Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bảo Ninh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
không cần thiết; Đã lùi lại sửa đổi 7035554 của Ngoquangduong (Thảo luận)
Dòng 25:
 
*Năm [[1987]] xuất bản truyện ngắn ''Trại bảy chú lùn''.
*Năm [[1991]], tiểu thuyết ''[[Nỗi buồn chiến tranh (tiểu thuyết)|Nỗi buồn chiến tranh]]'' của Bảo Ninh (in lần đầu năm [[1987]] tên là ''Thân phận của tình yêu''<ref>Tên nguyên thủy là ''Nỗi buồn chiến tranh'' nhưng được đổi thành ''Thân phận tình yêu'' khi xuất bản</ref>, được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và đã được đón chào nồng nhiệt. Đó là câu chuyện một người lính tên Kiên, đan xen giữa hiện tại hậu chiến với hai luồng hồi ức về chiến tranh và về mối tình đầu với cô bạn học Phương. Khác với những tác phẩm trước đó mang tính sử thi, miêu tả chiến tranh từ góc độ cộng đồng, hùng tâm tráng chí của người lính chiến đấu vì vận mệnh đất nước, Bảo Ninh đã miêu tả chiến tranh từ một góc độ ''khác'', góc độ cá nhân, thân phận con người, đi sâu vào những nỗi niềm cá nhân. Nhà văn [[Nguyên Ngọc]] ca ngợi: "Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới". Tuy nhiên, trong hơn 10 năm sau đó tác phẩm đã bị cấm, không được in lại, có lẽ do quá nhạy cảm; mặc dù vậy, với làn sóng [[Cởi Mở|đổi mới ở Việt Nam]], cuốn sách vẫn rất được ưa thích.
 
Cuốn sách được dịch sang [[tiếng Anh]] bởi Frank Palmos và Phan Thanh Hảo, xuất bản năm 1994 với tựa để "The Sorrow of War", được ca tụng rộng rãi, và một số nhà phê bình đánh giá là một trong những tiểu thuyết cảm động nhất về chiến tranh. Bản dịch này được photo bán rộng rãi cho du khách nước ngoài. Đây là một cuốn sách được đọc rộng rãi ở phương Tây, và là một trong số ít sách nói về chiến tranh từ quan điểm phía Việt Nam được xuất bản ở đây. Một điều đáng khâm phục là Bảo Ninh đã trình bày quan điểm này mà không hề lên án phía bên kia.