Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người Ostrogoth”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 20:
{{legend|#80f|[[Đế quốc La Mã]]}}]]
Người Goth mãi cho đến cuối thế kỉ thứ 3 SCN mới được đề cập đến trong một số nguồn khi mà họ dường như đã chia thành ít nhất hai nhóm, [[người Greuthungi]] ở phía đông và [[người Tervingi]] ở phía tây, hai bộ lạc người Goth đã chia sẻ nhiều khía cạnh, đặc biệt là công nhận một vị thần bảo trợ mà những người La Mã gọi tên là [[thần Mars]]. Điều này được gọi là "chia ra", hoặc thích hợp hơn, sự tái định cư của bộ lạc phía tây vào tỉnh Dacia của La Mã như là một kết quả tự nhiên của sự bão hòa dân số ở khu vực phía bắc của Biển Đen. Người Goths ở Dacia đã thiết lập một vương quốc rộng lớn và hùng mạnh trong thế kỷ thứ ba và thứ tư giữa [[sông Danube]] và [[sông Dniepr]] ở những nơi bây giờ là [[Romania]], [[Moldova]] và miền tây [[Ukraine]]. Đây là một nhà nước đa bộ tộc được cai trị bởi một tầng lớp quý tộc Goth nhưng cũng là nơi sinh sống của nhiều bộ tộc khác liên quan đến nhau nhưng đa ngôn ngữ, bao gồm [[người Sarmatia]] nói tiếng Iran, [[người Gepids]] nói tiếng Đức, [[người Dacia]] nói tiếng Thracia, và các bộ lạc nhỏ người Celt và Thracia khác và có thể có [[người Slav]]<ref>http://www.britannica.com/EBchecked/topic/434454/Ostrogoth</ref>
===CuộcCác cuộc xâm lược của người Hung===
Sự nổi lên của [[người Hung]] khoảng năm 370 đã chôn vùi các vương quốc của người Goth. Nhiều người Goth di cư vào vùng đất của người La Mã tại khu vực Balkan, trong khi những người khác vẫn còn phía bắc của sông Danube dưới sự cai trị của người Hun. Họ đã trở thành một trong những chư hầu của người Hung tham chiến ở châu Âu, như trong [[trận Chalons]] năm 451. Một số cuộc nổi dậy chống lại người Hung đã bị đàn áp. Khi mà quyền bá chủ của người Hung sụp đổ trong giai đoạn năm 450, nó đã dẫn đến một thời kì biến động hơn nữa trong các vùng đất phía bắc của sông Danube, trong đó hầu hết cư dân người Goth cư trú trong khu vực đã di cư đến khu vực Balkan. Đó là nhóm người được biết đến như là người Ostrogoth.