Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Tông Nhân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Pq (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 56:
 
'''Lý Tông Nhân''' (Bính âm: 李宗仁; sinh ngày [[13 tháng 8]], [[1890]] – mất ngày [[30 tháng 1]], [[1969]], tự '''Đức Lân''' (德鄰), là một lãnh chúa đầy quyền lực ở [[Quảng Tây]] và là chỉ huy quân sự có ảnh hưởng trong [[Trung Quốc Quốc Dân Đảng|Quốc Dân Đảng]] trong suốt cuộc chiến tranh chống Nhật, [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến hai]]. Ông làm Quyền Tổng thống của [[Trung Hoa Dân Quốc]] khi [[Tưởng Giới Thạch]] từ chức năm 1947.
 
==Tiểu sử==
===Thời trẻ===
 
Lý Tông Nhân sinh tại làng Tây Hương (西鄉村), gần [[Quế Lâm]], [[Quảng Tây]], là đứa con thứ hai trong một gia đình có 8 anh chị em. Cha của Lý, ông Lý Bồi Anh (李培英), là một hiệu trưởng trường làng. Sau khi học hành qua loa, Lý đăng ký vào một trường quân sự địa phương. Lý gia nhập [[Đồng minh hội]] của [[Tôn Dật Tiên]] năm 1910, nhưng lúc đó không hiểu gì mấy về mục tiêu cao cả hơn của Tôn là cải cách và thống nhất [[Trung Hoa]].<ref name="Bonavia119">Bonavia 119-120</ref> Quê hương Quảng Tây của Lý cũng là quê nhà của viên tướng [[Thái Bình|Thái Bình Thiên Quốc]] [[Lý Tú Thành]], mà Lý tự nhận là có quan hệ họ hàng.
 
===Khởi đầu binh nghiệp===
 
Được sự dạy dỗ của [[Thái Ngạc]], Lý tốt nghiệp trường thiếu sinh quân Quế Lâm và năm 1916 trở thành chỉ huy đại đội trong quân đội của quân phiệt Quảng Tây [[Lục Vinh Đình]]. Cấp trên trực tiếp của Lý là [[Lâm Hổ]]. Lục, Đốc quân Quảng Tây, vốn xuất thân thổ phỉ, vẫn ôm mộng mở rộng lãnh thổ sang các tỉnh láng giềng, nhất là Quảng Đông. Trong vài năm sau đó, Quảng Tây và Quảng Đông chìm trong hỗn chiến quân phiệt, nhiều vùng đất bị giành đi giật lại.<ref>Bonavia 119</ref> Lục và phe đảng được gọi là [[Cựu Quế hệ]]. Trong một trận đánh với một quân phiệt khác tại Hồ Nam vào năm 1918, Lý được thăng chức tư lệnh tiểu đoàn nhờ lòng dũng cảm.
 
Năm 1921, Lý Tông Nhân theo Lâm Hổ và Lục Vinh Đình tấn công Quảng Đông lần thứ 2, giao chiến với lực lượng [[Trần Quýnh Minh]]. Sau khi Lục thảm bại, Lý chỉ huy lực lượng đoạn hậu khi quân Cựu Quế rút lui. Hầu hết các sĩ quan của Lâm Hổ xuất thân là thổ phỉ và dân quân địa phương từ các vùng dân tộc [[Tráng]] tại Quảng Đông. Trong chiến dịch này, nhiều sĩ quan của Lâm đem quân chạy sang hàng ngũ quân Quảng Đông. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, tiểu đoàn của Lý Tông Nhân chỉ còn lại một nghìn người và phải chốn chui trốn lủi mới thoát được.
 
===Lên nắm quyền===
 
Sau thất bại của Lục, lực lượng của ông ta tan rã thành những đơn vị độc lập, có nhiều nhóm quay lại làm thổ phỉ để tồn tại. Các nhà truyền giáo và nhà hoạt động từ thiện nước ngoài tại Quảng Tây thời đó kể lại rằng thổ phỉ tại Quảng Tây hoành hành dữ dội, tự do cướp bóc lương thực và tài sản từ những ngôi làng không được bảo vệ, cũng như giết người và ăn thịt người công khai để đòi tiền chuộc từ những người bị họ bắt cóc.<ref name="Bonavia119" /> Lý, ngược lại với lũ thổ phỉ kia, bắt đầu xây dựng một đội quân chuyên nghiệp để đối phó với đám thổ phỉ hay dân quân người Tráng mà Lục Vinh Đình sử dụng. Lý gia nhập [[Quốc dân đảng]] của [[Tôn Dật Tiên]] sau khi Tôn lập căn cứ tại Quảng Đông.
 
Khi Quảng Tây chìm trong hỗn loạn, Lý trở thành một quân phiệt độc lập kiểm soát một vài huyện trên biên giới [[Quảng Đông]], và có thêm một đồng minh, cũng là bạn học cũ là [[Hoàng Thiệu Hồng]]. Liên minh Lý - Hoàng nổi tiếng vì dẹp trừ được thổ phỉ và những cuộc xung đột lẻ tẻ trong khu vực của họ, vốn tràn lan khắp Quảng Tây thời ấy. Năm 1924, trong khi Lục bị bao vây tại Quế Lâm, Lý và các đồng minh nhẹ nhàng chiếm được thủ phủ [[Nam Ninh]]. Lục phải trốn sang [[Đông Dương thuộc Pháp]]. Tháng sau, Tôn Dật Tiên chính thức công nhận chủ quyền của Lý Tông Nhân và các đồng minh, Hoàng Thiệu Hồng và [[Bạch Sùng Hi]], tại Quảng Tây. Họ trở thành Tân Quế hệ.<ref name="Bonavia120">Bonavia 120</ref>
 
 
 
{{Các chủ đề|Lịch sử|Trung Quốc}}