Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Tông Nhân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 86:
Bất chấp ý kiến của các cố vấn [[Liên Xô]], Lý vượt sông [[Dương Tử]] tấn công quân phiệt [[Tôn Truyền Phương]]. Tôn là thủ lĩnh của "Đồng minh 5 tỉnh" ([[Chiết Giang]], [[Phúc Kiến]], [[Giang Tô]], [[An Huy]], và [[Giang Tây]]), ngăn chặn Tưởng tiến vào Giang Tây. Lý đánh bại được Tôn trong 3 trận đánh, chiếm được lãnh thổ của ông ta cho Quốc dân đảng.<ref>Bonavia 121-122</ref>
 
Đến thời điểm Lý Tông Nhân đánh bại Tôn Truyền Phương, Lý đã trở thành một tướng lĩnh nổi tiếng chống cộng và ngờ vực hành động của Comintern tại Trung Hoa, và đội quân của ông là một trong số ít những đơn vị Quốc dân đảng nằm ngoài ảnh hưởng của cộng sản. Sau khi giành được sự ủng hộ của Lý, Tưởng điều động quân đội của ông đến thủ đô mới Nam Kinh. Tưởng tiếp tục sử dụng quân Quảng Tây của Lý để thanh trừng chính Sư đoàn 1 thân cộng sản dưới tay mình. Trong cuộc khủng bố trắng sau đó, hàng nghìn người bị tình nghi là cộng sản đã bị xử tử. Đồng minh thân cận của ông là Bạch Sùng Hi cũng đóng vai trò rất quan trọng trong vụ này.<ref name="Bonavia124">Bonavia 124121-122</ref>
 
Tháng 4 năm 1928, Lý Tông Nhân và Bạch Sùng Hi chỉ huy Tập đoàn quân 4 tiến về Bắc Kinh, và tới ngày 1 tháng 6 chiếm được Hàm Đan, Bảo Định và Thạch Gia Trang. Trương Tác Lâm rút khỏi Bắc Kinh vào ngày 3 tháng 6, và Lý chiếm dễ dàng chiếm được Bắc Kinh và Thiên Tân.
 
Sau khi chính quyền Vũ Hán của Uông Tinh Vệ sụp đổ và Liên Xô rút hết cố vấn, Lý trở thành một trong năm ủy viên Ủy ban Chính trị Quốc dân đảng được thành lập để cai trị các vùng lãnh thổ Quốc dân đảng, đặt tại Vũ Hán. Tháng 1 năm 1929, Lý bãi nhiệm một viên chức tại Hồ Nam do chính phủ Nam Kinh phái đến; lo sợ bị trả thù, ông trốn đến khu tô giới Thượng Hải. Tưởng sau đó dàn xếp để loại bỏ Lý, Bạch Sùng Hi và Hoàng Thiệu Hồng khỏi mọi vị trí trong đảng và chính quyền.[6]<ref name="Bonavia124">Bonavia 124</ref>
 
==Tham khảo==