Khác biệt giữa bản sửa đổi của “La Galissonnière (lớp tàu tuần dương)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Yduocizm (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: group=Note → group="Ghi chú" (4) using AWB
n Bot: Tự động thay thế văn bản (-Algeria +Algérie)
Dòng 53:
Hai chiếc trong lớp, [[Georges Leygues (tàu tuần dương Pháp)|''Georges Leygues'']] và [[Montcalm (tàu tuần dương Pháp)|''Montcalm'']], vào cuối [[tháng 9]] năm [[1940]], đã tham gia vào việc phòng thủ [[Trận Dakar|Dakar]] chống lại một nỗ lực vô hiệu của lực lượng [[Hải quân Hoàng gia Anh|Anh]] và [[Pháp Tự do]] nhằm chiếm lấy căn cứ hải quân quan trọng tại Tây Phi nằm trong quyền kiểm soát của phe [[Vichy Pháp]]. Cùng với chiếc [[Gloire (tàu tuần dương Pháp)|''Gloire'']], chúng gia nhập lực lượng [[Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai|Đồng Minh]] sau khi diễn ra cuộc đổ bộ lên Bắc Phi vào [[tháng 11]] năm [[1942]]. Ba chiếc khác trong lớp ''La Galissoniere'' ở lại dưới quyền của phe Vichy tại [[Toulon]], và bị [[Đánh đắm Hạm đội Pháp tại Toulon|đắnh đắm]] tại đây vào ngày [[27 tháng 11]] năm [[1942]].
 
Sau khi được Hoa Kỳ giúp đỡ tái trang bị, ''Georges Leygues'', ''Montcalm'' và ''Gloire'' tham gia nhiều chiến dịch của phe Đồng Minh, như hỗ trợ cho cuộc [[Đổ bộ Normandy]] vào năm [[1944]]. Sau chiến tranh, chúng thay nhau lần lượt đảm trách vai trò [[soái hạm]] của Hải đội Địa Trung Hải Pháp, và tham gia nhiều hoạt động ngoài khơi [[Đông Dương]] cho đến năm [[1954]], sau đó tại [[AlgeriaAlgérie]] và ngoài khơi [[Ai Cập]] trong vụ [[Khủng hoảng kênh đào Suez]]. Chúng được tháo dỡ trong giai đoạn từ năm [[1958]] đến năm [[1970]].
 
== Bối cảnh ==
Dòng 163:
Tại Toulon, hai trong số ba tàu tuần dương thuộc Hải đội Tuần dương 3 ''La Galissonnière'' và ''Marseillaise'' được đưa về một đơn vị gọi là Lực lượng Biển khơi; ''Marseillaise'' sau đó được thay thế bởi ''Jean de Vienne'' vào ngày [[15 tháng 3]] năm [[1941]]. Lực lượng này hầu như không đi ra biển do bị thiếu hụt nhiên liệu, ngoài trừ một lần vào [[tháng 11]] năm [[1940]] để hỗ trợ cho việc quay về Toulon của thiết giáp hạm [[Provence (thiết giáp hạm Pháp)|''Provence'']], vốn bị hư hại nặng bởi hỏa lực pháo của Anh vào [[tháng 7]] năm [[1940]]. Đến [[tháng 1]] năm [[1942]], ''Jean de Vienne'' được gửi đi trợ giúp cứu vớt chiếc tàu biển chở hành khách ''Lamoriciere'', vốn bị đắm trong một cơn giông tố mùa Đông ngoài khơi quần đảo Balearic, khiến hơn 300 người thiệt mạng.
 
Sau khi [[Khối Đồng minh thời đệ nhị thế chiến|phe Đồng Minh]] đổ bộ thành công lên [[Morocco]] và [[AlgeriaAlgérie]], vào [[tháng 11]] năm [[1942]], Đức xâm chiếm [[vùng tự do]] của Pháp và tìm cách chiếm các tàu chiến Pháp tại Toulon. Tuy nhiên, ba chiếc còn lại thuộc lớp ''La Galissonnière'' là ''La Galissonnière'', ''Marseillaise'' và ''Jean de Vienne'', giống như hầu hết con tàu đặt căn cứ tại Toulon, đã bị [[Đánh đắm Hạm đội Pháp tại Toulon|đánh đắm]] vào ngày [[27 tháng 11]] năm [[1942]]. Đến năm [[1943]], [[Hải quân Ý]] tìm cách cho nổi trở lại ''Jean de Vienne'' và ''La Galissonnière'', đổi tên chúng thành ''FR11'' và ''FR12'' tương ứng. Tuy nhiên, dự định sáp nhập các con tàu trước đây của Pháp vào lực lượng của mình không thể thực hiện do tình trạng thiếu hụt nhiên liệu triền miên của Ý.<ref>{{Harvnb|Le Masson|1969|p=104}}</ref> Vào năm [[1944]], sau khi Ý đầu hàng, phía Đức chuyển các con tàu cho chính phủ Vichy, nhưng chúng lại bị [[máy bay ném bom]] Đồng Minh đánh chìm: ''Jean de Vienne'' vào ngày [[24 tháng 11]] năm [[1943]] và ''La Galissonnière'' vào ngày [[18 tháng 4]] năm [[1944]]. Cả hai đều bị tháo dỡ sau chiến tranh.
 
Giống như mọi tàu chiến Pháp ở lại [[Châu Phi]] và [[Antilles thuộc Pháp]], ''Georges Leygues'', ''Montcalm'' và ''Gloire'' gia nhập lực lượng Đồng Minh. Từ [[tháng 2]] năm [[1943]], xuất phát từ căn cứ tại Dakar, ''Georges Leygues'' tiến hành tuần tra tại khu vực trung Đại Tây Dương, và vào ngày [[13 tháng 4]] đã đánh chặn chiếc tàu vượt phong tỏa Đức ''Portland''.<ref>{{Harvnb|Peillard|1974|p=378–379}}</ref> Cũng trong [[tháng 2]] năm [[1943]], ''Montcalm'' được gửi đến [[Philadelphia]] để tái trang bị dưới sự trợ giúp của [[Hoa Kỳ]]; ''Gloire'' được gửi sang [[Brooklyn]] từ [[tháng 7]] đến [[tháng 11]] năm [[1943]] và ''Georges Leygues'' được gửi sang Philadelphia từ [[tháng 7]] đến [[tháng 10]] năm [[1943]]. Các thiết bị phóng máy bay của chúng được tháo dỡ, và được bổ sung vũ khí phòng không mới bắn nhanh tầm ngắn. Được gửi đến Địa Trung Hải, ''Montcalm'' hỗ trợ cho chiến dịch giải phóng [[Corse]] vào [[tháng 9]] năm [[1943]] trong khi ''Gloire'' tiến hành bắn phá bờ biển tại [[vịnh Gaeta]] vào đầu năm [[1944]].
Dòng 169:
''Georges Leygues'' và ''Montcalm'' hỗ trợ cho cuộc [[đổ bộ Normandy]] của Đồng Minh vào ngày [[6 tháng 6]] năm [[1944]], rồi cùng với ''Gloire'' tham gia cuộc [[đổ bộ Provence]] vào ngày [[15 tháng 8]]. ''Georges Leygues'' khải hoàn quay trở về Toulon vào ngày [[13 tháng 9]] năm [[1944]], treo lá cờ hiệu của Tổng tư lệnh Hải quân, [[Phó đô đốc]] [[André Lemonnier]], vị chỉ huy của nó khi con tàu rời Toulon và chiến đấu tại Dakar vào năm [[1940]]. Cho đến [[tháng 4]] năm [[1945]], ba chiếc tàu tuần dương nằm trong thành phần của hải đội được gọi là Lực lượng Sườn, hoạt động ngoài khơi bờ biển Địa Trung Hải bên bờ phía Tây [[Riviera]] thuộc Ý.
 
Kể từ năm [[1945]], chúng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau đến [[Đông Dương]], và sau năm [[1954]] ngoài khơi bờ biển [[AlgeriaAlgérie]]. ''Gloire'' là soái hạm của Hải đội Địa Trung Hải Pháp trong giai đoạn [[1951]]-[[1952]], ''Montcalm'' từ [[tháng 10]] năm [[1952]] đến [[6 tháng 6]] năm [[1954]] còn ''Georges Leygues'' trong giai đoạn sau đó. ''Georges Leygues'' cũng phục vụ như là soái hạm của Lực lượng Can thiệp cho các chiến dịch ngoài khơi [[Ai Cập]] trong vụ [[Khủng hoảng kênh đào Suez]], tiến hành bắn phá [[Rafah]] vào ngày [[1 tháng 11]] năm [[1956]] và hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên [[Port-Saïd]].
 
''Gloire'' và ''Georges Leygues'' bị tháo dỡ vào các năm [[1958]] và [[1959]] tương ứng, còn ''Montcalm'' bị tháo dỡ vào năm [[1970]]