72.718
lần sửa đổi
n (r2.7.1) (Bot: Thêm fr:Classe Lion (croiseur de bataille)) |
n (clean up, replaced: group=Note → group="Ghi chú" (6) using AWB) |
||
{{Dablink|Về lớp thiết giáp hạm Anh Quốc mang cùng tên, xin xem [[Lion (lớp thiết giáp hạm)]].}}
{|{{Infobox ship begin}}
Dàn pháo hạng hai của chúng bao gồm mười sáu khẩu [[hải pháo BL 4 inch Mk VII|BL {{convert|4|in|mm|abbr=on}} Mk VII]], hầu hết được đặt trong các [[tháp pháo ụ]].<ref name=r3/> Các khẩu pháo trên các bệ PII* hoặc PIV* có thể nâng lên đến 15°. Chúng bắn ra đạn pháo nặng {{convert|31|lb|kg|adj=on}} ở lưu tốc đầu đạn {{convert|2864|ft/s|m/s|abbr=on}}, cho một tầm xa tối đa {{convert|11600|yd|m|abbr=on}}. Tốc độ bắn của chúng là 6–8 phát mỗi phút.<ref name=nav>{{cite web|url=http://www.navweaps.com/Weapons/WNBR_4-40_mk3.htm|title=British 4"/50 (10.2 cm) BL Mark VII|date=14 October 2008|accessdate=11 November 2009}}</ref> Mỗi khẩu pháo được cung cấp 150 quả đạn.<ref name=c27/>
Lớp ''Lion'' được chế tạo mà không có súng [[chiến tranh phòng không|phòng không]], nhưng nhiều vũ khí đã được bổ sung trong giai đoạn chiến tranh. Chúng bao gồm kiểu [[QF 6 pounder Hotchkiss]] trên bệ MkIc góc cao,<ref name=r3/> có khả năng hạ đến 8° và nâng tối đa lên đến 60°. Nó bắn ra đạn pháo nặng {{convert|6|lb|kg|adj=on}} với lưu tốc đầu đạn {{convert|1765|ft/s|m/s|abbr=on}} và tốc độ bắn 20 viên mỗi phút. Trần bắn tối đa là {{convert|10000|ft|m|abbr=on}}, nhưng tầm bắn hiệu quả chỉ đạt {{convert|1200|yd}}.<ref>{{cite web|url=http://www.navweaps.com/Weapons/WNBR_6pounder_m1.htm|title=Britain 6-pdr / 8cwt (2.244"/40 (57 mm)) QF Marks I and II|date=16 May 2008 |accessdate=11 November 2009|publisher=Navweaps.com}}</ref> Ngoài ra kiểu [[QF 3 inch 20 cwt]]<ref group=
''Princess Royal'' được trang bị hai khẩu 4
Hai ống phóng [[ngư lôi]] ngầm {{convert|21|in|adj=on}} được trang bị bên mạn.<ref name=c24/> Con tàu mang theo 14 ngư lôi [[Ngư lôi Anh 21 inch|21 inch Mk II***]]<ref name=r3/> có đầu đạn chứa {{convert|515|lb|0}} thuốc nổ [[Trinitrotoluene|TNT]]. Chúng được cài đặt để hoạt động ở hai mức: {{convert|4500|yd|0}} ở tốc độ {{convert|45|kn}} hoặc {{convert|10750|yd|0}} ở tốc độ {{convert|31|kn}}.<ref>{{cite web|url=http://www.navweaps.com/Weapons/WTBR_PreWWII.htm|title=British Torpedoes Pre-World War II: 21" (53.3 cm) Mark II***|date=12 January 2009|accessdate=7 March 2010}}</ref>
=== Vỏ giáp ===
Sơ đồ vỏ giáp bảo vệ cho lớp ''Lion'' nặng hơn so với những chiếc thuộc lớp ''Indefatigable''; [[đai giáp]] ở mực nước làm bằng [[vỏ giáp Krupp]] dày đến {{convert|9|in|mm|0}} ở khoảng giữa con tàu so với {{convert|6|in|mm|0|abbr=on}} trước đây. Nó được vuốt mỏng còn {{convert|4|in|mm|0}} về phía hai đầu con tàu, nhưng không đến tận mũi và đuôi. Ngoài ra con tàu còn có một đai giáp trên với độ dày tối đa {{convert|6|in|mm|0}} trên cùng chiều dài phần dày nhất của đai giáp ở mực nước, giảm còn {{convert|5|in|mm|0}} ngang với các tháp pháo tận cùng. Các vách ngăn dày {{convert|4|in|mm|0}} đóng lại hai đầu của thành trì bọc thép. Thép nickel được sử dụng để bọc giáp cho các sàn tàu. Sàn bọc thép dưới nói chung chỉ dày {{convert|1|in|1}}, ngoại trừ phía ngoài thành trì nơi nó dày đến {{convert|2,5|in|0}}. Sàn bọc thép trên được bố trí bên trên đai giáp trên cũng chỉ dày 1
Các [[tháp pháo]] chính có mặt trước và mặt hông dày {{convert|9|in|mm|abbr=on}}, và lớp vỏ nóc dày {{convert|2,5|-|3.25|in|mm|0}}. [[Bệ tháp pháo]] được bảo vệ bởi vỏ giáp dày 9
== Chế tạo ==
Chỉ có ''Lion'' được hoàn tất với thiết kế nguyên thủy, với ống khói đầu tiên được đặt giữa cấu trúc thượng tầng phía trước và cột ăn-ten ba chân. Cách sắp xếp như vậy đã khiến khói và hơi nóng thoát ra từ nồi hơi làm cho việc trinh sát trên cột ăn-ten trước hoàn toàn không thể tiến hành khi con tàu di chuyển hết tốc độ, cầu tàu trên không thể sống được tủy theo hướng gió, và các cờ hiệu có nguy cơ bị cháy.<ref>{{Harvnb|Roberts|1997|p=34}}</ref> Cả hai con tàu đã được cải biến để khắc phục vấn đề này, ''Lion'' trước khi đưa nó vào hoạt động, và ''Princess Royal'' đang khi nó được trang bị hoàn tất, với tổng chi phí 68.170 [[Bảng Anh]].<ref name=b1/> Ống khói phía trước được thay thế và chuyển ra phía sau, cột ăn-ten trước và cột ăn-ten chính hoán đổi vị trí cho nhau, mặc dù cột ăn-ten trước giờ đây là dạng cột thay vì ba chân, tháp quan sát phía sau tháp chỉ huy được tháo dỡ, tháp chỉ huy được mở rộng, máy đo tầm xa Argo {{convert|9|ft|m|abbr=on}} được chuyển từ nóc cột ăn-ten trước lên nóc tháp chỉ huy, và tất cả các ống khói được nâng lên cùng một chiều cao.<ref>{{Harvnb|Roberts|1997|p=35}}</ref> Hai khẩu đội pháo 4
{| class="wikitable"
| width="15%" | '''Tàu'''
|}
<br clear=all/>
Tổng chi phí để chế tạo ''Lion'' là 2.086.458 Bảng Anh,<ref name=Brassey>{{Harvnb|Hythe|1914|p=192–199}}</ref><ref name=p3136>{{Harvnb|Parkes|1990|p=531–536}}</ref> và của ''Princess Royal'' là từ 2.089.178<ref name=p3136/> đến 2.092.214<ref name=Brassey/> Bảng Anh, tất cả đều bao gồm chi phí của các khẩu pháo trang bị<ref group=
=== Các cải biến trong thời chiến ===
{{Main|Trận Heligoland (1914)}}
[[Tập tin:HMS Lion (Lion-class battlecruiser).jpg|thumb|Tàu chiến-tuần dương HMS ''Lion'']]
Hoạt động đầu tiên của ''Lion'' là trong vai trò [[soái hạm]] của lực lượng tàu chiến-tuần dương dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Beatty trong [[Trận Heligoland (1914)|Trận Heligoland Bight]] vào ngày [[28 tháng 8]] năm [[1914]]. Các con tàu của Beatty thoạt tiên được dự định sẽ hỗ trợ từ xa cho các tàu tuần dương và tàu khu trục Anh tiếp cận bờ biển Đức trong trường hợp các tàu chiến chủ lực của [[Hạm đội Biển khơi Đức]] xuất quân đáp trả các cuộc tấn công của Anh. Chúng quay mũi về phía Nam đi hết tốc độ lúc 11 giờ 35 phút<ref group=
''Princess Royal'' được cho tách khỏi Hải đội T̀au chiến-Tuần dương 1 và đã khởi hành từ [[Cromarty]] vào ngày [[28 tháng 9]] để gặp gỡ một đoàn tàu vận tải chuyển quân [[Canada]], và hộ tống chúng đến Anh Quốc. Nó gia nhập trở lại Hải đội vào ngày [[26 tháng 10]], nhưng không lâu sau đó lại được cho tách ra để tăng cường các hải đội Bắc Đại Tây Dương và Caribbe nhằm truy tìm Hải đội Đông Á của Đô đốc [[Maximilian von Spee|Graf Spee]], sau khi nó tiêu diệt Hải đội Tây Ấn của Chuẩn Đô đốc [[Christopher Cradock]] trong [[trận Coronel]] vào ngày [[1 tháng 11]] năm [[1914]]. Nó đi đến [[Halifax]] vào ngày [[21 tháng 11]] trước khi tuần tra ngoài khơi [[thành phố New York]] trong một thời gian, rồi xuôi xuống khu vực Caribbe đề phòng khả năng Graf Spee sử dụng [[kênh đào Panama]]. Nó rời [[Kingston, Jamaica]] quay trở về Anh Quốc vào ngày [[19 tháng 12]] sau khi Hải đội Đông Á bị đánh chìm trong [[Trận chiến quần đảo Falkland]] vào ngày [[7 tháng 12]].<ref name=r23>{{Harvnb|Roberts|1997|p=123}}</ref>
Đô đốc Hipper khởi hành vào ngày [[15 tháng 12]] năm [[1914]] cho một đợt bắn phá khác và đã nả pháo thành công vào nhiều thị trấn Anh, nhưng các tàu khu trục Anh hộ tống cho Hải đội Tàu chiến-Tuần dương 1 đã đụng độ với các tàu khu trục Đức hộ tống cho Hạm đội Biển khơi lúc 05 giờ 15 phút, trong một trận chiến bất phân thắng bại. [[Phó Đô đốc]] [[George Warrender, Tùy Nam tước thứ 7|Sir George Warrender]], Tư lệnh hải đội chiến trận 2, nhận được tín hiệu lúc 05 giờ 40 phút rằng tàu khu trục [[HMS Lynx (1913)|''Lynx'']] đã đối đầu với tàu khu trục đối phương, mặc dù Đô đốc Beaty đã không biết. Tàu khu trục [[HMS Shark (1912)|''Shark'']] đã nhìn thấy tàu tuần dương bọc thép Đức [[SMS Roon|''Roon'']] cùng các tàu hộ tống lúc khoảng 07 giờ 00, nhưng đã không thể truyền tín hiệu cho đến 07 giờ 25 phút. Cùng với tàu chiến-tuần dương [[HMS New Zealand|''New Zealand'']], Warrender nhận được tin tức này, nhưng Beatty cũng không biết, mặc dù trong thực tế ''New Zealand'' được giao nhiệm vụ chuyển tiếp các thông điệp giữa các tàu khu trục và Beatty. Warrender tìm cách chuyển đi tin tức của ''Shark'' cho Beatty lúc 07 giờ 36 phút, nhưng đã không liên lạc được cho đến 07 giờ 55 phút. Beatty cho chuyển hướng ngay khi nhận được thông tin, và cho tách ''New Zealand'' ra để truy tìm ''Roon''. Nó bị ''New Zealand'' đuổi kịp đúng vào lúc Beatty nhận được tin tức [[Scarborough, North Yorkshire|Scarborough]] đang bị bắn phá lúc 09 giờ 00. Beatty ra lệnh cho ''New Zealand'' gia nhập trở lại hải đội và quay về phía Tây hướng đến Scarborough.<ref>{{Harvnb|Massie|2004|p=342–343}}</ref>
[[Tập tin:Scheer's illustration of I SG disposition 16 Dec. 1916 en.SVG|thumb|left|Vị trí tương quan giữa các lực lượng Anh và Đức lúc khoảng 12 giờ 00]]
Lực lượng Anh được tách ra làm đôi để đi vòng qua khu vực nước nông Southwest Patch thuộc Dogger Bank; các con tàu của Beatty vòng lên phía Bắc, trong khi Warrender băng qua phía Nam khi chúng hướng về phía Tây ngăn chặn con đường chính ngang qua các bãi [[thủy lôi]] phòng thủ bờ biển Anh Quốc. Việc này đã để lại một khoảng trống {{convert|15|nmi|adj=on}} mà lực lượng hạng nhẹ Đức bắt đầu di chuyển. Đến 12 giờ 25 phút, các tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc Lực lượng Tuần tiễu 2 bắt đầu vượt qua lực lượng Anh để truy tìm Hipper. Tàu tuần dương hạng nhẹ [[HMS Southampton (1912)|''Southampton'']] trông thấy tàu tuần dương hạng nhẹ Đức [[SMS Stralsund|''Stralsund'']] và báo cáo lên Beatty. Đến 12 giờ 30 phút Beatty quay mũi các tàu chiến-tuần dương của mình hướng về các con tàu Đức. Ông đoán rằng các tàu tuần dương Đức là lực lượng đi tiên phong cho các con tàu của Hipper, tuy nhiên chúng đang tụt lại phía sau khoảng {{convert|31|nmi|km|abbr=on}}. Hải đội Tuần dương nhẹ 2, vốn là lực lượng hộ tống cho các con tàu của Beatty, được cho tách ra để săn đuổi các tàu tuần dương Đức, nhưng một tín hiệu bị hiểu sai được truyền đạt từ các tàu chiến-tuần dương Anh đã điều chúng quay trở lại vị trí hộ tống.<ref group=
=== Trận Dogger Bank ===
Beatty chuyển cờ hiệu của mình sang tàu khu trục [[HMS Attack (1911)|''Attack'']] lúc 11 giờ 50 phút, và đuổi theo các tàu chiến-tuần dương của mình. Ông bắt kịp chúng không lâu trước khi ''Blücher'' bị chìm và chuyển sang chiếc ''Princess Royal'' lúc 12 giờ 20 phút. Ông ra lệnh tiếp tục truy đuổi các tàu chiến-tuần dương Đức, nhưng đã hủy bỏ mệnh lệnh khi rõ ràng là đã phí mất quá nhiều thời gian vào việc đánh chìm ''Blücher'', các con tàu của Hipper có thể về đến vùng biển của Đức trước khi lực lượng Anh có thể bắt kịp.<ref>{{Harvnb|Tarrant|1999|p=38}}</ref> Động cơ bên mạn phải của ''Lion'' tạm thời phải tắt do nước nạp bị nhiễm mặn, nhưng được tái khởi động trở lại và nó hướng về vùng biển nhà với vận tốc {{convert|10|kn}}, khi các tàu chiến-tuần dương còn lại bắt kịp nó vào khoảng 12 giờ 45 phút. Đến 14 giờ 30 phút, động cơ bên mạn phải của ''Lion'' lại gặp trục trặc và tốc độ bị giảm còn {{convert|8|kn|mph km/h}}. ''Indomitable'' được lệnh kéo ''Lion'' trở về cảng lúc 15 giờ 00, nhưng nó phải mất hai giờ và hai lần cố gắng trước khi có thể bắt đầu kéo được ''Lion'', và phải thêm một ngày rưỡi trước khi về đến cảng với vận tốc {{convert|7|-|10|kn|mph km/h}}, ngay cả sau khi động cơ của ''Lion'' đã được sửa chữa tạm.<ref>{{Harvnb|Massie|2004|p=409–412}}</ref>
''Lion'' được sửa chữa tạm thời tại [[Rosyth]] với gỗ và xi măng trước khi lên đường đi [[Newcastle upon Tyne]] để được sửa chữa tại xưởng tàu [[Palmers Shipbuilding and Iron Company|Palmers]]. Đó là do [[Bộ Hải quân Anh]] không muốn công luận biết rằng nó bị hư hại nặng đến mức cần được sửa chữa tại xưởng tàu [[Căn cứ Hải quân Hoàng gia Portsmouth|Portsmouth]] hay Devonport, vốn sẽ bị xem là một dấu hiệu của sự thua trận. Nó được đặt nghiêng 8° sang mạn phải trong khi bốn [[giếng kín nước]] được đặt từ ngày [[9 tháng 2]] đến ngày [[28 tháng 3]] để sửa chữa khoảng {{convert|1500|sqft}} vỏ đáy tàu cùng thay thế năm tấm vỏ giáp thép và cấu trúc nâng đỡ của chúng.<ref name=c30>{{Harvnb|Campbell|1978|p=30}}</ref> Nó gia nhập trở lại lực lượng tàu chiến-tuần dương vào ngày [[7 tháng 4]], và lại đảm nhiệm vai trò soái hạm của Beatty.<ref name=r23/> Nó đã bắn tổng cộng 243 quả đạn pháo 13,5
''Princess Royal'' đã bắn trúng một phát vào ''Derfflinger'', nhưng chỉ gây hư hại cho các tấm vỏ giáp vốn làm ngập nước một khoang chứa than.<ref>{{Harvnb|Tarrant|1999|p=35–39}}</ref> Nó cũng bắn trúng ''Blücher'' ít nhất hai lần, trong đó có phát trúng đã đánh hỏng nó; nhưng đã bắn tổng cộng đến 271 quả đạn pháo 13,5
=== Trận Jutland ===
Đến đây bắt đầu một quá trình được gọi là đợt "Chạy về phía Nam" khi Beatty đổi hướng sang Đông Đông Nam lúc 15 giờ 45 phút, song song với hướng đi của Hipper, giờ đây ở khoảng cách dưới {{convert|18000|yd}}. Phía Đức khai hỏa trước tiên lúc 15 giờ 48 phút, và được phía Anh đáp trả. Các con tàu Anh vẫn đang còn trong quá trình đổi hướng, chỉ có hai chiếc dẫn đầu đội hình là ''Lion'' và ''Princess Royal'' ổn định được hướng đi khi các tàu Đức nổ súng. Hỏa lực của phía Đức khá chính xác ngay từ đầu, còn phía Anh đã ước lượng quá xa khoảng cách khi các con tàu Đức lẫn khuất trong làn sương mù. ''Lion'' và ''Princess Royal'' đối đầu với [[SMS Lützow|''Lützow'']], chiếc dẫn đầu đội hình Đức. ''Lützow'' nhắm vào ''Lion'' trong khi ''Derfflinger'', chiếc thứ hai trong hàng, đối đầu với ''Princess Royal'', chiếc đối diện với nó. Hỏa lực từ phía hai con tàu Đức khá chính xác, cả ''Lion'' và ''Princess Royal'' đều bị bắn trúng hai lần trong vòng ba phút. Đến 15 giờ 54 phút, khoảng cách giữa hai bên được rút ngắn xuống còn {{convert|12900|yd}}, và Beatty ra lệnh bẻ lái 2 point (22,5°) sang mạn phải để gia tăng khoảng cách giữa hai bên lúc 15 giờ 57 phút.<ref>{{Harvnb|Tarrant|1999|p=80–83}}</ref>
''Lion'' bắn trúng phát đầu tiên vào ''Lützow'' hai phút sau đó, nhưng ''Lützow'' đáp trả lúc 16 giờ 00 khi một trong những phát đạn pháo 305
Đến 16 giờ 11 phút, ''Princess Royal'' trông thấy đường đi của một quả [[ngư lôi]] được ''Moltke'' phóng ra, băng qua bên dưới lườn tàu của nó, nhưng lại cho rằng xuất phát từ một tàu ngầm [[U-boat]] ở phía đối diện. Điều này lại được xác nhận khi [[tàu khu trục]] [[HMS Landrail (1914)|''Landrail'']] báo cáo trông thấy một [[kính tiềm vọng]] trước khi phát hiện đường đi của quả ngư lôi.<ref>{{Harvnb|Tarrant|1999|p=85}}</ref> Khoảng cách giữa hai bên đã trở nên quá xa để có thể bắn chính xác, nên Beatty đổi hướng 4 point (45°) sang mạn trái để rút ngắn khoảng cách từ 16 giờ 12 phút đến 16 giờ 15 phút. Sự cơ động này đã bộc lộ ''Lion'' ra trước hỏa lực của các tàu chiến-tuần dương Đức, và nó bị bắn trúng nhiều phát. Khói và lửa do những cú bắn trúng này khiến ''Derfflinger'' mất dấu ''Princess Royal'', nên nó chuyển hỏa lực sang chiếc [[HMS Queen Mary|''Queen Mary'']] lúc 16 giờ 16 phút. Đến 16 giờ 25 phút, khoảng cách được rút ngắn xuống còn {{convert|14400|yd}}, và Beatty ra lệnh bẻ lái 2 point sang mạn phải để gia tăng khoảng cách một lần nữa. Tuy nhiên, việc cơ động này đã quá trễ đối với ''Queen Mary'', nó bị bắn trúng nhiều lần liên tiếp và hầm đạn phía trước của nó nổ tung.<ref>{{Harvnb|Tarrant|1999|p=89–91}}</ref> Lúc 16 giờ 30 phút, tàu tuần dương hạng nhẹ [[HMS Southampton (1912)|''Southampton'']], đi trinh sát phía trước các tàu chiến của Beatty, nhìn thấy các đơn vị của Hạm đội Biển khơi hướng lên phía Bắc với tốc độ tối đa. Ba phút sau, nó trông thấy cột ăn-ten của các thiết giáp hạm dưới quyền [[Phó Đô đốc]] [[Reinhard Scheer]], nhưng đã chần chừ không báo cáo cho đến năm phút sau. Beatty tiếp tục tiến về phía Nam thêm hai phút nữa để xác định báo cáo về đối phương trước khi ra lệnh cho lực lượng dưới quyền quay lên phía Bắc.<ref>{{Harvnb|Massie|2004|p=598–600}}</ref> Trong quá trình "Chạy về phía Nam", ''Princess Royal'' bị ''Derfflinger'' bắn trúng tổng cộng sáu lần, nhưng may mắn là không có phát nào nghiêm trọng.<ref>{{Harvnb|Tarrant|1999|p=97}}</ref>
''Lion'' gia nhập trở lại Hải đội Tàu chiến-Tuần dương 1 vào ngày [[19 tháng 7]] năm [[1916]] mà không có tháp pháo 'Q', và lại đảm nhiệm vai trò soái hạm của Đô đốc Beatty. Tháp pháo được trang bị lại cho nó trong một đợt bảo trì ở xưởng tàu [[Armstrong Whitworth]] tại [[Elswick, Tyne và Wear|Elswick]] kéo dài từ ngày [[6 tháng 9|6]] đến ngày [[23 tháng 9]]. Trong thời gian đó, vào chiều tối ngày [[18 tháng 8]], Hạm đội Grand ra khơi do một thông điệp được [[Phòng 40]] giải mã cho biết Hạm đội Biển khơi Đức, thiếu mất Hải đội 2, sẽ rời cảng trong đêm đó. Mục tiêu của Đức là bắn phá [[Sunderland, Tyne và Wear|Sunderland]] vào ngày [[19 tháng 8]], được trinh sát rộng rãi bởi khí cầu và tàu ngầm.
Hạm đội Grand lên đường với 29 thiết giáp hạm dreadnought và sáu tàu chiến-tuần dương.<ref group=
''Lion'' trở thành soái hạm của Phó Đô đốc [[William Christopher Pakenham|W. C. Pakenham]] vào [[tháng 12]] năm [[1916]], khi ông kế nhiệm chức vụ Tư lệnh Hải đội Tàu chiến-Tuần dương 1, do Beatty được đề bạt lên chỉ huy Hạm đội Grand.<ref name=r23/> ''Lion'' trải qua một giai đoạn bình yên cho đến hết thời gian còn lại của chiến, chỉ thực hiện các cuộc tuần tra tại Bắc Hải vì [[Hạm đội Biển khơi Đức]] bị cấm không được liều lĩnh thêm thiệt hại nào khác. Nó đã hỗ trợ từ xa cho lực lượng hạng nhẹ Anh trong [[trận Heligoland Bight thứ hai]] vào ngày [[17 tháng 11]] năm [[1917]], nhưng đã không đến tầm bắn của bất kỳ lực lượng Đức nào. Cùng với phần còn lại của Hạm đội Grand, ''Lion'' và ''Princess Royal'' lên đường vào xế trưa ngày [[23 tháng 3]] năm [[1918]] sau khi tín hiệu vô tuyến cho thấy Hạm đội Biển khơi đã xuất quân trong một nỗ lực bất thành nhằm đánh chặn đoàn tàu vận tải Anh thường lệ đi đến [[Na Uy]]. Tuy nhiên, lực lượng Đức ở cách quá xa lực lượng Anh và đã thoát được mà không nổ súng.<ref>{{Harvnb|Massie|2004|p=748}}</ref> Khi Hạm đội Biển khơi đi đến [[Scapa Flow]] vào ngày [[21 tháng 11]] năm [[1918]] để bị lưu giữ, ''Lion'' nằm trong thành phần tàu chiến Đồng Minh hộ tống. Cùng với phần còn lại của Hải đội Tàu chiến-Tuần dương 1, ''Lion'' và ''Princess Royal'' đã canh gác các con tàu bị lưu giữ<ref>{{Harvnb|Marder|1970|p= 273}}</ref> cho đến khi cả hai được phân về [[Hạm đội Đại Tây Dương Anh Quốc]] vào [[tháng 4]] năm [[1919]].<ref name=r23/>
== Tham khảo ==
=== Ghi chú ===
{{Reflist|group=
=== Chú thích ===
{{Reflist|2}}
{{Commons category}}
* [http://dreadnoughtproject.org/tfs/index.php/Lion_Class_Battlecruiser_(1910) Dreadnought Project] Technical material on the weaponry and fire control for the ships
{{Lớp tàu chiến-tuần dương Lion}}
{{Lớp tàu chiến Anh thế chiến 1}}
{{các chủ đề|Quân sự|Hàng hải|Anh}}
{{Link GA|en|pl}}▼
{{Liên kết bài chất lượng tốt|en}}▼
{{Liên kết bài chất lượng tốt|pl}}▼
[[Thể loại:Lớp tàu chiến-tuần dương]]
[[Thể loại:Tàu chiến-tuần dương của Hải quân Anh]]
[[Thể loại:Tàu chiến-tuần dương trong Thế Chiến I]]
▲{{Link GA|en|pl}}
▲{{Liên kết bài chất lượng tốt|en}}
▲{{Liên kết bài chất lượng tốt|pl}}
[[cs:Třída Lion]]
|
lần sửa đổi