Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tín ngưỡng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
AvocatoBot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.1) (Bot: Sửa pl:Wiara religijna
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Removing selflinks
Dòng 1:
'''Tín ngưỡng''' là hệ thống các ''niềm tin'' mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng. Tín ngưỡng đôi khi được hiểu là [[tôn giáo]]. Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo ở chỗ, tín ngưỡng mang tính ''[[dân tộc]]'', ''[[dân gian]]'' nhiều hơn tôn giáo, tín ngưỡng có [[tổ chức]] không chặt chẽ như tôn giáo. Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung còn tôn giáo thì thường là không mang tính dân gian. Tín ngưỡng không có một hệ thống điều hành và tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rời rạc. Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo.
Cơ sở của mọi [[tôn giáo]], [[tín ngưỡng]] là [[niềm tin]], sự ngưỡng vọng của con người vào những cái '''"[[siêu nhiên]]"''' (hay nói gọn lại là '''"cái thiêng"''') - cái đối lập với cái '''"[[trần tục]]",''' cái hiện hữu mà con người có thể sờ mó, quan sát được. Niềm tin vào "cái thiêng" thuộc về [[bản chất]] con người, nó ra đời và tồn tại, phát triển cùng với con người và loài người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống [[tâm linh]] của con người, cũng giống như đời sống [[vật chất]], đời sống [[xã hội]] [[tinh thần]], [[tư tưởng]], đời sống tình cảm...
 
Tùy theo hoàn cảnh, trình độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi dân tộc, địa phương, quốc gia mà niềm tin vào "cái thiêng" thể hiện ra các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng cụ thể khác nhau. Chẳng hạn như niềm tin vào [[Đức Chúa]], [[Đức Mẹ Đồng Trinh]] của [[Kito giáo]], niềm tin vào [[Đức Phật]] của [[Phật giáo]], niềm tin vào [[Thánh]], [[Thần]] của tín ngưỡng [[Thành Hoàng]], [[Đạo thờ Mẫu]]... Các hình thức tôn giáo tín ngưỡng này dù rộng hẹp khác nhau, dù phổ quát toàn thế giới hay là đặc thù cho mỗi dân tộc... thì cũng đều là một thực thể biểu hiện niềm tin vào cái thiêng chung của con người mà thôi.