Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hồ Hưng Dật”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Đã bị lùi lại Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 29:
Theo ''[[Đại Việt sử ký toàn thư]]'', Hồ Hưng Dật vốn quê gốc ở [[Chiết Giang]] ([[Trung Quốc]]), sinh năm 907 (Đinh Mão). Ông sống vào thời đại tương đương với [[Dương Tam Kha]] của [[Việt Nam]]. Ông sang làm thái thú [[Diễn Châu]], sau sống ở hương Đào Bột (nay là xã Quỳnh Lâm, tỉnh [[Nghệ An]]) rồi làm trại chủ tại đây.{{cần dẫn nguồn}}
 
Hồ Hưng Dật, [[Họ Hồ |nguyên tổ họ Hồ]] [[Việt Nam]], theo Đại Việt sử ký toàn thư, cũng như Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim: người Chiết Giang, đỗ Trạng nguyên thời Hậu Hán (947 - 951) nằm trong thời Ngũ đại (906 - 960), là giai đoạn tan rã lần thứ hai của chế độ quân chủ Trung Quốc. Hậu Hán chỉ kéo dài 4 năm với hai đời vua là Hậu Hán đế Lưu Trí Viễn và Hán Ẩn đế Lưu Thừa Hữu (theo gia phả do tiến sĩ hồ Sĩ Dương biên soạn). Chính sách của Hậu Hán rất tàn bạo: triều đình ban lệnh kẻ nào lén giữ một tấc da bò, không nôp hết cho triều đình thì bị xử tử. Vì vậy dân chúng trốn thuế và lánh đi. Hồ Hưng Dật đã nam tiến ngay sau khi đỗ Trạng nguyên, sang [[Giao Châu]], chính sau cuộc cướp quyền của Dương Tam Kha (945 - 950) và đối đầu với cuộc nổi loạn Thập nhị sứ quân (945 - 967). Ông tìm nơi lánh nạn và kiếm kế sinh sống tại hương Bào Đột (xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu, [[Nghệ An]]).
 
Đến Hoan Châu, ông quen với [[Đinh Công Trứ]], thân sinh [[Đinh Bộ Lĩnh]]. Khi [[Đinh Bộ Lĩnh]] dấy quân dẹp [[loạn 12 sứ quân]], có đến gặp ông, thăm dò xem ông có tham gia dấy quân không. Ông có góp ý với [[Đinh Bộ Lĩnh]] về kế hoạch dẹp loạn sứ quân. Còn việc tham gia dấy binh thì ông thổ lộ với [[Đinh Bộ Lĩnh]] là mới lưu lạc đến đây, chỉ xin “vạn đại vi dân” (theo Hồ tộc phả ký của Hồ Sĩ Phôi). Thế là sau một cuộc Nam tiến từ đất Chiết Giang xưa là Ngô Việt nằm trong địa bàn Bách Việt, để tránh Hán hoá, ông đã đến xứ sở Lạc Việt, hoà nhập với cộng đồng. Sách cũ còn ghi triết lý “phúc bất năng hưởng tận” của ông để con cháu đời đời chia sẻ với cộng đồng niềm vui, hạnh phúc. Hơn một nghìn năm từ khi nguyên tổ Hồ Hưng Dật định vị ở Giao Châu, con cháu họ Hồ (đến nay hơn 40 đời) đã tiếp thu giáo huấn của nguyên tổ, phấn đấu làm tròn nhiệm vụ công dân nước Việt trên tất cả các mặt văn trị, võ công, kinh bang tế thế.