Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại dương Tethys”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã cứu 3 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.8
Tính năng gợi ý liên kết: 3 liên kết được thêm.
Dòng 8:
 
== Học thuyết hiện tại ==
Vào khoảng 250 triệu năm trước, vào cuối [[kỷ Permi]] của [[đại Cổ Sinh]], một đại dương mới đã bắt đầu hình thành ở phần cuối phía nam của [[đại dương Paleo-Tethys]]. Một đường nứt gãy đã hình thành dọc theo [[thềm lục địa]] phía bắc của Nam [[Pangaea]] ([[Gondwana]]). Trên 60 triệu năm tiếp theo, mảnh thềm lục địa này, được biết đến như là [[mảng Cimmeria]], di chuyển theo hướng bắc, đẩy đáy của đại dương Paleo-Tethys vào dưới phần cuối phía đông của Bắc Pangaea ([[Laurasia]]). Đại dương Tethys đã hình thành giữa Cimmeria và Gondwana, ngay phía trên nơi mà Paleo-Tethys đã từng tồn tại.
 
Trong [[kỷ Jura]] (150 [[triệu năm trước|Ma]]), Cimmeria cuối cùng va chạm với Laurasia. Nơi nó ngừng lại, [[đáy đại dương]] dưới nó [[đới ẩn chìm|oằn xuống]], tạo thành [[rãnh Tethys]]. Mực nước dâng lên và phía tây Tethys che phủ nông các phần đáng kể của châu Âu. Vào cùng khoảng thời gian đó, Laurasia và Gondwana bắt đầu trôi dạt ra xa nhau, tạo thành [[Đại Tây Dương]] giữa chúng. Trong khoảng thời gian giữa kỷ Jura và [[kỷ Phấn Trắng]] (100 Ma), Gondwana bắt đầu tách ra, đẩy [[châu Phi]] và [[Ấn Độ]] về phía bắc, ngang qua Tethys và tạo thành [[Ấn Độ Dương]]. Do các khối đất khổng lồ này ép nó từ mọi phía, nên cho tới [[thế Miocen|Hậu Miocen]] (15 Ma), đại dương Tethys liên tục bị co hẹp lại, trở thành biển Tethys (thứ hai).
 
Ngày nay, Ấn Độ, [[Indonesia]] và [[Ấn Độ Dương]] che phủ khu vực trước đây là đại dương Tethys, còn [[Thổ Nhĩ Kỳ]], [[Iraq]], [[Tây Tạng]], [[Đông Dương]] nằm trên Cimmeria. Cái đã từng là biển Tethys trở thành [[Địa Trung Hải]]. Các dấu tích còn lại khác là [[Biển Đen]], [[biển Caspi]] và [[biển Aral]] (thông qua nhánh nội địa cũ được biết đến như là [[Paratethys]]). Phần lớn đáy của đại dương Tethys biến mất dưới Cimmeria và Laurasia. Con người chỉ biết tới việc Tethys đã tồn tại là nhờ các nhà địa chất như Suess đã tìm thấy các hóa thạch của các sinh vật sinh sống trong lòng đại dương có trong các lớp đá tại dãy núi [[Himalaya]]. Vì thế, người ta biết rằng các lớp đá này đã từng nằm dưới nước, trước khi thềm lục địa Ấn Độ bắt đầu [[kiến tạo địa tầng|bị đẩy lên]] khi nó va mạnh vào Cimmeria. Người ta cũng có thể thấy các chứng cứ địa chất tương tự trong [[kiến tạo sơn Alps]] của [[châu Âu]], nơi mà chuyển động của [[mảng châu Phi]] đã nâng dãy núi [[Alps]] lên.
Dòng 23:
Phần phía đông của đại dương Tethys được gọi tương tự là ''Đông Tethys''.
 
Khi các học thuyết được hoàn thiện, các nhà khoa học đã mở rộng khái niệm "Tethys" để chỉ các đại dương tương tự tồn tại trước nó. [[Đại dương Paleo-Tethys]], như đề cập trên đây, tồn tại từ [[kỷ Silur]] (440 Ma) qua [[kỷ Jura]], nằm giữa [[chùm vỉa Hun]] và Gondwana (sau đó là [[mảng Cimmeria|chùm vỉa Cimmeria]]). Trước đó, [[đại dương Proto-Tethys]] đã tồn tại từ [[kỷ Ediacara]] (600 Ma) tới [[kỷ Devon]] (360 Ma), nằm giữa [[Baltica]] và [[Laurentia]] ở phía bắc và [[Gondwana]] ở phía nam. Không nên nhầm các đại dương Tethys này với [[đại dương Rhea]], đã tồn tại ở phía tây chúng trong kỷ Silur.
 
== Xem thêm ==