Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sahel”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Demon Witch (thảo luận | đóng góp)
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.3) (Bot: Thêm th:ซาเฮล; sửa cách trình bày
Dòng 4:
'''Sahel''' (từ [[tiếng Ả Rập]]: ساحل, ''sahil'' nghĩa là bờ, ranh giới của sa mạc [[Sahara]]) là tên gọi khu vực ranh giới ở [[châu Phi]] nằm giữa [[Sahara]] ở phía bắc và khu vực màu mỡ hơn ở phía nam là [[sudan (khu vực)|sudan]] (không nhầm với [[Sudan|quốc gia cùng tên gọi]]).
 
== Địa lý ==
Sahel chủ yếu là [[xavan]] và kéo dài khoảng 6.000 km (3.729 dặm) từ ven [[Đại Tây Dương]] ở phía tây tới khu vực [[sừng Châu Phi]] ở phía đông, với bề rộng từ khoảng 150 km ở phía đông (ven [[Hồng Hải]]) cho tới khoảng 800 km (ở phía tây, ven [[Dakar]]) cảnh quan thay đổi dần từ các [[đồng cỏ]] bán khô cằn tới dạng xavan bụi gai. Theo dòng lịch sử của châu Phi thì khu vực này đã từng là quê hương của một vài vương quốc tiên tiến nhất đượng hưởng lợi từ hành trình thương mại xuyên sa mạc. Một cách tổng thể thì các vương quốc này được gọi chung là các [[vương quốc Sahel]].
 
Các quốc gia nằm trong dải sahel ngày nay bao gồm [[Senegal]], [[Mauritania]], [[Mali]], [[Burkina Faso]], [[Niger]], [[Nigeria]], [[Chad]], [[Sudan]], [[Eritrea]].
 
== Khí hậu, môi trường ==
Khoảng 12.500 năm trước, dải sahel là một phần của sa mạc Sahara và bị các cồn cát bồi lấp với cảnh quan tương tự như ngày nay. Trung bình dải sahel nhận được khoảng 150–500 [[mm]] (6–20 inch) [[mưa]] mỗi năm, chủ yếu là trong thời kỳ [[gió mùa]] (tháng 6 tới tháng 9 hàng năm) nhưng vũ lượng phân bố không đều. Ở phía bắc lượng mưa có khi chỉ đạt 20 mm. Mùa khô kéo dài cũng là lúc nhiệt độ trung bình tăng cao (trên 20 °C) làm nước bốc hơi nhanh, nên đất đai khô cằn.
 
Khu vực sahel nằm trong vùng [[nhiệt đới]] bị giao động bởi hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Vì đó mà chu kỳ thay đổi từ mùa khô sang mùa mưa và ngược lại không còn bình thường, phân bổ không đều. Điều này được thể hiện với mùa khô kéo dài tới 10 tháng. Cũng theo đó thì mùa mưa ngắn hơn có khi chỉ thoáng qua.
Dòng 26:
Đối với khí hậu toàn cầu, lượng mưa ở sahel không chỉ tác động đến dải sahel mà còn ảnh hưởng đến cường độ hoạt động của các trận [[bão]] tại khu vực Đại Tây Dương cận duyên.<ref name = "Landsea-Gray">Landsea C., và Gray, n. [http://www.aoml.noaa.gov/hrd/Landsea/sahel/index.html The Strong Association between Western Sahel Monsoon Rainfall and Intense Atlantic Hurricanes]. ''Journal Of Climate'', Vol. 5, No. 5, 5-1992.</ref>
 
== Nếp sống du mục ==
Theo truyền thống, phần lớn các dân tộc sinh sống trong khu vực sahel là các bộ lạc du mục, hoạt động chủ yếu là du canh, du cư. Họ trồng cây lương thực và chăn nuôi gia súc rồi di chuyển theo một lịch trình tùy theo mùa màng. Đây là lối sống [[du mục]], cũng có lẽ là cách thức phù hợp nhất trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của khu vực này. Tuy vùng bắc sahel thường bị hạn hán nhưng trái lại, cỏ đất vùng đó lại có hàm lượng dinh dưỡng cao. Ngược lại khu nam sahel ẩm ướt hơn nhưng cỏ xấu. Để tận dụng tối đa năng suất đất, thổ dân sahel phải chăn đàn mục súc di chuyển lên hướng bắc khi vùng đó có mưa rồi lại quay xuống hướng nam tìm cỏ vào mùa khô. Cuộc thiên cư thường là vài trăm kilômét. Khi dân du mục ngụ cư ở các khu vực màu mỡ, ở đó thường xảy ra xung đột với dân ngụ canh địa phương.
 
== Khô hạn ==
{{main|Khô hạn sahel}}
Năm 1914, tại khu vực sahel đã diễn ra một vụ khô hạn lớn, do lượng mưa thấp hơn so với mức trung bình và nó đã dẫn tới nạn đói kém mất mùa trên một quy mô lớn. Trong thập niên 1960 thì người ta đã ghi nhận sự gia tăng lượng mưa trong khu vực, làm cho khu vực khô cằn phía bắc trở nên dễ tiếp cận hơn. Khi đó đã có những nỗ lực do các chính quyền hỗ trợ để di chuyển nhiều người lên phía bắc và khi thời kỳ khô hạn kéo dài từ năm [[1968]] tới năm [[1974]] diễn ra thì việc chăn thả gia súc tại đây nhanh chóng trở thành không phù hợp nữa. Giống như vụ khô hạn năm 1914, điều này cũng dẫn tới nạn đói ở quy mô lớn, nhưng lần này tác động của nó không mạnh như trước do có sự trợ giúp nhanh chóng của quốc tế. Thảm họa đói kém này cũng là tiền đề dẫn tới sự thành lập [[Quỹ quốc tế phát triển nông nghiệp]] (IFAD) của [[Liên hiệp quốc]] năm 1977.
== Kinh tế ==
=== Trồng trọt ===
Người nông dân trong khu vực sahel chủ yếu là trồng [[kê (cây)|kê]], [[lạc]] nhưng cũng trồng cả [[sắn]] và [[khoai lang]] để tự cung tự cấp. Sau một vài năm họ lại chuyển tới các vùng đất trồng mới, tuy nhiên, do sự gia tăng dân số lớn tại khu vực phía bắc, nơi mà việc canh tác nông nghiệp của họ đã vượt quá khả năng của vùng đất khô cằn nên nhu cầu vê các hệ thống tưới tiêu nước là rất cần thiết.
=== Chăn nuôi ===
Đứng hàng thứ hai về tầm quan trọng trong nông nghiệp của khu vực sahel là chăn thả gia súc, trong đó chủ yếu là [[bò (động vật)|bò]] và [[dê]]. Người dân chủ yếu làm gia tăng năng suất của đàn gia súc bằng cách thức gia tăng số đầu con chứ chưa quan tâm tới việc cải tạo và nâng cao phẩm chất con giống. Điều này dẫn tới số lượng gia súc tăng quá nhanh và chúng tìm kiếm mọi nguồn thức ăn có thể, kể cả rễ cây. Quá trình này cũng là một yếu tố dẫn tới sự tái sa mạc hóa đất đai. Ngoài ra, những người nông dân cũng dựa trên tính chu kỳ của mưa, các điều kiện thuận lợi để phục hồi và phát triển các bãi chăn thả, để đưa gia súc của mình tới. Điều này làm cho việc chăn thả trở thành quá mức và làm cho các loài cỏ không kịp phục hồi, làm cho đất không kịp phục hồi do lượng nước tiểu và phân gia súc quá lớn chưa kịp biến đổi sang dạng thích hợp cho sự phục hồi đất và cây cỏ. Nhiều cây gỗ cũng bị khô héo đi do dê vặt trụi lá và vỏ cây.
== Nguồn nước ==
Trong khu vực sahel có các sông chính sau: [[sông Niger]], [[sông Chari|Chari]], [[sông Nin|Nin]], [[sông Volta Trắng|Volta Trắng]], [[sông Volta Đen|Volta Đen]], [[sông Komadugo|Komadugo]],
[[sông Salamat|Salamat]], [[sông Sokoto|Sokoto]], [[sông Bani|Bani]], [[sông Logon|Logon]], [[sông Benue|Benue]]. Các hồ lớn có [[hồ Chad]], [[hồ Kainji-Stausee]].
 
== Xem thêm ==
*[[Đường cao tốc xuyên Sahel]]
*[[Viêm màng não#Dịch tễ học]]
*[[Vương quốc Sahel]]
 
== Tham khảo ==
{{reflist}}
 
Dòng 104:
[[sv:Sahel]]
[[tt:Сәхил]]
[[th:ซาเฮล]]
[[tr:Sahel]]
[[uk:Сахель]]