Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiền tệ Đại Việt thời Lý”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Tiền tệ Đại Việt thời Lý''' phản ánh những vấn đề liên quan tới [[tiền tệ]] lưu thông vào thời [[nhà Lý]] ([[1009]]-[[1225]]) trong [[lịch sử Việt Nam]].
 
== Tiền trong đời sống kinh tế - xã hội ==
[[Đại Việt sử ký toàn thư]] cho thấy tiền đã được sử dụng và phát hành nhiều trong thời [[Lý Thái Tổ]]. Cả lương bổng lẫn tô thuế đều có thể trả bằng tiền<ref>[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt07.html Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ thực lục quyển 2]</ref>.
 
Thương mại phát triển bước đầu, nhu cầu trao đổi hàng hóa trong nước ngày càng tăng. Tiền do triều đình nhà Lý đúc ra không đáp ứng đủ nhu cầu lưu thông [[hàng hóa]]. Nhiều đồng tiền [[nhà Tống]] và thậm chí thời [[nhà Đường|Đường]] vẫn được lưu hành trong nước<ref>Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 146</ref>.
 
Với quan điểm trọng nông ức thương, sử sách đề cập rất ít về vấn đề tiền tệ. Các sách sử Việt Nam không nói rõ quan hệ giữa các đơn vị tiền vào thời kỳ này và không phản ánh quan hệ giá trị giữa tiền Việt và tiền Tống lưu hành khi đó. Theo lệ cổ bên Trung Quốc, 1 lạng bạc = 1 quan = 1000 đồng nhưng từ thời Ngũ Đại rút bớt giá trị, sang thời Tống cũng theo tỉ lệ này: 1 quan tương đương 770 đồng<ref> Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 58-59</ref>.
 
== Các đồng tiền thời Lý ==
[[Nhà Lý]] đúc tiền bằng hợp kim [[đồng]] – giống như tiền lưu hành ở vùng Đông Nam [[Trung Quốc]] khi đó ([[nhà Tống]] ngoài tiền hợp kim đồng còn đúc cả tiền [[sắt]]) <ref> Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 58</ref>.
 
Các đồng tiền nhà Lý qua các đời vua gồm có:
Dòng 16:
 
[[Tập tin:Thuan_Thien_dai_bao.jpg|nhỏ|phải|100px|Thuận Thiên đại bảo]]
Đây là tiền kim loại được giới nghiên cứu tiền cổ ở Việt Nam cho là của [[Lý Thái Tổ]] vì ông vua này có một niên hiệu là Thuận Thiên. Bên Trung Quốc có [[Sử Tư Minh]] khi làm vua cũng có niên hiệu ''Thuận Thiên'', nhưng ông này cho đúc tiền ''Thuận Thiên nguyên bảo đương bách''. Sau này, [[Lê Thái Tổ]] cũng lấy niên hiệu ''Thuận Thiên'', nhưng tiền đúc ra gọi là ''Thuận Thiên thông bảo'' hoặc ''Thuận Thiên nguyên bảo''.
 
;Minh Đạo thông bảo