Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tội phạm công nghệ cao”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n {{tham khảo|2}} → {{tham khảo|30em}}
Tính năng gợi ý liên kết: 3 liên kết được thêm.
Dòng 1:
{{cần biên tập}}
 
'''Tội phạm công nghệ cao''' hoặc '''Tội phạm ảo''' hay '''Tội phạm không gian ảo (tiếng Anh: Cyber criminal)''' là bất kỳ hành động phi pháp nào liên quan đến một [[máy tính]] hoặc một [[mạng máy tính]].<ref name="moore">Moore, R. (2005) "Cyber crime: Investigating High-Technology Computer Crime," Cleveland, Mississippi: Anderson Publishing.</ref> Các máy tính có thể được dùng như phương tiện để thực hiện các hoạt động phạm pháp hoặc cũng có thể là mục tiêu của hành vi phạm tội.<ref>Warren G. Kruse, Jay G. Heiser (2002). ''Computer forensics: incident response essentials''. Addison-Wesley. p. 392. <nowiki>ISBN 0-201-70719-5</nowiki>.</ref> Tội phạm công nghệ cao được định nghĩa là: "Hành vi phạm pháp có chủ đích đối với một cá nhân, một nhóm người hay một tổ chức nào đó, gây ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của nạn nhân hoặc gây hại về mặt vật chất hoặc tinh thần cho nạn nhân một cách trực tiếp hoặc gián tiếp bằng những công nghệ hiện đại liên quan đến mạng viễn thông như Internet (việc này cũng bao gồm các nhóm chat, email, mạng xã hội,....) và điện thoại (các công nghệ Bluetooth, 3G, SMS, MMS,...).<ref>Halder, D., & Jaishankar, K. (2011) [https://www.igi-global.com/book/cyber-crime-victimization-women/50518 Cyber crime and the Victimization of Women: Laws, Rights, and Regulations.] Hershey, PA, USA: IGI Global. ISBN 978-1-60960-830-9</ref> Các hoạt động tội phạm công nghệ cao ngày nay đều là những mối đe dọa tới an ninh và nền kinh tế của quốc gia.<ref>Steve Morgan (ngày 17 tháng 1 năm 2016). [https://www.forbes.com/sites/stevemorgan/2016/01/17/cyber-crime-costs-projected-to-reach-2-trillion-by-2019/#512c9d863bb0 "Cyber Crime Costs Projected To Reach $2 Trillion by 2019"]. ''Forbes''. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2016.</ref> Những vấn đề xoay quanh tội phạm công nghệ cao thường bao gồm các hoạt động bất hợp pháp như: chiếm dụng và sử dụng trái phép tài nguyên máy tính (hacking), vi phạm bản quyền, các chương trình giám sát bất hợp pháp, tống tiền và ấu dâm. Ở những mức độ trầm trọng hơn, các hoạt động tội phạm công nghệ cao còn nhắm đến việc phá hoại các hệ thống máy tính bằng cách phát tán các mã độc, ăn cắp các thông tin về thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của nạn nhân, lấy cắp các thông tin tình báo, bí mật quốc gia, mua bán trái phép vũ khí, ma túy, nô lệ tình dục.<ref>{{Chú thích web|url=https://www.wired.com/2014/11/hacker-lexicon-whats-dark-web/|title=HACKER LEXICON: WHAT IS THE DARK WEB?}}</ref> Các chính phủ ở các quốc gia ngày nay và cả những [[tổ chức phi chính phủ]] đều có những hoạt động dính líu đến tội phạm công nghệ như các hoạt động gián điệp mạng.<ref>{{Chú thích web|url=https://news.zing.vn/viet-nam-vao-danh-sach-tan-cong-mang-nhieu-nhat-the-gioi-post746472.html|title=Việt Nam vào danh sách tấn công mạng nhiều nhất thế giới}}</ref> Do ảnh hưởng của các hoạt động tội phạm công nghệ cao xuyên biên gioi có thể làm ảnh hưởng tới nhiều quốc gia, nguy cơ của những cuộc chiến tranh trên không gian mạng giữa các nước là điều không thể tránh khỏi.
 
Ở thời đại bùng nổ Internet với nhiều mối đe dọa mới, cơ quan an ninh của mỗi quốc gia đều có những lực lượng phòng chống tội phạm công nghệ cao. Tháng 8-2010, chính phủ Anh có một động thái khiến cả thế giới giật mình cảnh tỉnh, khi xếp tội phạm trên không gian ảo vào nhóm những nguy cơ đe dọa an ninh lớn nhất cho đất nước, ngang hàng với tấn công khủng bố, vũ khí hóa học và thảm họa hạt nhân.<ref>[http://www.mekabay.com/overviews/history.pdf History of Cyber crime] (file PDF)</ref> Năm 2013, một nhân viên của CIA là [[Edward Snowden]] đã tiết lộ với thế giới về [[Vụ tai tiếng do thám bí mật người dân (2013 - nay)|Chương trình do thám bí mật của Chính phủ Hoa Kỳ]]; vụ việc này đã làm dấy lên những tranh cãi về vai trò của chính phủ trong các hoat động gián điệp mạng bất hợp pháp cũng như tính hiệu quả và sự vi phạm nhân quyền của những việc làm này.<ref>Glenn Greenwald, Ewen MacAskill and Laura Poitras (ngày 10 tháng 6 năm 2013). [http://www.guardian.co.uk/world/2013/jun/09/edward-snowden-nsa-whistleblower-surveillance “Edward Snowden: the whistleblower behind the NSA surveillance revelations”]. ''The Guardian''. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2013.</ref>
Dòng 21:
 
Khác với những hacker trước đây chỉ tạo ra các scandal để đánh bóng tên tuổi, giới hacker mũ đen ngày nay có mục đích hẳn hoi (thường là tiền) và còn biết liên kết lại để tạo thành những mạng lưới tội phạm toàn cầu.
"Đối tượng chuyên tấn công vào các hệ thống mạng máy tính đã có một sự thay đổi rất rõ rệt. Thay vào vị trí của những kẻ hacker thích tô bóng mình là những kẻ chỉ biết đến tiền," theo Christopher Painter – từng là Vụ phó vụ tội phạm mạng và các vấn đề [[sở hữu trí tuệ]] của [[Bộ Tư pháp Hoa Kỳ|Bộ tư pháp Hoa Kỳ]]. "Bây giờ chúng ta không còn thấy những hacker ‘đơn thương độc mã’ nữa mà thay vào đó là những nhóm tội phạm có tổ chức với mục tiêu tấn công được định nghĩa rõ ràng hơn", ông Painter nhấn mạnh. Điển hình là các nhóm tội phạm chuyên ăn cắp thông tin cá nhân, thẻ tín dụng và những kẻ xây dựng hệ thống mạng botnet. Theo ước tính của FBI (Cục điều tra liên bang Hoa Kỳ) năm 2006, tội phạm trên không gian ảo gây thiệt hại cho ngành công nghiệp công nghệ thông tin nước này vào khoảng 400 tỷ USD.
Điều tương tự cũng được phản ảnh trong một báo cáo hồi tháng 9-2010 của Microsoft, trong đó nhà khổng lồ phần mềm cho biết hacker hiện nay chủ yếu có động cơ tài chính và ít hoạt động đơn lẻ. Trái lại, hoạt động tội phạm không gian ảo đã phát triển đến mức chuyên môn hóa, thường gồm các khâu riêng biệt: Viết mã độc – Phát tán mã độc – Thu thập lợi ích – Tái phân phối. Chẳng hạn, một người phát triển mã độc không tự thực hiện tấn công mà sẽ hợp tác với các tội phạm hoạt động trực tuyến trong xã hội đen để mua bán các bộ kit mã độc và công cụ truy cập mạng botnet. Sau khi đã thiết lập được mạng botnet, bọn xã hội đen sẽ thuê người rút tiền từ tài khoản các nạn nhân sau đó tập hợp lại và chuyển tiền vào tài khoản của chúng.<ref>[http://www.tienphong.vn/Khoa-Giao/513634/Microsoft-Toi-pham-mang-ngay-cang-tro-nen-tinh-vi-hon.html Tội phạm ảo ngày càng có tổ chức]</ref>