Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thắng lợi chiến lược”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Saruman (thảo luận | đóng góp)
Saruman (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 3:
Để hiểu rõ vai trò của chiến thắng chiến lược thì cần hiểu rõ vai trò của [[chiến lược quân sự]] trong chiến tranh. Là lĩnh vực hoạt động thực tiễn, chiến lược quân sự xác định đối tượng tác chiến, mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược cho các lực lượng vũ trang và lực lượng khác, đề xuất và tổ chức thực hiện những biện pháp chuẩn bị đất nước và lực lượng vũ trang trong những điều kiện cụ thể của chiến tranh, lập kế hoạch tác chiến chiến lược, tổ chức và triển khai lực lượng vũ trang trên các chiến trường tác chiến, chỉ đạo tiến hành các hoạt động tác chiến chiến lược, các chiến cục và chiến dịch chiến lược... xuất phát từ đường lối chính trị, đường lối quân sự và phục vụ cho các đường lối đó. Những thành tựu của chiến lược quân sự được ban lãnh đạo chính trị và quân sự sử dụng khi xác định mục đích của chiến tranh và những phương thức để đạt tới các mục đích đó.<ref> http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=2B25aWQ9MzI5MDcmZ3JvdXBpZD0ma2luZD0ma2V5d29yZD1jaGklZTElYmElYmZuK2wlYzYlYjAlZTElYmIlYTNjK3F1JWMzJWEybitzJWUxJWJiJWIx&page=1</ref>.
 
Đối với các bộ phận hợp thành khác của [[nghệ thuật quân sự]] ([[nghệ thuật chiến dịch]], [[chiến thuật quân sự]]), chiến lược quân sự giữ vai trò chủ đạo. Do vậy, thắng lợi chiến lược là mục tiêu của tất cả các bên tham chiến trong mọi cuộc chiến, bởi nếu không có nó sẽ không thể giành thắng lợi chung cuộc. Trong nhiều trường hợp, các yếu tố [[chiến thuật]] có thể được hi sinh (một bên chấp nhận thương vong cao) để phục vụ cho việc đạt được mục tiêu chiến lược (binh pháp phương Đông còn gọi đây là ''"Bỏ ít lấy nhiều, bỏ tốt lấy xe"'').
 
Ví dụ, hồi [[Chiến tranh]] [[Liên minh thứ nhất]], khi quân Đồng Minh [[Họ Habsburg|Áo]] - [[Phổ (quốc gia)|Phổ]] giao tranh với quân [[Cách mạng Pháp|Pháp Cách mạng]] trong [[trận Valmy]] vào năm [[1792]], không bên nào đạt được thắng lợi ở cấp độ chiến thuật nhưng liên quân phải rút binh và chấm dứt cuộc xâm chiếm [[thủ đô]] [[Paris]], mang lại một chiến thắng mang tính chiến lược cho [[Quân đội Pháp]].<ref> S. P. Mackenzie, ''Revolutionary armies in the modern era: a revisionist approach, trang 41</ref> Trong cuộc [[Nội chiến Hoa Kỳ]], [[quân đội]] [[Liên bang miền Bắc]] và quân [[Liên minh miền Nam]] đã kịch chiến trong [[trận Antietam]]. Cả hai đoàn quân đều phải hứng chịu tổn thất hết sức nặng nề và trận chiến kết thúc bất phân thắng bại về mặt [[chiến thuật]]. Tuy nhiên, sau trận đánh đẫm máu này, quân miền Nam phải triệt binh về [[Virginia]], do đó trận chiến đã trở thành một '''chiến thắng mang tính chiến lược''' của quân miền Bắc, tạo điều kiện cho [[Tổng thống]] [[Abraham Lincoln]] đọc [[Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ]] vào năm [[1862]].<ref>Larry H. Addington, ''The patterns of war since the eighteenth century'', trang 84</ref> Một trường hợp khác, trong [[trận sông Marne lần thứ nhất]] giữa quân Đức và quân Đồng Minh Anh - [[Đệ tam Cộng hòa Pháp|Pháp]] vào năm [[1914]] trong cuộc [[Đại chiến thế giới lần thứ nhất]], cả hai bên đều bị tổn hại nghiêm trọng trong khi liên quân không thể nào diệt được quân Đức, nhưng quân Đức phải thoái binh và thủ đô Paris được cứu nguy, đánh dấu một chiến thắng to lớn về mặt chiến lược của liên quân.<ref>Scholastic Library Publishing, ''Encyclopedia Americana: Wilmot Proviso to Zygote'', trang 249</ref> Hoặc cũng trong cuộc Đại chiến, lực lượng [[Hải quân Hoàng gia Anh|thủy quân Anh]] và [[Hải quân Đế chế Đức|thủy binh Đức]] đã giao chiến trong [[Trận Jutland|trận thủy chiến Jutland]] vào năm [[1916]]. Dẫu cho quân [[Đế chế Đức|Đức]] loại được rất nhiều quân Anh ra khỏi vòng chiến và tuyên bố chiến thắng, thủy binh [[Đế quốc Anh|Anh]] vẫn làm chủ [[Biển Bắc]] và phong tỏa nước Đức, do đó đây là chiến thắng về mặt chiến lược của thủy quân Anh. <ref>Larry H. Addington, ''The patterns of war since the eighteenth century'', trang 152</ref>