Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kiếm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 44:
Thời cổ đại, lưỡi [[kiếm Việt Nam]] thẳng và rộng bản, có 2 cạnh sắc, dùng để chém lẫn đâm. Về hình dạng, [[kiếm Đông Sơn]] tương tự như kiếm tìm thấy ở [[Trung Quốc]], [[Nhật Bản]]. Hoa văn trang trí trên chuôi và đốc kiếm rất đa dạng, có thể là hình chiến binh, hình người phụ nữ hay các con vật như gà, voi... Những kiếm mang tính chất nghi lễ của người tầng lớp trên có thể gắn cả nhạc, chuông.
 
Thời Trung, - Cận đại, người Việt sử dụng cả gươm thẳng 2 cạnh sắc, chuôi cầm 1 tay như của Trung Quốc lẫn loại gươm lưỡi cong, 1 cạnh sắc, chuôi dài và phải cầm cả hai tay (vẫn thường được gọi là [[Trường Đao|trường đao]]). Ngày nay, loại trường đao này vẫn có thể nhìn thấy trên những bức tượng võ sĩ ở các lăng tẩm của giới quý tộc thời Lê, [[Nhà Mạc|Mạc]], Trịnh ở [[Thanh Hóa]], Bắc Giang, trong bảo tàng Lịch sử quân sự Hà Nội (kiếm Tây Sơn) hay trong các lễ hội dân gian như hội đền Đô, Bắc Ninh. Một số lượng lớn đao kiếm cổ hiện nay đang nằm trong các bộ sưu tập tư nhân.
 
Về danh kiếm thì Việt Nam nổi lên có thanh [[Thuận Thiên (kiếm)|Thuận Thiên kiếm]] của [[Lê Thái Tổ|Lê Lợi]], gắn với sự tích [[Hồ Hoàn Kiếm|trả gươm]] và [[Rùa Hồ Gươm|rùa thần]] [[Kim Quy]]