Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quách Đình Bảo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Qtngoc (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 20:
 
Cụ '''QUÁCH ĐÌNH BẢO''' sinh năm 1434 (Giáp Dần niên).
Cụ Bảo đỗ Thám hoa trong kỳ thi đình năm 1463, là một trong ba vị tam khôi cùng Lương Thế Vinh (đỗ trạng nguyên), Nguyễn Đức Trinh (đỗ bảng nhãn). Khi đó vua Lê Thánh Tông ban lá cờ thêu mấy câu:
 
Trạng nguyên Lương Thế Vinh,
 
Bảng nhãn Nguyễn Đức Trinh.
 
Thám hoa Quách Đình Bảo,
 
Thiên hạ cộng tri danh.
 
Cụ Bảo đã được bổ nhiệm làm các chức vụ: Hàn lâm viện đại học sĩ, Phó đô ngự sử rồi Đô ngự sử, Thượng thư Bộ Lại, Bộ Lễ và Bộ Hình.
Hàng 26 ⟶ 34:
'''Về giáo dục:''' Năm Kỷ Sửu (1469), năm Nhâm Thìn (1472), Vua mở khoa thi, chọn Quách Đình Bảo tham gia độc quyển (chấm bài). Năm Hồng Đức thứ 12 (1481), Vua mở khoa thi Tân Sửu chọn tiến sỹ cập đệ, Vua đích thân làm chủ khảo, Quách Đình Bảo được giao độc quyển.
 
Năm 1484, Vua Lê Thánh Tông giao cho cụ Quách Đình Bảo trọng trách công việc dựng bia đá danh nhân. Đây là lần đầu tiên dựng bia đá trong Văn miếu, cả thẩy có 10 bia chép tên các vị tam khôi, tiến sỹ, bắt đầu từ năm Đại Bảo thứ ba (khoa Nhâm Tuất -1442) đời Lê Thái Tông, đến khoa Giáp Thìn (1484). Cụ Bảo có tên trong ba người đỗ đầu bảng của bia số 3, cụ [[Quách Hữu Nghiêm]] có tên trong ba người đỗ đầu bảng của bia số 4.
 
Cụ Bảo đã tâu với Vua về việc thay đổi trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa thành tiến sĩ cập đệ, chánh bảng thành tiến sĩ xuất thân, phụ bảng thành đồng tiến sĩ xuất thân để hợp với quy chế ngày nay. Vua y tờ tâu, sai Công bộ khởi công dựng tạc bia.
Hàng 36 ⟶ 44:
 
Ngoài ra Cụ còn dâng biểu tâu “Người để mồ sau không được cậy là ruộng đất tư của mình mà chôn sát, che lấp mồ chôn trước. Kẻ nào cố ý vi phạm thì con cháu họ hàng nhà chôn trước kiện tại quan tư sở tại, bắt mồ chôn sau phải dời đi chỗ khác và bắt phải nộp tiền tạ lễ theo như luật pháp". Vua y theo.
 
Với phẩm chất thẳng thắn, trung thực và uyên bác trong học tập, hình luật tinh thông, làm việc quy củ, phân minh, cho nên năm 1484 khi cụ Bảo tròn 50 tuổi, Vua trao cho chức Thượng thư bộ hình, chức quan cao nhất về quyền lập pháp, hành pháp, cầm cân nảy mực về pháp luật trong cả nước.