Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại Nhân Soạn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 15:
Ngoài ra, [[nhà Đường]] đang phải đối mặt với cuộc khủng hoàng nghiêm trọng sau cuộc khởi nghĩa của [[Hoàng Sào]] ([[874]] - [[884]]). Sau đó, [[Chu Toàn Trung]] nắm được vị trí quan trọng nhất của nhà Đường, giết vua [[Đường Chiêu Tông]] năm [[904]] và ép vua [[Đường Ai Đế]] nhường ngôi cho mình rồi lập nên [[nhà Hậu Lương]] vào năm [[907]].
 
Năm [[909]] Lư Long Tiết độ sứ [[Lưu Thủ Quang]] của [[nhà Hậu Lương]] (đời vua [[Hậu Lương Thái Tổ]]) phái quân đi đánh chiếm vùng đất Liêu Đông của [[vương quốc Bột Hải]] (đời vua Đại Nhân Soạn). Năm [[911]] [[Lưu Thủ Quang]] xưng đế, lập ra nước [[Yên (Ngũ đại)|Yên]] ở phía tây nam [[vương quốc Bột Hải]]. Năm [[914]] Tấn vương [[Lý Tồn Úc]] của nước [[Tấn (Ngũ đại)|Tấn]] tiêu diệt nước [[Yên (Ngũ đại)|Yên]] của vua [[Lưu Thủ Quang]], giết Lưu Thủ Quang, đưa biên giới nước [[Tấn (Ngũ đại)|Tấn]] giáp với [[vương quốc Bột Hải]].
 
Nhưng vấn đề thực sự là người Khiết Đan, thế lực đã phát triển hùng mạnh ở phía tây [[Mãn Châu]]. [[Liêu Thái Tổ|Gia Luật A Bảo Cơ]] người Khiết Đan đã lập nên [[nhà Liêu|Đại Khiết Đan quốc]] vào năm [[916]], xóa đi tình trạng chỉ là những bộ tộc nhỏ và nhược tiểu trong quá khứ.
 
Vua Đại Nhân Soạn cũng phải tìm mọi cách để tăng cường sức mạnh phòng thủ nhằm chống lại thế lực mạnh mới xuất hiện mang tên [[Cao Ly]] vào năm [[918]]. Tuy nhiên, tác động này không mạnh vì cuộc xung đột tiếp diễn giữa các quý tộc khác nguồn gốc trong chính quyền Bột Hải (chủ yếu là người gốc [[Cao Câu Ly]] và người [[Mạt Hạt]]), những người chỉ mong chờ trở thành người tiếp theo bước lên ngai vàng.
 
Cùng năm [[918]] Hoàng đế [[Gia Luật A Bảo Cơ]] của [[Nhà Liêu|Đại Khiết Đan quốc]] đánh chiếm Liêu Đông từ nước [[Tấn (Ngũ đại)|Tấn]] của Tấn vương [[Lý Tồn Úc]], bao bọc toàn bộ biên giới phía đông và phía bắc của [[vương quốc Bột Hải]] (đời vua Đại Nhân Soạn).
Nước Liêu của vua [[Liêu Thái Tổ]] xâm lược Bột Hải vào cuối năm [[925]]. Năm thành trì quan trọng nhất của Bột Hải đã bị thất thủ chỉ trong vòng 10 ngày. Năm [[926]], Bột Hải sụp đổ.
 
Năm [[924]] vua Đại Nhân Soạn xuất quân Bột Hải đánh đuổi quân Khiết Đan của [[Gia Luật A Bảo Cơ]] ra khỏi Liêu Đông, tái chiếm lại Liêu Đông, đưa biên giới [[vương quốc Bột Hải]] giáp với [[nhà Hậu Đường]] (đời vua [[Lý Tồn Úc|Hậu Đường Trang Tông]]).
 
[[Núi Trường Bạch]] (Baekdu, Bạch Đầu trong tiếng Triều Tiên) trong lãnh thổ [[vương quốc Bột Hải]] đã phun trào núi lửa một cách khủng khiếp vào thế kỷ thứ X (có khả năng là đầu năm [[925]]), ngọn núi khi đó nằm ở trung tâm của [[vương quốc Bột Hải]]. Núi Trường Bạch hiện vẫn còn một trong các hõm chảo núi lửa lớn nhất thế giới là [[Thiên Trì (núi Trường Bạch)|Thiên Trì]]. Tro tàn của vụ phun trào này có thể tìm thấy trên một khu vực rộng lớn, thậm chí là trong lớp trầm tích tại miền bắc [[Nhật Bản]]. Vụ nổ đã tạo ra một số lượng rất lớn [[tro núi lửa]], gây thiệt hại nông nghiệp và tính ổn định của xã hội Bột Hải.
 
Hoàng đế [[Gia Luật A Bảo Cơ]] của [[Nhà Liêu|Đại Khiết Đan quốc]] xâm lược [[vương quốc Bột Hải]] (đời vua Đại Nhân Soạn) vào cuối năm [[925]]. Năm thành trì quan trọng nhất của Bột Hải đã bị thất thủ chỉ trong vòng 10 ngày. Đầu năm [[926]], kinh đô Thượng Kinh của Bột Hải thất thủ trước người Khiết Đan. [[Vương quốc Bột Hải]] bị diệt vong sau 228 năm tồn tại với 15 đời vua.
 
Bột Hải hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của người Khiết Đan, những người đã lập nên vương quốc [[Đông Đan]]. Người dân Bột Hải cùng nhau nổi dậy để chống lại những thế lực cai trị mới, và nhiều phong trào phục quốc đã xuất hiện trong khoảng 100 năm. Phong trào phục quốc đầu tiên là [[Hậu Bột Hải]], được hoàng tộc Bột Hải lập nên.