Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mặt trận đất đối không miền Bắc Việt Nam 1972”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Xóa chú thích
Update
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 94:
Đầu tháng 11, Bộ Tổng Tham mưu và Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân QĐNDVN đứng trước hai sự lựa chọn, hoặc tập trung các đơn vị tên lửa về Hà Nội và Hải Phòng, hoặc phân tán lực lượng và phòng thủ Hà Nội từ xa. Ngày 15 tháng 11, Bộ Tổng Tham mưu thực hiện nghị quyết của [[Quân ủy Trung ương]] điều Trung đoàn tên lửa 267 vào bảo vệ địa bàn Thanh Hóa. Tuy nhận được Trung đoàn 274 từ Quảng Bình ra tăng cường cho lực lượng tên lửa bảo vệ Hà Nội nhưng trung đoàn này chỉ còn 1 tiểu đoàn đủ khí tài, có thể tác chiến được. Ngày 1 tháng 12, Bộ Tổng Tham mưu ra lệnh điều chuyển hàng trăm quả đạn tên lửa vào mặt trận Khu IV. Ngày 8 tháng 12, Bộ Tổng Tham mưu lại tiếp tục ra lệnh điều Trung đoàn tên lửa 261 vào phía nam. Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân phải mất hai ngày thuyết phục, Bộ Tổng Tham mưu mới đồng ý giữ trung đoàn này lại.<ref name="lspkkqvn"/><ref name="đmb52" /> Trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" diễn ra sau đó, chính Trung đoàn 261 là một trong hai đơn vị chủ công, bắn rơi nhiều B-52 nhất. Do sự điều động thay đổi lực lượng này, các tướng lĩnh và sĩ quan cao cấp của lực lượng phòng không QĐNDVN quyết định bố trí các đơn vị tác chiến theo các hướng chủ yếu, thứ yếu và phối hợp bổ trợ, tạo ra càng nhiều vùng "trùng hỏa lực" càng tốt.<ref name="QT&MT-HNĐBP"/>
 
Với các biện pháp điều động binh lực phòng không được ghi nhận như trên, về hình thức, có vẻ như phía Mỹ đã đạt được mục đích kéo giãn lực lượng tên lửa phòng không của QĐNDVN ra xa khu vực Hà Nội và Hải Phòng. Lực lượng tên lửa [[S-75 Dvina|SA-2]] bảo vệ Hà Nội chỉ còn bằng 1/3 so với năm 1967.<ref name="lstlpkvn"/> Đầu tháng 12 năm 1972, lực lượng phòng không của QĐNDVN phòng thủ miền Bắc như sau:<ref name="lstlpkvn"/><ref name="hc">[https://hc.qdnd.vn/lich-su-hau-can/cong-tac-bao-dam-hau-can-trong-chien-dich-ha-noi-dien-bien-phu-tren-khong-481498 "Công tác bảo đảm hậu cần trong chiến dịch 'Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không'"], báo ''Quân đội nhân dân'', ngày 18 tháng 12 năm 2017.</ref>
 
[[Tập tin:North Guam from space.jpg|nhỏ|256px|phải|Phần phía Bắc lãnh thổ Guam (Hoa Kỳ) nhìn từ trên không; phía trên, bên phải là căn cứ không quân Andersen]]
 
:* Sư đoàn phòng không Hà Nội (F361) gồm 2 trung đoàn + 1 tiểu đoàn tên lửa SA-2 (tổng cộng 9 tiểu đoàn hỏa lực), 4 trung đoàn pháo cao xạ. Các đơn vị khác trực tiếp tham gia bảo vệ Hà Nội có 3 trung đoàn không quân tiêm kích (E921, E923 và E925, thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân), 4 đại đội pháo 100&nbsp;mm và 226 trung đội súng máy phòng không (thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô). Các Trung đoàn 276 và 277 trang bị tên lửa [[S-125 Neva/Pechora|SA-3]] mới từ Azerbaijan và Armenia về nước nhưng khí tài không về kịp nên coi như không tham chiến. Dự trữ đạn dược bao gồm 208 đạn tên lửa và 4.400 tấn đạn pháo phòng không.
:* Sư đoàn phòng không Hải Phòng (F363) gồm 2 trung đoàn tên lửa SA-2 (mỗi trung đoàn chỉ có 3 tiểu đoàn hỏa lực có đủ khí tài để tác chiến); Trung đoàn cao xạ 252 (4 tiểu đoàn, có 2 đại đội pháo 100&nbsp;mm), một cụm súng máy cao xạ hạng nặng gồm 36 khẩu kiểu [[ZPU-2]], [[ZPU-4]] và 12 khẩu [[DShK]] 12,7&nbsp;mm; hơn 80 trung đội súng máy tầm thấp. Dự trữ đạn dược bao gồm 173 đạn tên lửa và 2.800 tấn đạn pháo phòng không.
:* Hướng vùng núi và trung du phía Bắc có Sư đoàn phòng không 375, gồm Trung đoàn 268 trang bị tên lửa [[S-75 Dvina|Hongqi-2]] của Trung Quốc nhưng không chiến đấu được do khí tài bị đánh hỏng trong trận các oanh kích tháng 8 tại Bắc Giang, 5 trung đoàn pháo cao xạ, trong đó có Trung đoàn 256 pháo 100&nbsp;mm bảo vệ Thái Nguyên.
:* Hướng nam Hà Nội có Sư đoàn phòng không 365 ở Thanh Hóa, Nghệ An, Sư đoàn phòng không 367 ở Quảng Bình, Vĩnh Linh và Trung đoàn không quân tiêm kích 927 (thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân).<ref name="lstlpkvn"/>
 
Ngoài ra, phía Việt Nam đã tổ chức giải tỏa 4.000 tấn hàng quân sự và hơn 1.000 tấn hàng quân sự tại các kho tàng ở Đông Anh, Yên Viên và sơ tán khoảng 30 vạn dân về các vùng nông thôn nhằm chuẩn bị đối phó với Chiến dịch Linebacker II. Họ cũng củng cố lực lượng y tế các tuyến, tổ chức 105 tổ đội cấp cứu lưu động dân y, 30 tổ đội quân y tại Hà Nội và 53 tổ đội của dân y, 15 tổ đội của quân y tại Hải Phòng phục vụ công tác cứu hộ.<ref name="hc"/>
 
Cùng thời gian này, [[Không quân Hoa Kỳ|Không lực Hoa Kỳ]] một mặt tiếp tục oanh kích các mục tiêu đường giao thông, nhà ga, cầu phà, bến cảng, kho hàng,... ở phía nam vĩ tuyến 20; mặt khác, tích cực chuẩn bị cho Chiến dịch Linebacker II. Đến ngày 16 tháng 12, [[Không quân Hoa Kỳ|Không lực Hoa Kỳ]] đã tập trung xong Tập đoàn không quân chiến lược số 8 (SAC-8AF) gồm các đơn vị:
Hàng 168 ⟶ 166:
 
Ngày 14 tháng 12, Tổng thống Nixon họp với cố vấn an ninh Kissinger, Tướng Alexander Haig và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu truởng Liên quân - Đô đốc Thomas H. Moorer - thông qua lần cuối cùng kế hoạch Chiến dịch Linerbacker II. Nixon nói với Đô đốc Thomas H. Moorer: ''"Điều may mắn của ông là được sử dụng một các cách hiệu quả sức mạnh quân sự của chúng ta để thắng cuộc chiến tranh này. Nếu ông không làm được việc đó, tôi sẽ coi ông là người chịu trách nhiệm".''<ref name="RNmem"/> Mục tiêu của [[Chiến dịch Linebacker II|Linebacker II]] cũng vẫn là mục tiêu của [[Chiến dịch Linebacker|Linebacker]] nhưng với cường độ, sức công phá và mật độ lớn đến mức khủng khiếp để buộc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải trở lại đàm phán đồng thời tỏ rõ cho Nguyễn Văn Thiệu thấy rằng Hoa Kỳ có thể tự mình giải quyết vấn đề Việt Nam mà không cần đến vai trò của Việt Nam Cộng hòa nhưng vẫn giữ được thể diện của [[Hoa Kỳ]] đồng thời chứng tỏ với Nguyễn Văn Thiệu rằng Mỹ không rút lui mà không chiến đấu.
 
===Chuẩn bị của Việt Nam===
Dự đoán trước tình hình Mỹ sẽ đưa B-52 ra đánh phá Hà Nội, đến đầu tháng 12, các đơn vị của Quân chủng PK-KQ đã được bảo đảm 5 cơ số đạn các loại. Sư đoàn Phòng không 361 và 363 là nòng cốt bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng, bảo đảm hệ số kỹ thuật tên lửa đạt 100%, ra-đa 98%, khí tài khác 75 - 100%, cao xạ hơn 90%. Máy bay chiến đấu phản lực giữ được hệ số kỹ thuật 71%.
 
Đến ngày 15/12/1972, tại Hà Nội đã dự trữ 208 quả đạn tên lửa [[SAM-2]], bình quân mỗi tiểu đoàn hỏa lực có 26 quả (2,16 cơ số); đạn pháo phòng không có 4.400 tấn; bình quân mỗi đại đội có từ 5-7 cơ số. Tại Hải Phòng, đạn tên lửa có 173 quả, bình quân mỗi tiểu đoàn hỏa lực có 22 quả (1,8 cơ số); đạn pháo phòng không có 2.800 tấn, bình quân mỗi đại đội có từ 6-8 cơ số. Về xăng dầu, nhất là dầu TC-1 cho máy bay, hậu cần Quân chủng dự trữ đầy đủ tại các kho ở bắc sông Hồng, (bảo đảm cho các sân bay Nội Bài, Yên Bái, Kép) và nam sông Hồng, (bảo đảm cho sân bay Hòa Lạc, Thọ Xuân...). Tại mỗi sân bay, xăng dầu dự trữ đủ cho 30-40 ngày chiến đấu, riêng sân bay Nội Bài có lượng dự trữ lớn nhất. Trong suốt quá trình chiến đấu, lượng xăng dầu được dữ trữ đầy đủ, công tác bảo đảm diễn ra liên tục, không bị gián đoạn<ref name=hc>https://hc.qdnd.vn/lich-su-hau-can/cong-tac-bao-dam-hau-can-trong-chien-dich-ha-noi-dien-bien-phu-tren-khong-481498</ref>
 
Hệ thống giao thông, các kho tàng xí nghiệp được sơ tán, bố trí xa các thành phố, thị xã. Ngày 18/12, Binh trạm 20 cùng Tiểu đoàn 936 (Cục Vận tải) và các lực lượng tăng cường khác giải tỏa xong 4.000 tấn hàng quân sự và trên 1.000 tấn hàng kinh tế của Nhà nước ở Đông Anh, Yên Viên. Hệ thống hầm hào, hầm tròn trú ẩn rải rác khắp các phố phường để ẩn nấp khi có báo động. Hà Nội tổ chức sơ tán được 30 vạn người về các vùng nông thôn. Hà Nội còn tổ chức 105 tổ đội cấp cứu lưu động của dân y và 30 tổ đội cấp cứu lưu động của quân y. Khu vực Hải Phòng tổ chức 53 tổ đội của dân y và 15 tổ đội của quân y sẵn sàng cơ động đến các nơi bị đánh phá. Nhờ đó đã giảm thiểu tổn thất về người và cơ sở vật chất<ref name=hc />
 
16 giờ 30 phút chiều 18 tháng 12 (giờ Tây Thái Bình Dương) 3 tốp [[Boeing B-52 Stratofortress|B-52]] đầu tiên cất cánh từ căn cứ Andersen nhằm hướng tây bay tới. 3 giờ sau (16 giờ theo giờ Hà Nội), khi các tốp [[Boeing B-52 Stratofortress|B-52]] này đang được tiếp dầu trên không ở vùng biển phía bắc đảo Luzon (Philippines), Hà Nội nhận được tin tình báo: "B-52 vào Việt Nam". 19 giờ 15 phút (giờ Hà Nội), hệ thống ra đa phòng không của QĐNDVN xác định chắc chắn [[Boeing B-52 Stratofortress|B-52]] vào miền Bắc Việt Nam từ hướng tây. Trận "Điện Biên Phủ trên không" mở màn.
Hàng 201 ⟶ 206:
4 giờ 50 phút sáng 21 tháng 12, Bộ Tư lệnh Sư đoàn không quân 57 của Không lực Hoa Kỳ tiếp tục huy động 36 phi vụ B-52 và 24 phi vụ máy bay cường kích đánh phá các mục tiêu Nhà máy xe lửa Gia Lâm, khu kho Bắc Giang, khu kho Uy Nỗ, Cảng Hà Nội, Ga Hà Nội và sân bay Nội Bài. Hồi 5 giờ 09 phút sáng 21 tháng 12, Tiểu đoàn tên lửa 57 (Đoàn Thành Loa) tại trận địa Đại Đồng đã bắn trúng chiếc B-52D trong tốp 518 nhưng không rơi tại chỗ. Phía Hoa Kỳ thừa nhận chiếc này rơi tại Lào (số đuôi 56-0669, mật danh "Straw 02").<ref name="JohnsonU"/> Sau đó 1 phút, chiếc B-52 số 1 trong tốp 518 đang đánh sân bay Nội Bài đã bị Tiểu đoàn tên lửa 77 (Đoàn Cờ Đỏ) đóng ở Chèm bắn trúng, rơi tại chỗ ở Phúc Yên. Phía Hoa Kỳ không ghi nhận mất chiếc này. Lúc 5 giờ 14 phút, Tiểu đoàn 79 (Đoàn Cờ Đỏ) ở trận địa Đông Mai bắn rơi chiếc B-52G trong tốp 526 tại Phả Lại (Hải Hưng). Phía Hoa Kỳ thừa nhận mất chiếc này (số đuôi 58-0198, mật danh "Olive 01"). Đến 5 giờ 19 phút, Tiểu đoàn 57 chỉ bằng 1 quả đạn đã hạ tại chỗ chiếc B-52G thuộc tốp 532 tại Chợ Thá (Sóc Sơn). Phía Hoa Kỳ thừa nhận mất chiếc này (số đuôi 58-0169, mật danh "Tan 03").<ref name="Carthy1979"/>
 
Ngoài số B-52 bị bắn rơi kể trên, phía Hoa Kỳ còn ghi nhận một chiếc B-52 nữa bị thương và bay về được U-Tapao (số đuôi 55-0067, mật danh "Brick 02", 19 lỗ thủng lớn trên thân, 70 giờ công sửa chữa), và 1 chiếc [[A-6 Intruder|A-6A]] (mật danh liên lạc "Milestone 511") bị [[S-75 Dvina|SA-2]] bắn rơi cũng trong đêm này.<ref name="JohnsonU"/><ref name="historynet"/> Tổng cộng trong đêm này, lực lượng tên lửa phòng không QĐNDVN đã thực hiện 20 trận đánh, bắn 35 đạn, được cấp trên ghi nhận bắn rơi 7 chiếc B-52 (có 5 chiếc rơi tại chỗ), tỷ lệ thắng đạt 31,8%; trung bình 5,4 đạn hạ 1 B-52 (cao nhất trong toàn bộ chiến dịch). Trong khi đó phía Hoa Kỳ chỉ công nhận có 6 B-52 bị bắn rơi và 1 chiếc bị hư hại nặng.
 
====Đêm 21 rạng ngày 22 tháng 12====
Hàng 227 ⟶ 232:
[[Tập tin:Linebacker II – Air Combat 23 December 1972.png|nhỏ|trái|256px|Sơ đồ trận không chiến bắn rơi 1 chiếc F-4 của các phi công [[MiG-21]] Nguyễn Văn Nghĩa (số 1) và Lê Văn Kiền (số 2) ngày 23 tháng 12 năm 1972]]
 
Ngày 24 tháng 12, 30 máy bay B-52 được 69 máy bay cường kích, tiêm kích và trinh sát điện tử yểm hộ tiếp tục sử dụng chiến thuật vòng tránh vùng hỏa lực Hà Nội, Hải Phòng; bay qua Sơn La, Nghĩa Lộ, Yên Bái, Hà Giang, đột nhập từ phía tây bắc vào không kích nhà ga Kép và thành phố Thái Nguyên.<ref name="Carthy1985"/> Trung đoàn 256 cao xạ 100&nbsp;mm bảo vệ Thái Nguyên báo cáo và được cấp trên của mình công nhận bắn rơi một máy bay B-52. Phía Mỹ chỉ ghi nhận chiếc B-52D số đuôi 55-0051 (mật danh "Purple 02") hạ cánh xuống U-Tapao với 12 lỗ thủng trên thân, mất 226 giờ sửa chữa, cùng với đó là 1 chiếc A-7E của Hải quân Mỹ (mật danh "Battle Cry 314") bị bắn rơi của Hải quân Mỹ.<ref name="Marshall11"/><ref name="JohnsonU"/>
Ngày 25 tháng 12, Tổng thống Nixon tuyên bố tạm ngừng ném bom một ngày nhân dịp lễ Giáng Sinh.
 
Hàng 244 ⟶ 249:
Đây là thời điểm mà [[Không quân Hoa Kỳ|Không lực Hoa Kỳ]] tổ chức một trận tập kích quy mô lớn nhất, cường độ mạnh nhất, huy động 120 lần chiếc [[Boeing B-52 Stratofortress|B-52]] hoạt động trên không phận miền Bắc Việt Nam trong khoảng hơn ba giờ (từ 15 giờ 30 phút đến 20 giờ 19 phút - giờ GMT). Để dọn đường cho đợt tập kích này, từ 13 giờ 30 (giờ Hà Nội), không quân của Hải quân Hoa Kỳ đã huy động 32 lần chiếc [[A-7 Corsair II|A-7]] và 8 chiếc [[McDonnell Douglas F-4 Phantom II|F-4]] yểm hộ ném bom ga đường sắt Hà Nội và Đông Anh. Trước khi cuộc tập kích diễn ra 3 giờ, mười máy bay [[General Dynamics F-111|F-111A]] đã đánh phá các sân bay Yên Bái, Nội Bài, Kép, Hòa Lạc, các nhà ga đường sắt Bắc Giang, Lưu Xá và nhà máy điện Việt Trì; 113 máy bay hộ tống [[McDonnell Douglas F-4 Phantom II|F-4]], [[Republic F-105 Thunderchief|F-105]], máy bay tác chiến điện tử [[B-66 Destroyer|EB-66]], [[A-3 Skywarrior|EA-3A]] và [[A-6 Intruder|EA-6B]] được tung vào trận làm nhiệm vụ yểm hộ B-52, gây nhiễu tích cực, nhiễu tiêu cực, nhiễu trong đội hình, nhiễu ngoài đội hình, chặn kích đối với MiG-21. Đợt không kích này nhằm vào bảy mục tiêu ở Hà Nội, hai mục tiêu ở Hải Phòng và một mục tiêu ở Thái Nguyên. Các máy bay sẽ đột nhập Hà Nội cùng lúc từ bốn hướng.<ref>James. R. McCarthy and Robert E. Rayfield, ''Linebacker II: A View From the Rock'', Office of Air Force History - United States Air Force, Washington DC, 1985, page 124-125</ref> Theo cựu phi công Mỹ Dana Drenkowski, từ đêm 26 tháng 12, Bộ Tư lệnh Không quân Chiến lược của Hoa Kỳ (SAC) bắt đầu tập trung lực lượng cho việc tiêu diệt đối thủ chính của B-52: các trận địa tên lửa SAM.<ref>Cảnh Dương, Đông A, ''Bí mật các chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam'', Nhà xuất bản Công an nhân dân, tr. 462</ref>
 
Trong 4 ngày đầu Chiến dịch, lực lượng phòng không Việt Nam đã tiêu thụ hết 152 tấn đạn pháo phòng không, bình quân 38 tấn/ngày. Đến ngày 25/12, các đơn vị đã tiêu thụ 186,5 tấn đạn. Riêng Sư đoàn Phòng không 361 trong 12 ngày đêm tiêu thụ 2.500 tấn đạn các loại, bằng 12% tổng số đạn tiêu thụ trong hai cuộc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ<ref>https://hc.qdnd.vn/lich-su-hau-can/cong-tac-bao-dam-hau-can-trong-chien-dich-ha-noi-dien-bien-phu-tren-khong-481498</ref>
Về phía Việt Nam, qua một ngày nghỉ ngơi đã lắp ráp và vận chuyển được một số lượng đạn tên lửa khá lớn từ Khu IV ra với số lượng hàng trăm quả. Hai Tiểu đoàn tên lửa 71 và 72 (Đoàn Nam Triệu) từ Hải Phòng được điều lên bảo vệ Hà Nội đã bố trí xong trận địa Bắc Ninh, các Tiểu đoàn 87 và 88 (Đoàn Hùng Vương) đã nhận được đủ khí tài và triển khai các trận địa ở phía nam Hà Nội. Số đơn vị tên lửa bảo vệ Hà Nội tăng lên đến 13 tiểu đoàn (nhưng vẫn chỉ bằng một nửa so với năm 1967). Lúc 13 giờ 35 phút, Tiểu đoàn tên lửa 72 (Đoàn Nam Triệu) mới cơ động lên bảo vệ Hà Nội đã bắn rơi một chiếc [[McDonnell Douglas F-4 Phantom II|F-4J]] của Hải quân Mỹ trên vùng trời Bắc Giang nhưng bị Bộ Tư lệnh Quân chủng khiển trách vì không chấp hành mệnh lệnh: "Tên lửa chỉ dành để đánh B-52, không đánh cường kích".<ref name="lstlpkvn"/>
 
VềĐể phíakhắc Việtphục Namnguy cơ thiếu đạn tên lửa, quaQuân chủng Phòng không - Không quân QĐNDVN đã chỉ đạo cơ quan Hậu cần - kỹ thuật tập trung lắp ráp đạn, các dây chuyền lắp ráp làm việc hết công suất 24/24 giờ, hoàn thành xong vận chuyển ngay đến trận địa. Các đơn vị thực hiện nghiêm mệnh lệnh ''“Đạn tên lửa chỉ dành để đánh máy bay B-52”''. Qua một ngày nghỉ ngơi đã lắp ráp và vận chuyển được một số lượng đạn tên lửa khá lớn từ Khu IV ra với số lượng hàng trăm quả. Hai Tiểu đoàn tên lửa 71 và 72 (Đoàn Nam Triệu) từ Hải Phòng được điều lên bảo vệ Hà Nội đã bố trí xong trận địa Bắc Ninh, các Tiểu đoàn 87 và 88 (Đoàn Hùng Vương) đã nhận được đủ khí tài và triển khai các trận địa ở phía nam Hà Nội. Số đơn vị tên lửa bảo vệ Hà Nội tăng lên đến 13 tiểu đoàn (nhưng vẫn chỉ bằng một nửa so với năm 1967). Lúc 13 giờ 35 phút, Tiểu đoàn tên lửa 72 (Đoàn Nam Triệu) mới cơ động lên bảo vệ Hà Nội đã bắn rơi một chiếc [[McDonnell Douglas F-4 Phantom II|F-4J]] của Hải quân Mỹ trên vùng trời Bắc Giang nhưng bị Bộ Tư lệnh Quân chủng khiển trách vì không chấp hành mệnh lệnh: "Tên lửa chỉ dành để đánh B-52, không đánh cường kích".<ref name="lstlpkvn"/>
 
[[Tập tin:Linebacker II – 26 December Raid.png|nhỏ|trái|256px|Sơ đồ diễn biến cuộc không kích của Không quân Hoa Kỳ tại Hà Nội và Hải Phòng đêm 26 tháng 12 năm 1972]]
Hàng 290 ⟶ 297:
[[Tập tin:North vietnamese S-75 SAM site.JPG|nhỏ|phải|252px|Trận địa của một tiểu đoàn tên lửa [[S-75 Dvina|SA-2]] chụp từ máy bay trinh sát của [[Không quân Hoa Kỳ|Không lực Hoa Kỳ]]]]
 
Từ ngày 30 tháng 12, các phi đoàn [[Boeing B-52 Stratofortress|B-52]] tại Andersen, U-Tapao và các liên đội máy bay cường kích của [[Không quân Hoa Kỳ|Không lực Hoa Kỳ]] tại Thái Lan được lệnh chuyển mục tiêu oanh kích vào phần lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở phía nam vĩ tuyến 20. Phát hiện ý đồ của đối phương tập trung lực lượng đánh phá hủy diệt Khu IV, Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân QĐNDVN điều động số đạn tên lửa còn lại ở Hà Nội và Hải Phòng vào Sư đoàn phòng không 365, đồng thời tăng cường cho các đơn vị này một số trắc thủ giỏi vừa đánh rơi nhiều B-52 trong trận "Điện Biên Phủ trên không" trước đó. Từ ngày 4 tháng 1 đến ngàynày 14 tháng 1 năm 1973, Sư đoàn phòng không 365 đã đánh hơn 30 trận, hạ thêm một số máy bay B-52.<ref name="lstlpkvn"/>
 
Hồi 4 giờ 34 phút ngày 4 tháng 1 năm 1973, Tiểu đoàn tên lửa 41 (Đoàn Quang Trung) tại trận địa Chợ Rạng đánh trúng một B-52 trong tốp 315 đang ném bom thành phố Vinh.<ref name="lstlpkvn"/> Phía Hoa Kỳ thừa nhận chiếc B-52D số đuôi 55-0056, mật danh "Ruby 02" trúng tên lửa SAM trên vùng trời Vinh và rơi trên Biển Đông. Kíp lái nhảy dù và được tàu sân bay USS ''Saratoga'' vớt lên.<ref name="rfd&lp"/> Đêm 8 tháng 1 năm 1973, Tiểu đoàn tên lửa 53 (Đoàn Điện Biên) đánh trúng tốp B-52 đang ném bom phà Bến Thủy. Phía Mỹ ghi nhận chiếc B-52D số hiệu 55-0052 bị thương vì trúng tên lửa SAM đêm 8 tháng 1, hạ cánh xuống căn cứ U-Tapao với 45 lỗ thủng trên thân.<ref name="rfd&lp"/>