Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đoàn Tử Quang”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 15:
Chánh Chủ khảo kỳ [[thi hương]] năm ấy là [[Khiếu Năng Tĩnh]] (Tiến sĩ khoa Canh Thìn, Tự Đức thứ 33, năm 1880) cùng các quan trường thấy ông đã già nhưng vẫn bền chí học hành thi cử nên đều tỏ lòng kính phục, nhưng cũng lo lắng cho sức khỏe của ông. Nhiều người cho rằng Ông khó qua nổi kỳ thi đầu tiên. Thế nhưng các quan trường đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác vì bài làm của ông sau đó khá hay và chữ viết rõ ràng, ngay ngắn.
 
Qua 4 kỳ thi, bài của Ông chỉ xếp sau [[Phan Bội Châu]]. Nhưng vìDo phạm trườngmột quy một lỗixuất nhỏ nêntrong sauquy nàyđịnh ôngngặt khôngnghèo đượccủa xếptrường đỗthi áthời khoa.đó Lẽnên ra, với lỗi này Ông cũngông bị đánh hỏng, song vì bài làm xuất sắc và cũng bởi cảm phục ý chí bền bỉ hiếm có xưa nay nên Chánh Chủ khảo cùng các quan trường đã thảo tấu xin triều đình ban cho ông đỗ. Nhờ đó ông được lấy đỗ song chỉ được xếp thứ 29/30 người trúng tuyển khoa thi này <ref> [http://dvhnn.org.vn/vi/news/Hoa-hoc-duong/DOAN-TU-QUANG-TAM-GUONG-SANG-VE-HOC-TAP-SUOT-DOI-MOT-NGUOI-CON-CHI-HIEU-127/ ĐOÀN TỬ QUANG: TẤM GƯƠNG SÁNG VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI, MỘT NGƯỜI CON CHÍ HIẾU]</ref>.
 
== Câu chuyện trong trường thi ==
Việc một ông lão 82 tuổi dự thi đã được Chánh Chủ khảo Khiếu Năng Tĩnh và Phó Chủ khảo [[Mai Khắc Đôn]] phải ghi chép lại thành chuyện dưới đầu đề "Mẩu chuyện hay được ghi lại ở Trường Thi" ở trong sách "Khoa Canh Tý" như sau:
 
{{cquote|Ông lão vào tôi rời khỏi ghế, cầm tay ông lão cùng đi mà rằng "Đẹp làm sao! thọ làm sao!". Chí khí cao mà kiên định vậy! "xin hỏi mắt cụ có bị mờ không"? Ông lão trả lời "có bị mờ". Tôi lại hỏi "Chân gối cụ có bị mỏi không?". Ông lão đáp: "còn có thể đi bộ, chạy, lễ, bái, đưa, đón được".
 
Ông lão mang ống quyển vào, xét số, hạ lều, xong ngồi ngay ngắn ở giữa chiếu của mình. Trời về chiều khi đã vài ba chục thí sinh nộp bài thì ông lão vai mang ống quyển, tay kéo xe lều chõng lọc cọc, cùng các thí sinh kẻ trước người sau ra về...
 
Vào phúc hạch, viên đề tuyển đưa danh sách thông báo ra ngoài. Tên ông lão có trong số đó. Đến khi đưa quyển vào phúc duyệt, không hề bài nào có chữ đậm nhạt không đúng kiểu hoặc bị nghiêng đổ. Sau khi khớp phách nên biết quyển bài của ông lão về tài năng, ưu; thơ phú, ưu; Văn sách, thứ; phúc hạch, trung bình.....}}
 
== Ngày xướng danh ==
Dòng 42:
:''Ung dung chống gậy tới Nam cai''
:''Nhà huyên tuổi hạc chín mươi tám''
:''Giờ thấy con ta đắc ý rồi.'' <ref>Nhân Phủ dịch. Dẫn lại theo Lê Minh Quốc trong Hỏi đáp giáo dục Việt Nam, NXB trẻ, 2001</ref>
 
Thủ khoa kỳ thi đó là Phan Bội Châu, đã cảm phục và sáng tác bài ca tặng ông và đôi câu đối:
 
:''Xảo thật trời kia, xảo thật nguyệt kia, hẵng đem mùi cay đắng thử khách tài hoa, đã toan phụ tám mươi năm nợ nần thư kiếm'';
 
:''Lạ thay người ấy, sướng thay người ấy, muốn ôm mớ văn chương về trả tạo hóa, mà lại xem muôn ngàn dặm cái phong vân''.<ref>Bản dịch của Ninh Viết Giao. Dẫn lại theo Lê Minh Quốc trong Hỏi đáp giáo dục Việt Nam, NXB trẻ, 2001</ref>
 
== Làm quan ==