Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cải cách kinh tế Trung Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan
Thẻ: Đã bị lùi lại
Dòng 12:
 
Năm 2001 Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Giai đoạn 2002 - 2012, Trung Quốc cải cách nền kinh tế theo chiều sâu. Ngày 6-6-2006, Chính phủ Trung Quốc đã công bố “Ý kiến về mấy vấn đề thúc đẩy mở cửa phát triển Khu mới Tân Hải Thiên Tân”, đánh dấu việc chủ trương đưa Thiên Tân vươn lên trở thành cực tăng trưởng thứ ba của Trung Quốc, gắn liền các điểm tăng trưởng xoay quanh vịnh Bột Hải. Tiếp đó, vùng Thành Đô - Trùng Khánh (Xuyên Du), Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ (Quảng Tây) kết nối giữa Trung Quốc và ASEAN, Khu kinh tế bờ Tây (Phúc Kiến) cũng phấn đấu trở thành các cực tăng trưởng tiếp theo ở Trung Quốc.<ref>https://tcnn.vn/news/detail/41652/Trung-Quoc-Nhin-lai-qua-trinh40-nam-cai-cach-mo-cua.html</ref>
 
Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua Nghị quyết về cải cách toàn diện và sâu rộng, thực hiện “giấc mộng Trung Quốc”, “phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa”. Trung Quốc tìm cách chuyển đổi phương thức tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế và động lực phát triển mới. Trung Quốc mong muốn tăng cường năng lực sản xuất trong nước, từ gia công chuyển sản tự thiết kế, tăng khả năng sáng tạo, mở rộng ảnh hưởng kinh tế - chính trị của Trung Quốc ra bên ngoài.<ref>https://tcnn.vn/news/detail/41652/Trung-Quoc-Nhin-lai-qua-trinh40-nam-cai-cach-mo-cua.html</ref>
 
Quy mô tổng sản phẩm nội địa của Trung Quốc theo giá hiện hành từ chỗ xấp xỉ 305,4 tỷ USD năm 1980 tăng 44 lần lên 13.457,2 tỷ USD năm 2018. Năm 2010, GDP của Trung Quốc đứng thứ hai thế giới. GDP ngang giá sức mua của Trung Quốc đã vượt Mỹ từ năm 2014. Tỷ trọng của kinh tế Trung Quốc trong kinh tế toàn cầu cùng thời gian tăng xấp xỉ 5,8 lần, từ chỉ khoảng 2,7% lên gần 15,9%<ref>[https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/mot-so-danh-gia-ve-40-nam-cai-cach-mo-cua-o-trung-quoc-70 Một số đánh giá về 40 năm cải cách mở cửa ở Trung Quốc]</ref>. Trung Quốc đã phát triển thành một nền kinh tế có mức độ đa dạng hóa cao và là một trong những nước đóng vai trò quan trọng nhất trong thương mại quốc tế. Trung Quốc có ba trong số mười [[sàn giao dịch chứng khoán]] lớn nhất trên thế giới gồm [[Thượng Hải]], [[Hồng Kông]] và [[Thâm Quyến]] với tổng giá trị [[vốn hóa thị trường]] hơn 15,9 nghìn tỷ đô la, tính đến tháng 10 năm 2020; bốn trong số mười trung tâm tài chính cạnh tranh nhất thế giới <ref>{{chú thích báo|date=ngày 13 tháng 10 năm 2020|title=China's Stock Market Tops $10 Trillion First Time Since 2015|work=Bloomberg.com|url=https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-10-13/china-s-stock-market-tops-10-trillion-for-first-time-since-2015|access-date=ngày 28 tháng 10 năm 2020}}</ref><ref>{{chú thích web|date=ngày 19 tháng 2 năm 2019|title=Top 10 Largest Stock Exchanges in the World By Market Capitalization|url=https://www.valuewalk.com/2019/02/top-10-largest-stock-exchanges/|access-date=ngày 28 tháng 11 năm 2019|website=ValueWalk}}</ref><ref name="GFCI2">{{chú thích web|date=September 2020|title=The Global Financial Centres Index 28|url=https://www.longfinance.net/media/documents/GFCI_28_Full_Report_2020.09.25_v1.1.pdf|access-date=ngày 26 tháng 9 năm 2020|publisher=Long Finance}}</ref>.