Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tin đồn về cái chết của Paul McCartney”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
'''''Tin đồn về cái chết của Paul McCartney''''' (nguyên gốc tiếng Anh: '''''Paul is dead''''') là một trong những câu chuyện chứng minh được sức lan tỏa nhanh chóng của thông tin trong thời buổi bùng nổ dữ dội của công nghệ và ngành báo. Tin đồn này dựng nên một tình huống khá thuyết phục về [[Paul McCartney]], thành viên của [[The Beatles]], khi cho rằng anh đã chết từ năm [[1966]] và được ban nhạc chọn một người thay thế có ngoại hình giống hệt.
 
Tháng 9 năm 1969, một nhóm sinh viên tại [[Mỹ]] phát hành một bài viết cho rằng có thể là [[Paul McCartney]] thực tế đã qua đời từ lâu, dẫn chứng qua các manh mối có thể tìm thấy trong các ca từ và hình ảnh của [[The Beatles]]. Tin đồn có sức lan tỏa rộng khắp, đến nổi chỉ sau vài tuần đã trở thành hiện tượng quốc tế. Mọi chuyện chỉ chấm dứt khi tạp chí [[Life]] thực hiện một bài phỏng vấn với Paul vào tháng 11 cùng năm. Đây là một trong những tin đồn kinh điển nhất, mang tính rộng khắp và ảnh hưởng lâu dài tới văn hóa đại chúng.
 
== Khởi nguồn ==
Tin đồn rằng [[Paul McCartney]] đã chết trong một tai nạn giao thông vào tháng 1 năm 1967 tại [[London]] với chính chiếc [[xe hơi]] của anh. Các tin đồn đã được nhận biết và được cải chính trong số ra tháng 2 năm 1967 của tờ [[The Beatles Book]]<ref>"Beatle News" ''The Beatles Book'' February 1967</ref>, nhưng không rõ là những tin đồn năm 1969 có liên quan đến nó hay không<ref name=moriarty>Moriarty, Brian (1999) [http://ludix.com/moriarty/paul.html ''Who Buried Paul?''], lecture</ref>. Thực tế, vào mùa thu năm 1969, [[The Beatles]] đang trong quá trình chuẩn bị tan rã, McCartney ít xuất hiện trước công chúng và anh nghỉ gần như toàn thời gian ở [[Scotland]] với người vợ mới cưới [[Linda McCartney|Linda]] để chuẩn bị cho sự nghiệp solo<ref>{{cite book| last=Miles| first=Barry| year=2001| authorlink=Barry Miles| title=The Beatles Diary Volume 1: The Beatles Years&nbsp;— Chapter 11 (1969)| publisher=Omnibus Press| isbn=0-7119-8308-9| ref=miles}}</ref><ref name=neary/>.
 
Ngày [[17 tháng 9]] năm [[1969]], bài báo có tên "Is Beatle Paul McCartney Dead?" ("''Có phài McCartney của Beatle đã chết ?''") được đăng trong một số báo của [[Trường đại học Drake]] ở [[Iowa]]. Bài viết kể về một tin đồn đang loang trong khuôn viên trường là Paul đã qua đời trong một tai nạn xe hơi. Một số dẫn chứng được nhắc tới, như câu hát "''Turn me on, dead man''" nghe được trong bài [[Revolution 9]] từ [[The Beatles (album)|Album trắng]] (1968) khi cho chạy ngược<ref>[http://web.archive.org/web/20110723105923/http://library.drake.edu/blogs/it-was-40-years-ago-yesterday%E2%80%A6 Bart Schmidt, "It was 40 Years Ago, Yesterday…"], Drake University: Cowles Library blog, 18 Sep 2009</ref>. Trong thông báo ngày 11 tháng 10, [[Derek Taylor]], đại diện báo chí của [[The Beatles]] nói: ''"Gần đây, chúng tôi nhận được hàng loạt câu hỏi hoài nghi liệu Paul đã chết? Dĩ nhiên là chúng tôi luôn có những câu hỏi kiểu này từ nhiều năm nay, nhưng chỉ vài tuần gần đây thôi, chúng tràn ngập ở văn phòng tôi và nhà tôi cả ngày lẫn đêm. Tôi thậm chí còn nhận được cả những cú điện thoại từ các [[DJ]] và nhiều người khác từ tận nước [[Mỹ]]."''<ref>(UPI) "[http://news.google.com/newspapers?id=aHwzAAAAIBAJ&sjid=4DIHAAAAIBAJ&pg=5871,970425&dq=mccartney&hl=en Beatle Paul McCartney Is Really Alive]" ''Lodi News-Sentinel'' 11 October 1969: 5</ref>
 
== Phát tán ==
:''Xem thêm: [[Abbey Road#Tin đồn về cái chết của Paul McCartney|Abbey Road]]''
[[Tập tin:AbbeyRoadcover.jpg|nhỏ|phải|200px|Bìa album Abbey Road được coi là "lời điếu" của ban nhạc dành cho Paul]]
Ngày [[12 tháng 10]] năm [[1969]], một người nặc danh gọi điện cho DJ Russ Gibb của đài phát thanh thành phố [[Detroit]] nói về tin đồn và những chứng cứ theo kèm. Gibb và người nọ cùng nhau tranh luận sau đó suốt 1 giờ đồng hồ. Chỉ 2 ngày sau, tờ [[The Michigan Daily]] cho công bố một bài viết về album [[Abbey Road]] của một sinh viên [[trường đại học Michigan]] tên là Fred LaBour có nhan đề "McCartney Dead; New Evidence Brought to Light"<ref>LaBour, Fred. "[http://news.google.com/newspapers?id=2gxKAAAAIBAJ&sjid=cR4NAAAAIBAJ&pg=903,2323118&dq=mccartney&hl=en McCartney Dead; New Evidence Brought to Light]" ''[[The Michigan Daily]]'' 14 October 1969: 2</ref>. Bài viết nhận định những dấu hiệu có thể dễ dàng thấy trong album cuối cùng của [[The Beatles]], kể thêm cả những chi tiết mới trong bản LP của album. Có lẽ vì tưởng tượng ra quá nhiều chuyện, chính LaBour còn thấy bất ngờ khi những suy nghĩ của mình vượt quá cả biên giới nước [[Mỹ]]<ref name=Allen>{{Cite news| url = http://michigantoday.umich.edu/2009/11/story.php?id=7565&tr=y&auid=5578331 | last = Glenn | first = Allen | title = Paul is dead (said Fred) | newspaper = Michigan Today | location = University of Michigan | date = 11 November 2009}}</ref>. Đài phát thanh của [[Detroit]] sau đó dành hẳn 2 giờ phát sóng để nói về vấn đề này trong buổi phát "The Beatle Plot" ngày [[19 tháng 10]].
 
Sáng ngày [[21 tháng 10]] năm [[1969]], DJ Roby Yonge của đài phát thanh [[New York]] lên sóng tranh luận về chủ đề này. Tới tối, họ có được con số kỷ lục người nghe trên tổng số 38 bang của nước [[Mỹ]] và nhiều vùng lãnh thổ khác<ref>[http://www.musicradio77.com/transm.html Musicradio 77 WABC], musicradio77.com - Retrieved: 5 August 2007</ref>. Ngay sau đó, đại diện của [[The Beatles]] lên tiếng chính thức phủ nhận mọi tin đồn liên quan tới cái chết của [[Paul McCartney]].
 
Câu chuyện trong tin đồn được mô tả khá liên kết. Vài năm trước (cụ thể ngày 9 tháng 11 năm 1966), sau những cãi vã với các Beatle khác tại phòng thu, Paul đã thiếu bình tĩnh khi lái xe. Anh bị tai nạn và qua đời ngay sau đó. Để không làm mất hình tượng trước công chúng, [[The Beatles]] đã đi tìm một người đóng thế tên là "William Stuart Campbell", người chiến thắng trong một cuộc tuyển chọn bí mật<ref name="Harbidge"/>.
 
=== Những "manh mối" ===
Dòng 22:
 
== Phản ứng ==
[[Tập tin:LIFE November 1969.jpg|nhỏ|phải|200px|Bìa tạp chí LIFE tháng 11 năm 1969 bác bỏ tin đồn với hình gia đình McCartney tại Scotland và dòng chữ "Paul is still with us" (''Paul vẫn còn với chúng ta'')]]
Ngày [[21 tháng 10]] năm [[1969]], văn phòng của [[The Beatles]] chính thức lên tiếng cải chính về tin đồn này khi nói rằng nó "như một kiểu tin rác cũ rích"<ref>"Beatle Spokesman Calls Rumor of McCartney's Death 'Rubbish'" ''New York Times'' 22 October 1969: 8</ref> và thêm rằng "câu chuyện liên quan tới 2 năm trở lại đây, trong khi chúng tôi vẫn luôn vui vì có Paul ở bên"<ref>Phillips, B.J. "McCartney 'Death' Rumors" ''Washington Post'' 22 October 1969: B1</ref>. Tin đồn chấm dứt khi ngày [[7 tháng 11]]<ref name="beatlesbible">[http://www.beatlesbible.com/features/paul-is-dead/ "Paul Is Dead Myth"], The Beatles Bible website, Retrieved: 16 October 2008</ref>, tạp chí ''Life'' công bố bài phỏng vấn với [[Paul McCartney]] trong đó anh nói:
 
:''"Có lẽ tin đồn xuất hiện bởi gần đây tôi ngày một ít tiếp xúc với báo chí. Tôi đã dành quá nhiều thời gian cho họ, vậy nên mấy ngày qua tôi không có gì để nói nữa. Tôi đang rất hạnh phúc bên gia đình và tôi sẽ làm việc trở lại một khi tôi muốn. Tôi vẫn hăng say suốt 10 năm qua và tôi chưa có ý định dừng lại. Giờ thậm chí tôi có thể dừng lại bất cứ lúc nào. Có khi tôi lại nổi tiếng hơn một chút nhờ mấy ngày vừa qua."''<ref name=neary>{{cite journal|last1 = Neary|first1 = John|date = 7 November 1969|title = The Magical McCartney Mystery|journal = Life|pages = 103–106}}</ref>