]], Chuẩn đô đốc Souchon chấp nhận lời đề nghị của Đế quốc Ottoman nhận quyền chỉ huy Hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ. Thủy thủ Đức trên hai con tàu được phát đồng phục Hải quân Ottoman và đội [[mũ fez]].<ref>{{Harvnb|Halpern|1995|p=57–58}}</ref>
Vào ngày [[29 tháng 10]] năm [[1914]], ''Yavuz'' tiến hành bắn phá [[Sevastopol]] trong chiến dịch đầu tiên của nó chống lại [[Đế quốc Nga]], cho dù Đế quốc Ottoman chưa ở trong tình trạng chiến tranh với Tam cường Đồng Minh. Một quả đạn pháo {{convert|25,4|cm|in|abbr=on|0}} đã bắn trúng ống khói phía sau của con tàu nhưng không phát nổ và không gây hư hại gì đáng kể.<ref name=S19>{{Harvnb|Staff|2006|p=19}}</ref> Hai phát bắn trúng khác gây ra những hư hại nhẹ. Con tàu cùng với các tàu hộ tống đã băng qua một bãi mìn Nga không hoạt động trong đợt bắn phá.<ref>{{Harvnb|McLaughlin|2001|p=122}}</ref> Khi nó quay trở về vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ, ''Yavuz'' băng ngang qua chiếc [[tàu rải mìn]] Nga ''Prut'' vốn đã tự đánh đắm với 700 quả [[thủy lôi|mìn]] trên tàu.<ref>{{Harvnb|Langensiepen|1995|p=44}}</ref> Trong cuộc bắn phá, tàu khu trục hộ tống Nga ''Leitenant Pushchin'' bị hư hại bởi hai quả đạn pháo hạng hai {{convert|15|cm|in|abbr=on}} của ''Yavuz''. Đáp trả lại cuộc bắn phá, Nga tuyên chiến vào ngày [[1 tháng 11]], đẩy Đế quốc Ottoman vào cuộc chiến. Pháp và Anh tiến hành bắn phá các pháo đài Thổ Nhĩ Kỳ phòng thủ eo biển Dardanelles vào ngày [[3 tháng 11]] và chính thức tuyên chiến hai ngày sau đó.<ref name=S19/> Sau cuộc đụng độ này, phía Nga rút ra kết luận là toàn bộ [[Hạm đội Hắc hải]] phải được tập trung để không bị ''Yavuz'' tiêu diệt từng phần.<ref>{{Harvnb|Halpern|1995|p=227}}</ref>
Được hộ tống bởi ''Midilli'', ''Yavuz'' đã [[Trận chiến mũi Sarych|đánh chặn]] Hạm đội Hắc hải Nga ở cách {{convert|17|nmi}} ngoài khơi bờ biển [[Krym]] vào ngày [[18 tháng 11]], khi nó quay trở về sau một đợt bắn phá [[Trebizond]]. Cho dù đang giữa trưa, thời tiết lúc đó lại có sương mù và không có chiếc tàu chiến chủ lực nào được phát hiện. Hạm đội Hắc hải từng thử nghiệm tập trung hỏa lực của nhiều tàu chiến dưới sự điều khiển của một con tàu "chủ" trước chiến tranh, nên thiết giáp hạm [[Evstafi (thiết giáp hạm Nga)|''Evstafi'']] đã không nổ súng cho đến khi con tàu "chủ", thiết giáp hạm [[Ioann Zlatoust (thiết giáp hạm Nga)|''Ioann Zlatoust'']], có thể nhìn thấy ''Yavuz''. Khi mệnh lệnh tác xạ cuối cùng được truyền đến, số liệu sai lệch vượt hơn {{convert|4000|yd}} so với ước lượng {{convert|7700|yd}} của chính nó, nên ''Evstafi'' khai hỏa dựa trên dữ liệu của chính mình trước khi ''Yavuz'' đổi hướng để có thể bắn toàn bộ qua mạn.<ref>{{Harvnb|McLaughlin|2001|p=127–128}}</ref> ''Evstafi'' ghi được một phát trúng đích với loạt đạn pháo đầu tiên khi một quả đạn pháo 12
''Yavuz'' bắn trả và bắn trúng ''Evstafi'' vào ống khói giữa; quả đạn pháo phát nổ sau khi xuyên qua ống khói, phá hủy ăn-ten của bộ vô tuyến điều khiển hỏa lực, khiến ''Evstafi'' không còn có thể hiệu chỉnh dữ liệu tầm xa không chính xác của ''Ioann Zlatoust''. Các con tàu Nga khác, hoặc đã sử dụng dữ liệu không chính xác của ''Ioann Zlatoust'' hoặc chưa tận mắt nhìn thấy ''Yavuz'', nên không thể ghi được cú bắn trúng đích nào. ''Yavuz'' còn bắn trúng ''Evstafi'' thêm bốn lần nữa, mặc dù có một quả đã không phát nổ,<ref name=M131/> trước khi [[Chuẩn đô đốc]] [[Wilhelm Souchon]] quyết định tách ra khỏi trận chiến sau 14 phút chiến đấu.<ref>{{Harvnb|McLaughlin|2001|p=129–130}}</ref> Bốn phát bắn trúng trong số 19 quả đạn pháo {{convert|28|cm|in|abbr=on}} bắn ra đã làm 34 người thiệt mạng và 24 người khác bị thương.<ref>{{Harvnb|McLaughlin|2001|p=131, 133}}</ref>
Đúng vào ngày [[25 tháng 4]], khi lực lượng Đồng Minh [[Chiến dịch Gallipoli|đổ bộ]] lên [[Gallipoli]], lực lượng Hải quân Nga xuất hiện ngoài khơi Bosphorus bắn phá các pháo đài bảo vệ eo biển. Hai ngày sau ''Yavuz'' hướng về phía Nam đến [[Dardanelles]] để bắn phá lực lượng binh lính Đồng Minh tại Gallipoli, có sự tháp tùng của chiếc [[thiết giáp hạm tiền-dreadnought]] [[SMS Weißenburg|''Turgut Reis'']]. Chúng bị một [[khí cầu diều]] phát hiện vào trời tối đang khi tiến vào vị trí. Khi những quả đạn pháo {{convert|15|in|adj=on}} đầu tiên từ thiết giáp hạm dreadnought [[HMS Queen Elizabeth (1913)|''Queen Elizabeth'']] nổ vây quanh, ''Yavuz'' rời khỏi vị trí bắn phá tiến đến sát vách núi, nơi ''Queen Elizabeth'' không thể nhắm vào nó.<ref>{{Harvnb|Corbett|1997|p=359}}</ref> ''Yavuz'' nỗ lực thêm một lần nữa vào ngày [[30 tháng 4]], nhưng bị phát hiện bởi chiếc thiết giáp hạm tiền-dreadnought [[HMS Lord Nelson (1906)|''Lord Nelson'']], vốn đã di chuyển đến Dardanelles để bắn phá sở chỉ huy quân đội Thổ tại [[Çanakkale]]. Con tàu Anh chỉ xoay sở bắn được năm quả đạn pháo trước khi ''Yavuz'' di chuyển ra khỏi tầm nhìn của nó.<ref>{{Harvnb|Corbett|1997|p=370}}</ref>
Vào ngày [[1 tháng 5]], ''Yavuz'' lên đường đi vịnh Beikos thuộc Bosphorus sau khi hạm đội Nga bắn phá các pháo đài tại cửa biển Bosphorus. Vào khoảng ngày [[7 tháng 5]] ''Yavuz'', khởi hành từ Bosphorus để truy tìm các con tàu Nga cho đến tận Sevastopol, nhưng không tìm thấy chiếc nào. Do thiếu hụt đạn pháo cho dàn pháo chính, nó đã không bắn phá Sevastopol. Trong khi quay trở về vào sáng ngày [[10 tháng 5]], trinh sát viên trên ''Yavuz'' phát hiện hai thiết giáp hạm tiền-dreadnought Nga [[Tri Sviatitelia (thiết giáp hạm Nga)|''Tri Sviatitelia'']] và [[Pantelimon (thiết giáp hạm Nga)|''Pantelimon'']], và nó đã nổ súng. Trong vòng 10 phút nó đã bị bắn trúng hai lần, mặc dù không bị hư hại nào nghiêm trọng. Đô đốc Souchon tách ra khỏi trận chiến để hướng về Bosphorus, bị các lực lượng hạng nhẹ Nga truy đuổi.<ref>{{Harvnb|Langensiepen|1995|p=47–48}}</ref> Cuối tháng đó, hai trong số các khẩu pháo 15
[[Tập tin:Bundesarchiv Bild 134-B0032, Großer Kreuzer Goeben.jpg|thumb|left|''Yavuz'' di chuyển hết tốc độ|alt=A large warship plows through the water, thick black smoke pouring from its two central smoke stacks.]]
Vào ngày [[18 tháng 7]], ''Midilli'' trúng phải mìn; con tàu bị ngập khoảng {{convert|600|LT|t}} nước và không còn khả năng hộ tống các đoàn tàu vận tải chở than từ [[Zonguldak]] đến Bosphorus. ''Yavuz'' được giao phó nhiệm vụ này, và vào ngày [[10 tháng 8]] nó hộ tống một đoàn tàu vận tải bao gồm năm tàu chở than cùng với ''Hamidiye'' và ba [[tàu phóng lôi]]. Trong quá trình chuyển tiếp, đoàn tàu vận tải bị tàu ngầm Nga [[Morzh (lớp tàu ngầm)|''Tyulen'']] tấn công, và đã đánh chìm một [[tàu tiếp than]]. Ngày hôm sau, ''Tyulen'' và một tàu ngầm khác cố tìm cách tấn công ''Yavuz'', nhưng chúng không thể tiến đến vị trí thuận tiện để phóng.<ref name=H234>{{Harvnb|Halpern|1995|p=234}}</ref>
==== 1916–1917 ====
[[Tập tin:Bundesarchiv Bild 146-1981-137-08A, Konstantinopel, Besuch Kaiser Wilhelm II..jpg|thumb|right|Hoàng đế Wilhelm II viếng thăm ''Yavuz'' vào [[tháng 10]] năm [[1917]]|alt=Several men in military uniforms, some wearing the Turkish Fez, aboard a warship; a large, boxy gun turret is on the right.]]
Đô đốc Souchon gửi ''Yavuz'' đến Zonguldak vào ngày [[8 tháng 1]] năm [[1917]] để bảo vệ một tàu tiếp than rỗng khỏi sự tấn công của các tàu khu trục Nga, nhưng nó đã bị đánh chìm trước khi ''Yavuz'' đến nơi. Trong chuyến đi quay trở lại Bosphorus, ''Yavuz'' đụng độ với ''Imperatritsa Ekaterina''. Hai con tàu đã đấu pháo với nhau trong một lúc ngắn, bắt đầu ở khoảng cách {{convert|18500|m|yd|abbr=on}}. ''Yavuz'' đổi hướng về phía Tây Nam và trong vòng bốn phút đầu tiên đã bắn năm loạt đạn pháo từ dàn pháo chính của nó. Không chiếc nào bắn trúng đích, cho dù mảnh đạn từ các phát bắn suýt trúng đích đã trúng vào ''Yavuz''.<ref name=H237>{{Harvnb|Halpern|1995|p=237}}</ref> Cho dù trên danh nghĩa nhanh hơn đáng kể so với ''Imperatritsa Ekaterina'', đáy chiếc tàu chiến-tuần dương Thổ Nhĩ Kỳ bị bám hà nặng nề cũng như các trục chân vịt của nó trong tình trạng rất kém. Vì vậy rất khó cho ''Yavuz'' có thể thoát khỏi chiếc thiết giáp hạm Nga mạnh mẽ, vốn được báo cáo là đạt đến tốc độ {{convert|23,5|kn|abbr=on}}.<ref name=C26>{{Harvnb|Campbell|1978|p=26}}</ref><ref group=
Lực lượng Nga đạt được những lấn chiếm đáng kể vào lãnh thổ của Ottoman trong [[Chiến dịch Caucasus]]. Trong một nỗ lực nhằm chặn đứng đà tiến quân của Nga, ''Yavuz'' vội vã chuyển 429 sĩ quan và binh lính, một khẩu đội [[sơn pháo]], 1.000 súng máy và các đơn vị không lực, súng trường cùng 300 thùng đạn đến [[Trebizond]] vào ngày [[4 tháng 2]].<ref>{{Harvnb|Halpern|1995|p=241}}</ref> Vào ngày [[4 tháng 3]], hải quân Nga cho đổ bộ một phân đội khoảng 2.100 người cùng với sơn pháo và ngựa lên cả hai bên sườn của cảng [[Pazar|Atina]]. Quân Thổ hoàn toàn bị bất ngờ và bị buộc phải triệt thoái.<ref>{{Harvnb|Halpern|1995|p=240}}</ref> Một cuộc đổ bộ khác diễn ra tại vịnh Kavata, khoảng 5 dặm về phía Đông Trebizond, vào [[tháng 6]].<ref>{{Harvnb|Halpern|1995|p=243–244}}</ref> Đến cuối [[tháng 6]], quân Thổ phản công, xâm nhập khoảng 20 dặm vào phòng tuyến của quân Nga. ''Yavuz'' và ''Midilli'' tiến hành một loạt các chiến dịch bắn phá bờ biển hỗ trợ cho cuộc tấn công của quân Thổ. Vào ngày [[4 tháng 7]], ''Yavuz'' bắn phá cảng [[Tuapse]], nơi nó đánh chìm một tàu hơi nước và một [[tàu buồm schooner]] gắn động cơ.<ref>{{Harvnb|Halpern|1995|p=244–245}}</ref> Các con tàu Thổ di chuyển lên phía Bắc vòng qua phía sau quân Nga để quay trở lại trước khi hai chiếc dreadnought của Nga rời [[Sevastopol]] để tấn công chúng. Sau đó chúng quay về Bosphorus,<ref>{{Harvnb|Halpern|1995|p=245}}</ref> nơi ''Yavuz'' vào ụ tàu để sửa chữa trục chân vịt cho đến [[tháng 9]].<ref>{{Harvnb|Langensiepen|1995|p=51}}</ref>
Trong những năm [[thập niên 1920|1920]], trong số nhiều chính sách hải quân được Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành có một cố gắng nhằm tân trang ''Yavuz'' để biến nó thành hạt nhân cho hạm đội của quốc gia mới.<ref>{{Harvnb|Güvenç|2003|p=7}}</ref> Chiếc tàu chiến-tuần dương ở lại [[İzmit]] cho đến năm [[1926]], trong một tình trạng thảm hại:<ref name=C391>{{Harvnb|Gardiner|1984|p=391}}</ref><ref name=W241>{{Harvnb|Whitley|1998|p=241}}</ref><ref name=W271>{{Harvnb|Worth|2001|p=271}}</ref> chỉ có hai trong số các nồi hơi có thể hoạt động, nó không thể bẻ lái hay di chuyển, và vẫn chưa được sửa chữa hai chỗ hư hỏng do trúng mìn vào năm [[1918]]. Ngân khoản được dành ra đủ để mua một [[ụ tàu nổi]] mới dung lượng {{convert|26000|t|LT|adj=on|sp=us}} từ Đức để sửa chữa nó, vì ''Yavuz'' không thể kéo đi bất cứ nơi đâu mà không gặp nguy cơ đắm do biển động.<ref name=b7>{{Harvnb|Brice|1969|p=277}}</ref> Hãng đóng tàu Pháp Atelier et Chantiers de St. Nazaire-Penhöet được thỏa thuận ký hợp đồng vào [[tháng 12]] năm [[1926]] để giám sát việc tân trang, vốn được thực hiện tại [[Xưởng hải quân Gölcük]].<ref name=W241/> Công việc sửa chữa và trang bị kéo dài đến ba năm, từ năm [[1927]] đến năm [[1930]]; quá trình bị trì hoãn do nhiều ngăn của ụ nổi bị sụp đang khi nước được bơm ra. ''Yavuz'' bị hư hại nhẹ trước khi nó có thể nổi được, và ụ nổi phải được sửa chữa trước khi công việc sửa chữa chính con tàu được bắt đầu. Bộ trưởng Bộ Hải quân İhsan Eryavuz bị cáo buộc tội tham ô sau các cuộc điều tra được tiến hành sau đó.<ref name=b7/> Những sự trì hoãn khác gây ra do những chi phí gian lận vốn đã đưa đến việc giải thể Bộ Hải quân. Tổng tham mưu trưởng Quân đội Thể Nhĩ Kỳ, Thống chế [[Fevzi Çakmak]], đã phản đối việc xây dựng hải quân và làm chậm trễ mọi chương trình chế tạo hải quân sau vụ gian lận. Công việc trên chiếc tàu chiến-tuần dương chỉ được xúc tiến khẩn trương sau khi [[Hải quân Hy Lạp]] tiến hành một cuộc tập trận hải quân quy mô lớn ngoài khơi bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ vào [[tháng 9]] năm [[1928]] khiến Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nhận thức nhu cầu phải đối phó lại ưu thế hải quân của Hy Lạp.<ref>{{Harvnb|Barlas|2002|p=152}}</ref> Thổ Nhĩ Kỳ cũng đặt hàng bốn tàu khu trục và hai tàu ngầm từ các xưởng đóng tàu Ý.<ref name=R30>{{Harvnb|Rohwer|2001|p=30}}</ref> Sau khi nghe tin ''Yavuz'' được đưa vào hoạt động trở lại, Chính phủ Hy Lạp đề nghị một "kỳ nghỉ hè" kéo dài mười năm cho việc chế tạo hải quân, vốn mô phỏng theo [[Hiệp ước Hải quân Washington]], cho dù họ vẫn giữ lại quyền đóng hai chiếc tàu tuần dương mới. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từ chối đề nghị này, viện dẫn con tàu được dự định sử dụng nhằm cân bằng lại việc gia tăng sức mạnh của [[Hải quân Xô Viết]] tại Hắc Hải.<ref>{{Harvnb|Güvenç|2003|p=10}}</ref>
Trong quá trình tân trang, chỗ hư hại do mìn được sửa chữa,<ref name=C152/> [[trọng lượng choán nước]] của nó tăng lên {{convert|23100|t|LT|abbr=on}}, và lườn tàu được sửa đổi đôi chút; chiều dài của nó giảm đi nữa mét nhưng mạn thuyền rộng hơn {{convert|10|cm|0|abbr=on}}. ''Yavuz'' được trang bị các nồi hơi mới và một hệ thống điều khiển hỏa lực của Pháp dành cho dàn pháo chính. Hai trong số các khẩu pháo 15
Vào năm [[1933]], nó đã đưa Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ [[İsmet İnönü]] từ [[Varna]] đến [[Istanbul]]; rồi đưa [[Vua Iran]] từ [[Trebizond]] đến [[Samsun]] trong năm tiếp theo.<ref name=b8/> Tên đầy đủ của nó ''Yavuz Sultan Selim'' được chính thức rút gọn thành ''Yavuz Selim'' vào năm [[1930]] rồi thành ''Yavuz'' vào năm [[1936]].<ref>{{Harvnb|Langensiepen|1995|p=142}}</ref> Một đợt tái trang bị ngắn khác được tiến hành vào năm [[1938]], và đến [[tháng 11]] năm đó nó đưa di hài của [[Mustafa Kemal Atatürk]] từ Istanbul đến İzmit.<ref name=C391/><ref name=W241/> Nó cùng với các con tàu khác của Hải quân Thổ bị Tùy viên Hải quân Anh đánh giá là lạc hậu vào năm [[1937]], một phần do dàn vũ khí phòng không dưới chuẩn, nhưng vào năm [[1938]], Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu vạch kế hoạch bành trướng lực lượng.<ref>{{Harvnb|Deringil|2004|p=35}}</ref> Theo kế hoạch này hạm đội tàu nổi sẽ bao gồm hai tàu tuần dương 10.000 tấn và mười hai tàu khu trục; ''Yavuz'' sẽ được giữ lại cho đến khi chiếc tàu tuần dương thứ hai được đưa ra hoạt động vào năm [[1945]], và hải quân hy vọng chế tạo một tàu 23.000 tấn trong giai đoạn từ năm [[1950]] đến năm [[1960]]. Dù sao kế hoạch này đã không thể thực hiện, vì các xưởng đóng tàu nước ngoài lúc này đang bận rộn tập trung cho nhu cầu của chính nước họ vốn đã dẫn đến [[Chiến tranh Thế giới thứ hai]].<ref>{{Harvnb|Güvenç|2003|p=27–28}}</ref>
''Yavuz'' tiếp tục phục vụ suốt Thế Chiến II. Đến [[tháng 11]] năm [[1939]], nó cùng với ''Parizhskaya Kommuna'' của Liên Xô là những tàu chiến chủ lực duy nhất có mặt tại khu vực Hắc Hải, và [[Life (tạp chí)|tạp chí ''Life'']] đánh giá ''Yavuz'' vượt trội hơn con tàu Xô Viết vì chiếc sau đang ở trong tình trạng rất kém.<ref>{{cite news | url=http://books.google.com.au/books?id=9kEEAAAAMBAJ&printsec=frontcover&dq=Yavuz+life+magazine&lr=&cd=3#v=onepage&q=Yavuz%20&f=false | title=Turkey Bestrides the Dardanelles | work=Life | last=Eliot | first=George Fielding | date=6 November 1939 | publisher=Time Inc | issn=00243019 | accessdate=17 December 2010}}</ref> Vào năm [[1941]], dàn vũ khí phòng không của nó được tăng cường với bốn khẩu {{convert|88|mm|in|abbr=on}}, mười khẩu {{convert|40|mm|in|abbr=on}} và bốn khẩu {{convert|20|mm|in|abbr=on}}; sau này được tăng cường lên 22 khẩu 40
== Tham khảo ==
=== Ghi chú ===
{{Reflist|group=
=== Chú thích ===
{{Reflist|2}}
{{Commons category|SMS Goeben}}
{{Lớp tàu chiến-tuần dương Moltke}}▼
{{các chủ đề|Quân sự|Hàng hải|Đức}}▼
{{Link GA|pl}}▼
{{DEFAULTSORT:Goeben}}
▲{{Lớp tàu chiến-tuần dương Moltke}}
▲{{các chủ đề|Quân sự|Hàng hải|Đức}}
[[Thể loại:Lớp tàu chiến-tuần dương Moltke]]
[[Thể loại:Tàu chiến-tuần dương của Hải quân Đức]]
{{Link FA|en}}
▲{{Link GA|pl}}
[[cs:SMS Goeben]]
[[de:SMS Goeben]]
|
lần sửa đổi