Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Tiếng Việt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 249:
 
Cảm ơn ý kiến của bạn. Đôi khi sự phân biệt giữa ý kiến cá nhân và cơ sở khoa học là rất khó và không cần thiết, vì bản chất của việc đặt dấu thanh là qui ước. Nói qui ước là nói thói quen được công nhận rộng rãi trong một cộng đồng. Nói cho cùng đổi mới nghĩa là đổi mới một qui ước nào đó. Bản chất sự đổi mới đó cũng là một qui ước. Điều quan trọng là mục đích của sự đổi mới đó. Nếu xét thấy sự đổi mới này có thể làm cho tiếng Việt trong sáng hơn thì hay lắm, nhưng nếu chỉ để thỏa mãn những nghiên cứu khoa học nào đó (mà bản chất cũng chỉ là qui ước) thì chỉ nên nêu lên như một ý kiến. Và ý kiến của mọi người, dù là vô ích, thì không nên xóa, chừng nào mà nó chưa trở thành chuẩn mực buộc mọi người phải theo. Ngoài việc đặt dấu thanh, còn những vấn đề khác trong việc dạy tiếng Việt cần bàn luận thêm, ví dụ cái gọi là “phát âm chuẩn” cho cả ba miền, mà giáo viên và học sinh phải “uốn lưỡi” để nói tiếng mẹ đẻ! Xin mời các bạn cho ý kiến. [[Thành viên:222.254.142.46|222.254.142.46]] 03:42, ngày 20 tháng 8 năm 2007 (UTC). Ngdan. Địa chỉ: hueanqn at yahoo.com.
:Những quan điểm được công nhận rộng rãi thì mới không nên xóa. Chứ chuyện đặt dấu ở vị trí nào thì còn đang tranh cãi nhiều, mà quan điểm bỏ dấu kiểu "mới" thì lí lẽ rất hổng, thiếu tính thuyết phục. Trong khi đó, trong phần "các định nghĩa" thuộc phần "chính tả", nếu ghi là oa, oe, uy thì o & u chỉ là bán nguyên âm thì mặc nhiên cho rằng bỏ dấu kiểu "cũ" là sai, còn bỏ dấu kiểu "mới" mới là chính xác. Nếu theo quan điểm bản chất của việc đặt dấu thanh là qui ước như phía trên thì cái định nghĩa đó phải bỏ đi bởi vì nó gián tiếp cho rằng bỏ dấu kiểu "cũ" là sai.--[[Thành viên:Lt2hieu2004|Đặng Trần Hiếu]] 07:27, ngày 20 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Quay lại trang “Tiếng Việt”.