Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương Cơ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 6:
Thời [[Tào Ngụy Văn đế]], Cơ được xét Hiếu liêm, trừ làm Lang trung. Khi ấy Thanh Châu thứ sử [[Vương Lăng (Tam Quốc)|Vương Lăng]] dâng biểu xin lấy Cơ làm Biệt giá, sau đó triều đình triệu ông làm Bí thư lang, Lăng lại xin cho Cơ quay về. Ít lâu sau, Tư đồ [[Vương Lãng]] vời Cơ, Lăng không đồng ý, khiến Lãng đàn hặc Lăng, mà Lăng vẫn không đổi ý. Về sau Cơ được Đại tướng quân [[Tư Mã Ý]] vời; còn chưa đến đã được cất nhắc làm Trung thư thị lang. {{refn|group=Tam quốc chí|'''Tam quốc chí, Vương Cơ truyện''': Hoàng Sơ trung, sát Hiếu liêm, trừ Lang trung. Thị thì Thanh thổ sơ định, thứ sử Vương Lăng đặc biểu thỉnh Cơ vi Biệt giá, hậu triệu vi Bí thư lang, Lăng phục thỉnh hoàn. Khoảnh chi, Tư đồ Vương Lãng tích Cơ, Lăng bất khiển. Lãng thư hặc châu viết: “Phàm gia thần chi lương, tắc thăng vu công phụ, công thần chi lương, tắc nhập vu vương chức, thị cố cổ giả hầu bá hữu cống sĩ chi lễ. Kim châu thủ túc vệ chi thần, lưu bí các chi lại, sở hi văn dã.” Lăng do bất khiển. Lăng lưu xưng Thanh thổ, cái diệc do Cơ hiệp hòa chi phụ dã. Đại tướng quân Tư Mã Tuyên vương tích Cơ, vị chí, trạc vi Trung thư thị lang.}}
 
[[Tào Ngụy Minh đế]] sửa sang cung điện, khiến nhân dân vất vả, Cơ dâng sớ can ngăn. {{refn|group=Tam quốc chí|'''Tam quốc chí, Vương Cơ truyện''': Minh đế thịnh tu cung thất, bách tính lao tụy. Cơ thượng sớ viết: “Thần văn cổ nhân dĩ thủy dụ dân, viết ‘thủy sở dĩ tái chu, diệc sở dĩ phúc chu’. Cố tại dân thượng giả, bất khả dĩ bất giới cụ. Phu dân dật tắc lự dịch, khổ tắc tư nan, thị dĩ tiên vương cư chi dĩ ước kiệm, tỉ bất chí vu sanh hoạn. Tích [[Nhan Uyên]] vân Đông Dã tử chi ngự, mã lực tận hĩ nhi cầu tiến bất dĩ, thị dĩ tri kì tương bại. Kim sự dịch lao khổ, nam nữ li khoáng, nguyện bệ hạ thâm sát Đông Dã chi tệ, lưu ý [[nhà Chu|Chu]] thủy chi dụ, tức bôn tứ vu vị tận, tiết lực dịch vu vị khốn. Tích [[nhà Hán|Hán]] hữu thiên hạ, chí [[Hán Văn đế|Hiếu Văn]] thì duy hữu đồng tính chư hầu, nhi [[Giả Nghị]] ưu chi viết: ‘Trí hỏa tích tân chi hạ nhi tẩm kì thượng, nhân vị chi an dã.’ Kim khấu tặc vị điễn, mãnh tướng ủng binh, kiểm chi tắc vô dĩ ứng địch, cửu chi tắc nan dĩ di hậu, đương thịnh minh chi thế, bất vụ dĩ trừ hoạn, nhược tử tôn bất cạnh, xã tắc chi ưu dã. Sử Giả Nghị phục khởi, tất thâm thiết vu nẵng thì hĩ.”}} Tán kỵ thường thị [[Vương Túc (Tam Quốc)|Vương Túc]] (con trai của Vương Lãng, sui gia của Tư Mã Ý) trước tác lý giải kinh truyện và bàn luận lễ nghi triều đình, hòng sửa đổi học thuyết của [[Trịnh Huyền]], nhưng Cơ kiên trì bảo vệ học thuyết của Huyền, luôn phản đối Túc. {{refn|group=Tam quốc chí|'''Tam quốc chí, Vương Cơ truyện''': Tán kỵ thường thị Vương Túc trứ chư kinh truyện giải cập luận định triều nghi, cải dịch Trịnh Huyền cựu thuyết, nhi Cơ cư trì Huyền nghĩa, thường dữ kháng hành.}}
 
==Sự nghiệp==
Cơ được thăng làm An Bình thái thú, gặp việc phải rời chức. Sau đó Cơ được Đại tướng quân [[Tào Sảng]] mời làm Tòng sự trung lang, rồi được ra làm An Phong thái thú. Quận liền kề [[Đông Ngô]], Cơ cai trị thanh liêm và nghiêm khắc, vừa có oai vừa có ơn, ngoài ra còn phòng bị chặt chẽ, khiến địch không dám xâm phạm. Nước Ngô từng tập trung quân đội về Kiến Nghiệp, đánh tiếng muốn tấn công Dương Châu. Thứ sử Gia Cát Đản hỏi Cơ đối sách, ông cho rằng [[Tôn Quyền]] đã già, nước Ngô có nhiều nội hoạn, không thể ra quân. Quả nhiên như vậy. Bấy giờ Tào Sảng chuyên quyền, tình hình chánh trị hủ bại, Cơ viết “Thì yếu luận” để chê bai. Sau đó Cơ xưng bệnh xin về, rồi rời nhà để làm Hà Nam doãn, chưa nhận chức thì Sảng bị Tư Mã Ý lật đổ (249). Cơ từng là quan thuộc của Sảng, theo lệ chịu bãi chức. {{refn|group=Tam quốc chí|'''Tam quốc chí, Vương Cơ truyện''': Thiên An Bình thái thú, công sự khứ quan. Đại tướng quân Tào Sảng thỉnh vi Tòng sự trung lang, xuất vi An Phong thái thú. Quận tiếp Ngô khấu, vi chánh thanh nghiêm hữu uy huệ, minh thiết phòng bị, địch bất cảm phạm. Gia Thảo khấu tướng quân. Ngô thường đại phát chúng tập Kiến Nghiệp, dương thanh dục nhập công Dương Châu, thứ sử Gia Cát Đản sử Cơ sách chi. Cơ viết: “Tích Tôn Quyền tái chí Hợp Phì, nhất chí Giang Hạ, kì hậu [[Toàn Tông]] xuất Lư Giang, [[Chu Nhiên]] khấu Tương Dương, giai vô công nhi hoàn. Kim [[Lục Tốn]] đẳng dĩ tử, nhi Quyền niên lão, nội vô hiền tự, trung vô mưu chủ. Quyền tự xuất tắc cụ nội hấn tốt khởi, ung thư phát hội; khiển tướng tắc cựu tướng dĩ tận, tân tướng vị tín. Thử bất quá dục bổ định chi đảng, hoàn tự bảo hộ nhĩ.” Hậu Quyền cánh bất năng xuất. Thì Tào Sảng chuyên bính, phong hóa lăng trì, Cơ trứ “Thì yếu luận” dĩ thiết thế sự. Dĩ tật trưng hoàn, khởi gia vi Hà Nam doãn, vị bái, Sảng phục tru, Cơ thường vi Sảng quan chúc, tùy lệ bãi.}}
 
Năm ấy Cơ được làm Thượng thư, rồi ra làm Kinh Châu thứ sử, gia hiệu Dương liệt tướng quân. Năm sau, Cơ theo Chinh nam tướng quân [[Vương Sưởng (Tam Quốc)|Vương Sưởng]] đánh Ngô. Cơ chịu trách nhiệm tấn công Di Lăng, tướng giữ thành là [[Bộ Hiệp]] đóng cửa cố thủ. Cơ ra vẻ đánh thành, kỳ thật chia binh chiếm kho lương Hùng Phụ, lấy hơn 30 vạn hộc lúa, bắt An bắc tướng quân Đàm Chánh của Ngô, thu hàng mấy ngàn người. Vì thế Cơ an trí dân chúng về hàng ở huyện Di Lăng. Nhờ công Cơ được ban tước Quan nội hầu, bèn dâng biểu đề nghị Vương Sưởng dời trị sở đến giang Hạ, nhằm uy hiếp Hạ kHẩu, khiến quân Ngô khong dám vượt sông. Cơ ở Kinh Châu làm rõ chế độ, chỉnh đốn quân đội và nông nghiệp, sửa sang trường học, được người miền nam ca ngợi. Bấy giờ triều đình bàn việc đánh Ngô, giáng chiếu hỏi Cơ phương án. Cơ cho rằng muốn đánh thì phải chuẩn bị lương thực, vật tư thật chu đáo, vì thế việc này bị đình chỉ. {{refn|group=Tam quốc chí|'''Tam quốc chí, Vương Cơ truyện''': Kì niên vi thượng thư, xuất vi Kinh Châu thứ sử, gia Dương liệt tướng quân, tùy Chinh nam Vương Sưởng kích Ngô. Cơ biệt tập Bộ Hiệp vu Di Lăng, Hiệp bế môn tự thủ. Cơ kì dĩ công hình, nhi thật phân binh thủ Hùng Phụ để các, thu mễ tam thập dư vạn hộc, lỗ An bắc tướng quân Đàm Chánh, nạp hàng sổ thiên khẩu. Vu thị di kì hàng dân, trí Di Lăng huyện. Tứ tước Quan nội hầu. Cơ hựu biểu thành thượng Sưởng, tỉ Giang Hạ trì chi, dĩ bức Hạ Khẩu, do thị tặc bất cảm khinh việt giang. Minh chế độ, chỉnh quân nông, kiêm tu học giáo, nam phương xưng chi. Thì triều đình nghị dục phạt Ngô, chiếu Cơ lượng tiến thú chi nghi. Cơ đối viết: “Phu binh động nhi vô công, tắc uy danh chiết vu ngoại, tài dụng cùng vu nội, cố tất toàn nhi hậu dụng dã. Nhược bất tư thông xuyên tụ lương thủy chiến chi bị, tắc tuy tích binh giang nội, vô tất độ chi thế hĩ. Kim Giang Lăng hữu Tự, Chương nhị thủy, khái quán cao du chi điền dĩ thiên sổ. An Lục tả hữu, pha trì ốc diễn. Nhược thủy lục tịnh nông, dĩ thật quân tư, nhiên hậu dẫn binh nghệ Giang Lăng, Di Lăng, phân cư Hạ Khẩu, thuận Tự, Chương, tư thủy phù cốc nhi hạ. Tặc tri quan binh hữu kinh cửu chi thế, tắc cự thiên tru giả ý tự, nhi hướng vương hóa giả ích cố. Nhiên hậu suất hợp Man Di dĩ công kì nội, tinh tốt kính binh dĩ thảo kì ngoại, tắc Hạ Khẩu dĩ thượng tất bạt, nhi giang ngoại chi quận bất thủ. Như thử, Ngô, Thục chi giao tuyệt, giao tuyệt nhi Ngô cầm hĩ. Bất nhiên, binh xuất chi lợi, vị khả tất hĩ.” Vu thị toại chỉ.}}