Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Waterloo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 29:
}}
{{Chiến tranh Liên minh thứ bảy}}
'''Trận Waterloo''' diễn ra vào ngày [[chủ nhật]] [[18 tháng 6]] năm [[1815]] tại một địa điểm gần [[Waterloo, Walloon Brabant|Waterloo]], thuộc [[Bỉ]] ngày nay. Đây là một trong những trận đánh nổi tiểng nhất và cũng là dấu chấm hết cho [[Các cuộc chiến tranh của Napoléon|cuộc chiến tranh Napoléon]]. Quân đội Đế chế Pháp ([[Grande Armée|La Grande Armée]]) dưới sự chỉ huy của [[Napoléon Bonaparte]] đã bị đánh bại bởi liên quân của [[Liên minh thứ bảy]], bao gồm quân Anh và đồng minh do [[Arthur Wellesley, Công tước thứ nhất của Wellington]] chỉ huy và quân Phổ do [[Nguyên soái|Thống chế]] [[Gebhard von Blücher]] chỉ huy. Đây là trận đánh kết thúc chiến dịch Waterloo và cũng là trận đánh cuối cùng của Napoléon. Thất bại ở trận đánh này đã đặt dấu chấm hết cho ngôi vị [[Danh sách vua và hoàng đế Pháp|Hoàng đế Pháp]] của Napoléon và vương triều một trăm ngày của ông.
 
Sau khi Napoléon trở lại nắm quyền vào năm 1815, các nước chống lại ông đã cùng nhau thành lập [[Liên minh thứ bảy]], và bắt đầu điều động quân đội. Hai lực lượng lớn dưới quyền chỉ huy của Wellington và Blücher tiến sát biên giới phía đông bắc nước Pháp. Napoléon quyết định tấn công để tiêu diệt họ trước khi họ kết hợp cùng các thành viên khác trong Liên minh để tiến hành một cuộc xâm lăng vào nước Pháp. Trận Waterloo chính là cuộc chiến quyết định trong chiến dịch Waterloo 3 ngày (từ 16-19 tháng 6 năm 1815) này. Trước đó, vài trận đánh đẫm máu đã kết thúc với thất bại của Napoléon trong việc ngăn cách các kẻ thù của ông - sự lặp lại của chiến bại của ông hồi chiến tranh [[Liên minh thứ sáu]].<ref name="black2425je"/>
Dòng 65:
Có ba lực lượng chính tham gia vào trận đánh: "Đoàn binh phương Bắc" của Pháp (''Armée du Nord'') dưới quyền Napoléon, một lực lượng quân đội đa quốc gia dưới quyền Wellington, và quân Phổ dưới quyền Blücher. Quân Pháp có khoảng 69.000 người, gồm 48.000 bộ binh, 14.000 kỵ binh, và 7.000 pháo binh, cùng 250 khẩu pháo.<ref>Barbero 2005, trang 75.</ref> Napoléon đã từng dùng lệnh cưỡng bách tòng quân trong quá khứ, nhưng ông không sử dụng phương pháp này vào năm 1815. Tất cả binh sĩ của Napoléon lúc đó đều là các cựu binh lão luyện từng tham chiến cùng ông ít nhất là một chiến dịch trước đây, và nay họ đều tự nguyện trở về dưới trướng ông. Lực lượng quân kỵ binh của Napoléon rất đông đảo và mạnh mẽ, gồm 14 trung đoàn [[Thiết Kỵ binh áo giáp]] và bảy trung đoàn Kỵ binh đánh giáo. Do đó, đoàn binh mà Napoléon dẫn đầu trong trận chiến Waterloo trở thành một trong những đội quân tinh nhuệ nhất trong suốt cuộc đời võ nghiệp của ông.<ref name="englund44042"/> Quân Liên minh lúc đó không có binh sĩ giáp nặng và Wellington cũng chỉ có một ít kỵ binh đánh giáo.
 
Wellington tự nhận về lực lượng của mình là "tệ hại, yếu đuối, trang bị kém, và ban chỉ huy rất thiếu kinh nghiệm".<ref>Longford 1971, trang 485</ref> Ông có 67.000 quân, gồm 50.000 bộ binh, 11.000 kỵ binh, và 6.000 pháo binh, với 150 khẩu pháo. 25.000 binh sĩ trong lực lượng của ông là người Anh, và 6.000 thuộc Quân đoàn Đức của Nhà [[vua]] (''King's German Legion'', một đội quân Anh mà thành phần gồm những người Đức lưu vong). Tất cả binh sĩ Anh đều là lính thường trực, và chỉ có 7.000 trong đó từng tham chiến ở bán đảo Iberia.<ref>Longford 1971, trang 484</ref> Ngoài ra thì 17.000 binh sĩ là từ Hà Lan và Bỉ, 11.000 từ [[Hanover]], 6.000 từ [[Brunswick]], và 3.000 từ [[Nassau]].<ref>Barbero 2005, trang 75–76.</ref> Hồi chiến tranh ở bán đảo Tây-Bồ, Napoléon rất khinh suất Wellington, và bản thân ông phải nổi giận khi bị Hoàng đế nước Pháp gọi là "tên tướng [[sepoy]]", ám chỉ hồi trước Wellington làm chủ soái quân đội Anh tại Ấn Độ. Napoléon I thậm chí còn tin chắc là quân Pháp sẽ chiến thắng ở bán đảo Tây-Bồ vào năm [[1810]]. Tuy nhiên, vào năm 1815, Napoléon đã có thay đổi : những chiến thắng liên tiếp của quân đội Wellington trên bán đảo Tây-Bồ đã khiến ông lo sợ Quận công Wellington. <ref name="black2425je">{{harvnb|Black|2009|pp=24-25}}</ref>
 
Nhiều binh sĩ trong quân đội của Wellington còn khá thiếu kinh nghiệm.<ref>Longford 1971, trang 486</ref> Quân đội Hà Lan mới được tái thành lập vào năm 1815, sau khi Napoléon thất bại. Ngoại trừ quân Anh và lực lượng đến từ Hanover và Brunswick từng chiến đấu ở Tây Ban Nha cùng quân Anh, phần còn lại của quân đội Liên minh này là những người từng đứng trong hàng ngũ quân Pháp và các đồng minh của Napoléon. Wellington cũng không có đủ kỵ binh, chỉ có bảy trung đoàn từ Anh và ba trung đoàn kỵ binh Hà Lan. Công tước xứ York đã áp đặt nhiều vị sĩ quan của mình cho Wellington, trong đó có vị phó chỉ huy chỉ đứng hàng thứ hai sau ông là [[Henry Paget, Hầu tước thứ nhất của Anglesey|Bá tước xứ Uxbridge]]. Vị này chỉ huy kỵ binh và được Wellington cho phép triển khai kế hoạch của đội quân này theo ý mình. William cũng giao cho Vương công Frederik của Hà Lan (em của Quận công xứ Orange) đóng 17.000 quân tại [[Halle (Saale)|Halle]], cách chiến trường tám dặm về phía tây. Họ không tham gia trận đánh mà đóng ở đó để đề phòng khi trận đánh thất bại và Wellington phải rút lui.
Dòng 184:
== Ý nghĩa trận đánh ==
[[Image:Blucher Wellington i Napoleon (1815).jpg|thumb|trái|Tranh biếm họa năm 1815 nói về chiến thắng của Blucher và Wellington trước Napoleon]]
Các liệt cường ở châu Âu lục địa đều phải kính nể danh tướng Wellington bởi vì ông đã đại thắng Napoléon trong một trận quyết chiến lừng lẫy.<ref name="veve45toh"/> Theo tác giả Haythornthwaite, dĩ nhiên, sự cứu viện kịp thời của Quân đội Phổ đóng vai trò định đoạt cho chiến thắng oanh liệt của ông, nhưng dầu sao chăng nữa thì ông cũng xứng đáng trở thành người hủy diệt cuối cùng của Napoléon và là vị anh hùng sáng chói của nước Anh. Chính sự chống trả ác liệt của ông đã mở đường cho quân Phổ đến kịp. Sau chiến thắng vinh quang, dần dần từ một vị chiến tướng kỳ tài, ông trở thành một biểu tượng cao đẹp của đất nước Anh.<ref name="philiphaythorn83t">{{harvnb|Haythornthwaite|2007|p= 83}}</ref> Lòng quả cảm, và rắn chắc như sắt đá của ông mang lại đại thắng huy hoàng, gợi lại những thắng lợi hiển hách của ông trong những ngày tháng chiến đấu cam go chống quân Pháp ở bán đảo Tây-Bồ.<ref name="veve45toh"/> Trận ác chiến tại Waterloo là một trận chiến có ý nghĩa quyết định trong lịch sử. Nó đánh dấu kết thúc cho một loạt những cuộc chiến tranh đã khiến châu Âu rối loạn trong hơn 25 năm, kể từ sau [[Cách mạng Pháp]] năm 1789. Không những là thắng lợi quyết định chấm dứt vĩnh viễn kế hoạch tái lập nền Đệ nhất Đế chế Pháp,<ref name="gcannon75"/> nó cũng đã chấm dứt binh nghiệp và sự nghiệp chính trị của Napoléon Bonaparte, một trong các tướng lãnh và chính trị gia vĩ đại nhất trong lịch sử. Vương triều Một Trăm Ngày của ông mở đầu với thắng lợi, đã chấm dứt bằng chiến bại thảm hại tại Waterloo, làm đoàn binh của ông bất thình lình lâm vào thảm cảnh "bèo dạt mây trôi".<ref name="robertco431"/><ref name="cowley321r"/> Trong lịch sử châu Âu, thời đại của Napoléon đến đây là chấm dứt.<ref name="cannon116">Gwen Cannon, ''France'', trang 116''</ref> Điều đó thể hiện sự hoàn hảo và quyết định của đại thắng tại Waterloo, như một chiến thắng huy hoàng,<ref name="fitch360mi">{{harvnb|Fitch|1905|p=360}}</ref> đối với mục tiêu của phe Đồng minh. Cuối cùng, với tiền đề vững chắc, nó đã bắt đầu nửa thế kỷ hòa bình ở châu Âu, cho tới trước khi cuộc [[Chiến tranh Krym]] bùng nổ. Sử gia Edward Creasy xếp trận Waterloo vào trong danh sách 15 trận chiến có ý nghĩa quan trọng nhất trong lịch sử (từ [[trận Marathon]] đến trận Waterloo). Và, tính cho đến giữa thế kỷ thứ XIX, đây là trận chiến lớn cuối cùng mà các binh sĩ Anh hùng dũng, kỷ cương chiến đấu trên lục địa châu Âu. Tính quyết định của trận thắng này có thể so sánh với [[trận Sedan]] vào năm [[1870]] đã đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp của [[Hoàng đế]] [[Napoléon III]].<ref name="fitch360mi"/> Cùng với đại thắng của khối Liên minh thứ sáu trong trận Leipzig hồi năm 1813, chiến thắng quyết định tại Waterloo đánh dấu một trong hai thất bại thảm hại nhất trong suốt cuộc đời của Napoléon. <ref name="dupuytr331">{{harvnb|Dupuy|1984|p=331}}</ref>
 
Tuy Wellington là vị danh tướng đã lập nhiều chiến công vang lừng tại Tây Ban Nha, chiến thắng nghìn thu của ông tại Waterloo trở thành một trận thắng hiển hách hơn cả của ông.<ref name="forrest149">{{harvnb|Black|2010|pp=}}</ref> Cuốn sách ''The Reader's Companion to Military History'', cũng xếp trận đánh Waterloo vào danh sách 10 trận chiến trên bộ quan trọng nhất, cũng với những cuộc thư hùng đẫm máu như [[trận Châlons]] ([[451]]), [[trận Gettysburg]] ([[1863]]), [[trận sông Marne lần thứ nhất]] ([[1914]]),… hay [[trận Normandie]] ([[1944]]).<ref name="rocowley29">{{harvnb|Cowley|Parker|2001|p=29}}</ref> Nhà chính trị Anh [[Winston Churchill]] cũng coi chiến thắng Waterloom cùng với [[trận Crécy]] ([[1346]]), [[trận Höchstädt lần thứ hai]] ([[1704]]) và cuộc tấn công cuối cùng vào [[mùa hè]] năm [[1918]] trong [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]] là "bốn thành tích lớn nhất của Quân đội Anh".<ref>Churchill, Sir Winston; Baker, Timothy, trang 68</ref> Theo nhà sử học quân sự người [[Mỹ]] nổi tiếng [[Trevor Nevitt Dupuy]], Napoléon thường có thói quen là tiêu diệt từng đạo quân một của đối phương có quân số đông đảo hơn. Cả Chiến dịch đầu tiên của ông - [[Trận Montenotte]], và Chiến dịch cuối cùng là Trận Waterloo đều khắc họa rõ rệt điều đó. Napoléon Bonaparte đã thất bại tại trận Waterloo là do sai lầm mang tính chiến lược của ông và các bộ tướng của ông.<ref name="dupuytr331"/> Trận chiến Waterloo trở thành một sự kiện quyết định cho số phận của nước Pháp.<ref name="gcannon75"/> Nước Anh, với chiến thắng rạng rỡ tại Waterloo, đã vững tồn và vươn lên thành một trong những liệt cường chính yếu của thế giới trong suốt thế kỷ thứ XIX.<ref name="jeremyblack"/> Do đóng vai trò trung tâm trong chiến thắng quyết định của khối Liên minh trước Napoléon, do chiến công rực rỡ của ông tại Waterloo, trong công cuộc chiếm đóng nước Pháp trong suốt từ năm 1815 cho tới năm [[1818]], Wellington trở thành Tổng tư lệnh của lực lượng Đồng minh. <ref name="veve45toh"/>