Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh Chuyển pháp luân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 30:
Theo Bronkhorst, "bài giảng đầu tiên" này được ghi lại trong một số kinh điển, với những biến thể quan trọng.{{sfn|Bronkhorst|1993|p=110}} Trong các văn bản [[Luật tạng]] và trong kinh Chuyển pháp luân (bản Pali) chịu ảnh hưởng của các văn bản Luật tạng, có bao gồm nội dung Tứ diệu đế, cũng như chi tiết Kondañña giác ngộ khi "linh kiến ​​Giáo pháp" khởi lên: "''vạn vật có sinh ắt có diệt''".{{sfn|Bronkhorst|1993|p=110}}{{sfn|Anderson|2001|p=69}}{{sfn|Bhikkhu Bodhi|2000|p=1846}} Tuy nhiên, trong kinh Thánh cầu (''Ariyapariyesanā Sutta'', Majjhima Nikaya 26) lại không đề cập đến Tứ diệu đế, đồng thời ghi nhận chi tiết Đức Phật đã thuyết giảng lần lượt cho nhóm 5 người, đôi khi chỉ giảng cho hai hoặc ba người, trong khi những người khác đi khất thực. Các phiên bản khác của "bài thuyết pháp đầu tiên" cũng có những dị biệt đáng kể khi trình bày về khái niệm Tứ diệu đế.{{sfn|Bronkhorst|1993|p=110}}
 
Theo Bronkhorst, điều này chỉ ra rằng khái niệm Tứ đế đã được thêm vào những mô tả trước đó về sự giải thoát bằng cách thực hành [[Tứ thiền]], mà ban đầu được cho là đủ để tiêu diệt các arsavas.{{sfn|Bronkhorst|1993|p=110}} Anderson, theo Norman, cũng cho rằng Tứ diệu đế vốn không có trong bộ kinh này, về sau được thêm vào trong một số phiên bản.{{sfn|Anderson|1999|p=68}} Theo Bronkhorst, khái niệm "Thập nhị nhân duyên" có lẽ cũng là một bổ sung sau này, nhằm thay thế thuật ngữ chung chung "[[bát-nhã]]" cho "tứ đế" cụ thể hơn.{{sfn|Bronkhorst|1993|p=106}}
 
==="Tinh túy" của Phật giáo===