Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Đông Dương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 233:
Sau 56 ngày đêm, cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ, toàn bộ 18.000 quân Pháp bị tiêu diệt hoặc bị bắt làm tù binh. Điện Biên Phủ là chiến thắng quân sự lớn nhất của [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] trong toàn bộ chiến tranh Đông Dương. Trên phương diện quốc tế trận này có một ý nghĩa rất lớn: lần đầu tiên quân đội của một quốc gia thuộc địa [[châu Á]] đánh thắng bằng quân sự một quân đội của một [[cường quốc]] [[châu Âu]]. Trận Điện Biên Phủ đã đánh bại ý chí duy trì thuộc địa [[Đông Dương]] của Pháp và buộc nước này ra khỏi Đông Dương. Ngày [[8 tháng 5]], [[hội nghị Geneva]] bắt đầu họp bàn về vấn đề khôi phục hòa bình ở Đông Dương.
 
== Sự tham gia của Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN khác ==
[[Tập tin:Bác Hồ với Trần Canh.gif|nhỏ|trái|Bác Hồ với đại tướng Trần Canh ở Việt Nam năm 1950]]
Ngày 18-1-1950, Trung Quốc chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]]. Trung Quốc trở thành nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tiếp sau đó là Liên Xô và các nước Đông Âu. Trong thời kỳ này, Trung Quốc thực hiện chính sách ngoại giao “nhất biên đảo”, ngả về phe XHCN do [[Liên Xô]] đứng đầu, trực tiếp đối đầu với Mỹ, coi Mỹ là kẻ thù nguy hiểm nhất, cần phải đoàn kết với Liên Xô, với các nước trong phe XHCN để chống lại sự uy hiếp của Mỹ. Vì vậy, mặc dù trong điều kiện còn rất nhiều khó khăn nhưng Trung Quốc đã tích cực ủng hộ và đưa quân tình nguyện tham chiến ở Triều Tiên chống quân [[Liên Hợp Quốc]] và giúp đỡ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chống Pháp.
Dòng 254:
 
''"Trong lúc lương thực và thực phẩm rất thiếu thốn, nhưng nhân dân Việt Nam vẫn cung cấp cho cho các đồng chí Trung Quốc những thực phẩm tốt nhất và tạo mọi điều kiện trong sinh hoạt, ngược lại rất nhiều đồng chí Trung Quốc cũng làm việc hết mình, thậm chí còn cố gắng làm tốt hơn làm công việc của đất nước mình."''
 
== Liên Xô và các nước XHCN khác ==
Trong giai đoạn đầu, Liên Xô đã hình thành quan hệ chính trị toàn diện với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ủng hộ chủ trương và đường lối khôi phục và xây dựng miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, quan hệ này lại không đậm đà bằng quan hệ với các nước khác. Ngày 3/2/1950, Liên Xô mới đặt quan hệ ngoại giao với Indonesia (sau Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 3 ngày), song tháng 1/1953 Liên Xô đã cử đại sứ đi [[Jakarta]], trong khi đó mãi đến gần 2 năm sau tức là ngày 4/11/1954, Liên Xô mới cử Lavraschev - đại sứ đầu tiên của Liên Xô đến [[Hà Nội]].<ref>[http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2191%3Aquan-h-vit-nam-lien-xo-trong-giai-on-khang-chin-chng-m-1954-1975&catid=1513%3Avit-nam-hin-i&Itemid=2938&lang=vi&site=71]</ref>
 
== Sự tham gia của Mỹ ==