Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Bỉnh Khiêm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
[[Tập tin:Nguyen Binh Khiem.JPG|nhỏ|phải|Tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm tại [[Văn miếu Trấn Biên]] ([[Đồng Nai]])]]
'''Nguyễn Bỉnh Khiêm''' ([[chữ Hán]]: 阮秉謙; [[1491]]–[[1585]]), tên huý là '''Nguyễn Văn Đạt'''<ref>Có tài liệu cho rằng Trạng Trình đổi từ tên khai sinh là '''Nguyễn Văn Đạt''' thành '''Nguyễn Bỉnh Khiêm''' khi ông chuẩn bị đi thi (1535). Nghĩa của hai chữ '''Bỉnh Khiêm''' được hiểu là “giữ trọn tính khiêm nhường”.</ref>, [[tên tự]] là '''Hanh Phủ''', hiệu là '''Bạch Vân cư sĩ'''<ref>Từ “[[cư sĩ]]”, lần đầu tiên được dùng trong văn chương [[Phật giáo]] trong bộ kinh Đại thừa quan trọng “Duy-ma-cật” với nghĩa là người Phật tử tri thức tại gia, tu hạnh Bồ-tát cứu nhân độ thế. Nói cách khác, Nguyễn Bỉnh Khiêm tự xem mình là Bồ-tát với lý tưởng cứu nhân độ thế, không màng danh lợi, chứ không phải là người chủ trương sống lánh đời hay bàng quan đối với thế sự.</ref>, được các môn sinh tôn là '''Tuyết Giang phu tử''', là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của [[lịch sử]] cũng như [[văn hóa]] [[Việt Nam]] trong [[thế kỷ 16]]. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ [[Nam-Bắc triều (Việt Nam)|Nam-Bắc triều]] ([[Chiến tranh Lê-Mạc|Lê-Mạc phân tranh]]) cũng như tài tiên tri các tiến triển của [[lịch sử Việt Nam]]. Sau khi đậu [[Trạng nguyên]] khoa thi Ất Mùi (1535)<ref>Nguyễn Bỉnh Khiêm thi đậu [[Trạng nguyên]] khoa Ất Mùi, niên hiệu Đại Chính thứ 6 (1535) tại [[Văn miếu Mao Điền]] thuộc trấn [[Hải Dương]] xưa. Ngày nay [[Văn miếu Mao Điền]] (được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia) là một trong những địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng của tỉnh [[Hải Dương]].</ref> và làm quan dưới [[nhà Mạc|triều Mạc]], ông được [[phong tước]] '''Trình Tuyền Hầu''' rồi thăng tới '''Trình Quốc Công'''<ref>Không ít tư liệu về Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng ông chỉ được vua Mạc [[phong tước]] '''Trình Quốc Công''' khi ông sắp mất hoặc lúc cử hành lễ tang ông. Nhưng những tấm văn bia mới được phát hiện tại huyện [[Quỳnh Phụ]] của tỉnh [[Thái Bình]] (tiếp giáp với huyện [[Vĩnh Bảo]] của [[Hải Phòng]]) vào năm 2000 do chính Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn đã bác bỏ những điều nêu trên [http://mactrieu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=303:hai-tm-bia-trng-trinh-son-mi-phat-hin-thai-binh&catid=25:nghien-cu-trao-i&Itemid=54]. Sự thực thì ông đã được thăng tước '''Trình Quốc Công''' trước thời điểm năm 1568 (thời vua [[Mạc Mậu Hợp]]), tức là sớm hơn 17 năm trước khi ông qua đời (1585).</ref>mà dân gian quen gọi ông là '''Trạng Trình'''. [[Đạo Cao Đài]] sau này đã phong thánh cho ông và suy tôn ông là '''Thanh Sơn Đạo sĩ''' hay '''Thanh Sơn Chơn nhơn'''. Người đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam đồng thời lưu truyền nhiều câu sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông và gọi chung là ''[[Sấm Trạng Trình]]''. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng được coi là người đầu tiên trong lịch sử nhắc đến hai chữ '''Việt Nam''' một cách có ý thức nhất thông qua các văn tự của ông còn lưu lại đến ngày nay.