Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa xã hội”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 45:
Mục tiêu của tất cả các phong trào theo chủ nghĩa xã hội là xây dựng một xã hội công bằng hơn [[chủ nghĩa tư bản]], nhưng họ thường bất đồng trong các quan điểm về chủ nghĩa xã hội, cách thức cải tạo chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa xã hội, mô hình [[nhà nước]], vai trò nhà nước trong nền kinh tế, mô hình quản lý sản xuất. Khác với những người theo chủ nghĩa công đoàn vô chính phủ hay vô chính phủ, [[chủ nghĩa xã hội tự do cá nhân]], hầu hết các trường phái chủ nghĩa xã hội đều đề cao vai trò của nhà nước.
 
Hai trường phái chủ nghĩa xã hội cơ bản là trường phái [[dân chủ xã hội]] và chủ nghĩa cộng sản. Mục tiêu của những người cộng sản không chỉ đề cao vai trò của nhà nước, sở hữu nhà nước mà tiến tới một xã hội cộng sản. Theo lý luận của những người cộng sản, nhất thiết cần tiến hành [[cách mạng vô sản]] để xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, tuy nhiên không phải là nhất thiết trong mọi hoàn cảnh. Thực tế là những người cộng sản cũng tham gia đấu tranh nghị trường nếu tự do tư tưởng và tự do chính trị được bảo đảm. Dân chủ xã hội ủng hộ một quá trình chuyển tiếp hòa bình và cải cách từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, sử dụng các quy trình chính trị đã được thiết lập, trái ngược với phương pháp cách mạng xã hội chủ nghĩa gắn với chủ nghĩa Marx chính thống.<ref>Duignan, Brian; Kalsang Bhutia, Thinley; Mahajan, Deepti (21 tháng 1 năm 2009). “[http://www.britannica.com/topic/social-democracy Social democracy]”. Encyclopædia Britannica Online. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2020.</ref> Sau thế chiến thứ hai, những người [[dân chủ xã hội]] đóng vai trò quan trọng trong chính trị. Họ thực hiện những cải cách để mở rộng dân chủ cho phép người dân tham gia rộng rãi hơn vào chính trị để thúc đẩy dân chúng ủng hộ và bảo vệ nền dân chủ. Họ cũng tạo ra những chương trình phúc lợi xã hội, dịch vụ công chất lượng cao và những định chế cho một thị trường lao động mới. Giới tinh hoa ủng hộ những chính sách dân chủ xã hội vì chúng ngăn cản một cuộc cách mạng cộng sản nổ ra.<ref>[https://balkaninsight.com/2019/11/18/the-fall-of-communism-and-social-democracy/ The Fall of Communism — and Social Democracy], Daron Acemoglu, Cambridge, BIRN, ngày 18 tháng 11 năm 2019</ref> Những người theo [[chủ nghĩa xã hội dân chủ]] tin rằng trong khi Marx đã sai về việc chủ nghĩa tư bản sắp sụp đổ thì ông ấy đã đúng khi cho rằng sự bất bình đẳng về quyền và cơ hội kéo theo sự tha hóa của công nhân và người nghèo không nên tồn tại mãi mãi<ref name="foreignpolicy"/>. Trong [[chiến tranh Lạnh]], tại Đông Âu và Châu Á những người cộng sản theo [[chủ nghĩa Lenin]] chiếm ưu thế còn tại phương Tây các đảng [[dân chủ xã hội]] chiếm ưu thế. Các nước phương Tây dưới sự lãnh đạo của phái dân chủ xã hội đã cố gắng ngăn chặn sự bành trướng ảnh hưởng của [[Liên Xô]].<ref>[https://balkaninsight.com/2019/11/18/the-fall-of-communism-and-social-democracy/ THE FALL OF COMMUNISM — AND SOCIAL DEMOCRACY], Daron Acemoglu, Reporting Democracy</ref><ref>[https://foreignpolicy.com/2020/01/15/social-democracy-save-world-again-socialism/ CAN SOCIAL DEMOCRATS SAVE THE WORLD (AGAIN)?], SHERI BERMAN, JANUARY 15, 2020, Foreign Policy</ref><ref>Social democracy and communism: 1918–1968, George Lichtheim, Studies in Comparative Communism, Volume 3, Issue 1, January 1970, Pages 5-30</ref> Câu chuyện của chủ nghĩa xã hội trong suốt thế kỷ XX là cuộc chiến giữa những sự lựa chọn: [[chủ nghĩa cộng sản]], [[chủ nghĩa xã hội dân chủ]] và [[dân chủ xã hội]]<ref name="foreignpolicy">[https://foreignpolicy.com/2020/01/15/social-democracy-save-world-again-socialism/ Can Social Democrats Save the World (Again)?], Sheri Berman, Foreign Policy, ngày 15 tháng 1 năm 2020, trích "The story of socialism during the last century is a story of the battle between these alternatives: communism, democratic socialism, and social democracy." và "Democratic socialists believed that while Marx might have been wrong about the imminence of capitalism’s collapse, he was right that its inherently inegalitarian nature and devastating consequences for workers and the poor meant it could not and should not persist indefinitely."</ref>.
 
Chấp thuận kinh tế thị trường hoặc kinh tế phi thị trường cũng là một tranh cãi trong nội bộ những người xã hội chủ nghĩa. Một số trường phái cho rằng cần xóa bỏ kinh tế thị trường, vì nó dẫn đến bất bình đẳng xã hội và khủng hoảng kinh tế. Các trường phái ủng hộ kinh tế thị trường cho rằng chỉ cần có bàn tay nhà nước hoặc thể chể khác để điều chỉnh thị trường theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên có một số đặc điểm chung phổ quát trên lý thuyết: ủng hộ sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế và đời sống xã hội, công bằng xã hội (dù lý giải khác nhau), dân chủ cho đa số, đề cao sự hòa hợp xã hội, chống chủ nghĩa dân tộc ích kỷ và chủ nghĩa cá nhân ích kỷ. Sự thích ứng của chủ nghĩa tư bản đặc biệt là sự đa dạng hóa trong [[sở hữu]] và quản lý gây khó khăn và làm phân hóa thêm những người theo chủ nghĩa xã hội.
Dòng 75:
*''Năm là, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội vừa có tính phổ biến vừa mang nét đặc thù, các dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội không hoàn toàn giống nhau mà mang theo đặc điểm của mình.'' Mặc dù khẳng định tính phổ biến trong tiến trình phát triển chung của xã hội loài người và tính thống nhất trong mục tiêu chung là chủ nghĩa xã hội, nhưng chủ nghĩa Marx Lenin cũng khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là rất đa dạng và mang tính đặc thù của mỗi nước. Không nhận thức rõ vấn đề này thì việc rập khuôn máy móc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước là khó tránh khỏi.
*''Sáu là, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản - nhân tố quyết định thành công của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. T''rong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản", Karl Marx và Friedrich Engels đã chỉ rõ vai trò lãnh đạo của những người cộng sản đối với cuộc cách mạng công nhân - cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lenin khẳng định Đảng cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chỉ có Đảng Cộng sản, nếu nó thực sự là đội tiên phong của giai cấp cách mạng, nếu nó bao gồm những đại biểu ưu tú nhất của giai cấp đó, nếu nó gồm tất cả những chiến sĩ cộng sản hoàn toàn có ý thức và trung thành, có học vấn và được tôi luyện bằng kinh nghiệm đấu tranh cách mạng bền bỉ, nếu nó biết gắn liền với toàn bộ cuộc sống của giai cấp mình và thông qua giai cấp đó, gắn với tất cả quần chúng bị bóc lột, và biết làm cho giai cấp và quần chúng đó tin tưởng hoàn toàn vào mình - chỉ có một đảng như vậy mới có thể lãnh đạo được giai cấp vô sản, trong cuộc đấu tranh cuối cùng, kiên quyết nhất, thẳng tay chống lại tất cả mọi thế lực của chủ nghĩa tư bản.
 
== Các nước xã hội chủ nghĩa ==
[[File:RIAN archive 848095 Signing the Agreement to eliminate the USSR and establish the Commonwealth of Independent States.jpg|nhỏ|270px|Các nhà lãnh đạo [[Nga Xô viết|Nga]], [[Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina|Ukraina]] và [[Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia|Bêlarut]] ký [[Hiệp định Belavezha]], chính thức giải thể Liên bang Xô viết năm 1991]]