Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiếng lóng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Lùi lại thủ công Soạn thảo trực quan
Dòng 38:
:Trên FB, tôi biết chị từ bao năm nay đã đứng ra thành lập ngôi nhà tình thương cho các em chó mèo bị bỏ rơi, không những thế, với từng trường hợp, chị còn làm người "môi giới" cho các em về với người sẵn sàng nuôi nấng và chăm sóc <ref>2! số 265, ra ngày 05/06/2012, Tình nguyện chiều sâu</ref>. (FB: Viết tắt của Facebook – trang mạng xã hội có lượng người dùng đông nhất hiện nay.)
:Có nhiều bạn còn hay thường pm facebook hay mail để nhờ tôi tư vấn cách làm bánh.<ref>2! số 291, ra ngày 04/12/2012, Cơn sốt "mỹ bánh"</ref> (PM: Tin nhắn riêng, liên hệ riêng, thường dùng trên các trang mạng xã hội và được viết tắt từ tiếng Anh: Private message.)
Thực tế cho thấy, không chỉ người Việt, mà người bản ngữ cũng dùng những cụm từ viết tắt kiểu này. Như vậy, người ta hoàn toàn có thể xếp nó vào hình thức vay mượn nguyên gốc tiếng nước ngoài. Tương đương với FB hay PM còn có BFF (Best friends forever), DIY (Do it yourself), LOL (Laugh out loud), ILU (I love you), [https://itsaboutech.com/what-does-kms-mean-on-snapchat/ KMS], (Kill Me Slowly) B4 (Before), OMG (Oh my god)… Tuy nhiên, những cụm này chỉ xuất hiện trên báo 2! và Hoa học trò, còn trên những trang báo như Tuổi trẻ, Tuổi trẻ cười thì hiếm khi được sử dụng.
 
Cần chú ý rằng các từ ngữ thuộc lớp từ lóng có tính chất lâm thời, chúng là một hiện tượng ký sinh vào vốn từ tiếng Việt. Xuất hiện và mất đi, thay đổi thường xuyên, không ngừng. Bằng chứng là rất nhiều tiếng bồi trước đây rất hay được sử dụng thì nay đã trở nên lỗi thời, lạc hậu, ít xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Có thể kể đến các trường hợp sử dụng từ ngữ lóng theo kiểu tiếng bồi như: No four go (vô tư đi), know die now (biết chết liền), ugly tiger (xấu hổ), like is afternoon (thích thì chiều), sugar sugar a hero man (đường đường một đấng anh hùng)...