Khác biệt giữa bản sửa đổi của “SMS Goeben”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Yduocizm (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: group=Note → group="Ghi chú" (5) using AWB
n Bot: Tự động thay thế văn bản (-Algeria +Algérie)
Dòng 74:
{{Main|Săn đuổi Goeben và Breslau}}
[[File:Bundesarchiv Bild 134-D0004, Großer Kreuzer "Goeben".jpg|thumb|right|''Goeben'' trong cảng, không rõ thời gian|alt=A large, light gray warship sits in harbor, the two forward gun barrels are turned slightly to the left.]]
[[Kaiser Wilhelm II]] ra chỉ thị trong trường hợp có chiến tranh, ''Goeben'' và ''Breslau'', tùy theo suy xét của Tư lệnh Hải đội, có thể tiến hành bắn phá khu vực Tây Địa Trung Hải ngăn cản lực lượng Pháp từ Bắc Phi quay trở về Châu Âu,<ref name=H51/> hay thoát ra Đại Tây Dương và tìm cách quay trở về vùng biển Đức.<ref name=H153>{{Harvnb|Herwig|1980|p=153}}</ref> Vào ngày [[3 tháng 8]] năm [[1914]], hai con tàu đang trên đường đi đến [[AlgeriaAlgérie]] khi Souchon nhận được tin Đức đã tuyên chiến với Pháp. ''Goeben'' tiến hành bắn phá [[Skikda|Philippeville]] (nay là Skikda thuộc Algeria) trong khoảng 10 phút vào sáng sớm ngày [[3 tháng 8]] trong khi ''Breslau'' bắn phá [[Annaba|Bône]] (nay là Annaba, trên nền thành phố cổ Hippo) phù hợp với mệnh lệnh của Kaiser.<ref name=H52>{{Harvnb|Halpern|1995|p=52}}</ref> Các [[đô đốc]] [[Alfred von Tirpitz]] và [[Hugo von Pohl]] sau đó chuyển các mệnh lệnh mật cho Souchon chỉ thị cho ông lên đường đi [[Constantinople]], theo hướng ngược lại với chỉ thị của Kaiser và không cho Hoàng đế biết.<ref name=H153/>
 
Do ''Goeben'' không thể đến được Constantinople mà không tiếp thêm than, Souchon hướng đến Messina. Hải đội Đức đã bắt gặp các tàu chiến-tuần dương Anh [[HMS Indefatigable (1909)|''Indefatigable'']] và [[HMS Indomitable (1907)|''Indomitable'']] dưới quyền chỉ huy của [[Đô đốc]] [[Archibald Berkeley Milne]], nhưng do Đức chưa ở trong tình trạng chiến tranh với Anh, xung đột đã không diễn ra. Lực lượng Anh quay mũi theo đuổi ''Goeben'' và ''Breslau'', nhưng chúng đã vượt nhanh hơn các con tàu Anh, và đi đến Messina vào ngày [[5 tháng 8]]. Công việc tiếp nhiên liệu tại Messina trở nên phức tạp do việc [[Ý]] tuyên bố trung lập vào ngày [[2 tháng 8]]. Theo luật quốc tế, tàu chiến chỉ được phép ở lại trong một cảng trung lập trong vòng 24 giờ.<ref name=H52/><ref>[http://avalon.law.yale.edu/20th_century/hague13.asp Second Hague Convention, Section 13]</ref> Các quan chức hải quân Ý trong cảng thông cảm cho phép ''Goeben'' và ''Breslau'' ở lại Messina trong khoảng 36 giờ trong khi chúng được tiếp nhiên liệu từ một [[tàu tiếp than]] của Đức.<ref>{{Harvnb|Bennett|2005|p=31}}</ref>