Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Tông Nhân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 152:
 
Tưởng phản đối kế hoạch này vì nó sẽ đặt hầu hết những lực lượng trung thành với Tưởng dưới quyền Lý và những kẻ thù của Tưởng trong chính phủ trung ương. Để dập tắt sự chống đối của Tưởng, Lý bắt đầu loại bỏ các thân tín của Tưởng trong chính phủ trung ương. [[Diêm Tích Sơn]] vẫn trung dung giữa hai phe, khiến cả hai phe đều nghi ngờ ông ta. Do mâu thuẫn giữa Tưởng và Lý, Tưởng từ chối cho quân của ông ta hỗ trợ phòng thủ Quảng Tây và Quảng Đông, và Quảng Đông rơi vào tay quân Cộng sản vào tháng 10 năm 1949.<ref>Gillin ''Warlord'' 291</ref>
 
===Lưu vong===
 
Sau khi mất Quảng Đông, Tưởng dời chính phủ về [[Trùng Khánh]], còn Lý từ bỏ quyền lực và sang New York chữa bệnh tại Bệnh viện [[Đại học Columbia]]. Lý cũng viếng thăm Tổng thống Hoa Kỳ [[Harry S. Truman]], và lên án Tưởng là một kẻ "độc tài" và "tiếm quyền." Lý thề rằng ông sẽ "đập tan" thế lực của Tưởng một khi ông trở về Trung Hoa.<ref>''TIME Magazine''</ref>
 
Các tuyến phòng thủ của Quốc dân đảng tiếp tục tan vỡ. Tướng Hồ Tông Nam phớt lờ các mệnh lệnh của Lý, khiến viên tướng [[Hồi giáo]] [[Mã Hồng Quỳ]] tức giận. Mã Hồng Quỳ đánh điện cho Lý xin từ chức, rồi bay sang Đài Loan, giao mọi chức vụ cho người em họ [[Mã Hồng Tân]].<ref>Li, Li, and Tong 547</ref>
 
Tháng 12 năm 1949, [[Trùng Khánh]] thất thủ, Tưởng dời chính phủ về [[Đài Bắc]], nhưng ông ta không chính thức tái nhiệm cho tới ngày 1 tháng 3, 1950. Tháng 1 năm 1952, Tưởng ra lệnh cho [[Giám sát viện]], đã dời về Đài Loan, buộc tội Lý trong vụ "Lý Tông Nhân không hoàn thành nhiệm vụ do có hành động sai trái" (李宗仁違法失職案), và chính thức cách chức Phó tổng thống của Lý vào tháng 3 năm 1954.
 
===Trở về Trung Hoa===
 
Lý trở về đại lục vào ngày 20 tháng 7, 1965 với sự ủng hộ của [[Chu Ân Lai]]. Sự trở về của Lý được chính phủ cộng sản sử dụng để kêu gọi các đảng viên Quốc dân khác trở về. Lý mất vì ung thư [[tá tràng]] tại [[Bắc Kinh]] ở tuổi 78, trong thời kỳ đen tối nhất của [[Cách mạng Văn hóa]] do [[Mao Trạch Đông]] phát động.<ref name="Bonavia126" />
 
Sự trở về của Lý được những người cộng sản xem là "trở về với Tổ quốc trong nụ cười", tương tự như sự "thay đổi" của cựu hoàng [[Phổ Nghi]] [[nhà Thanh]]. Tới ngày nay, một số đảng viên Quốc dân vẫn xem ông là một kẻ phản bội lý tưởng dân chủ.
 
==Đời tư==
 
Trong suốt sự nghiệp, Lý nổi tiếng là một nhà quân sự hăng hái và rất thù ghét giới trí thức, nhưng cũng là người rất liêm chính. Ông cũng không ưa gì âm nhạc. Giống như nhiều lãnh tụ Trung Hoa trong thập niên 1930, Lý từng rất hâm mộ [[chủ nghĩa phát xít]] châu Âu, coi đó là giải pháp cho những vấn đề của một Trung Hoa một thời kiêu hãnh nhưng nay suy yếu vì những vấn đề trong và ngoài nước. Những chuẩn mực đạo đức do bản thân ông đúc kết từ [[Nho giáo]]. Sau khi cắt đứt với Tưởng Giới Thạch năm 1929, Lý thường bộc lộ sự khủng hoảng lòng yêu nước. Lý cũng thần tượng sử gia Anh [[Edward Gibbon]] (1737–94) và công trình nổi tiếng ''Sự suy sụp và tan vỡ của Đế quốc Roma''.<ref name="Bonavia124" />
 
Lý và đồng minh thân cận, viên tướng Hồi giáo [[Bạch Sùng Hi]], rất gắn bó trong những vấn đề chính trị và quân sự. Họ còn có biệt danh ''Lý Bạch'' (李白), đặt theo tên một nhà thơ nổi tiếng.
 
Lý kết hôn với bà Lý Tú Văn (李秀文) năm 20 tuổi trong một cuộc hôn nhân được xếp đặt sẵn, nhưng họ nhanh chóng li hôn. Hai người có một con trai, Lý Ấu Lâm (李幼鄰). Năm 1924, Lý kết hôn với bà Quách Đức Khiết (郭德潔), bà mất vì ung thư vú không lâu sau khi họ trở về Bắc Kinh. Lý và Quách có một con trai: Lý Chí Thánh (李志聖). Lý sau đó tái hôn lần nữa với bà Hồ Hữu Tùng (胡友松), trẻ hơn ông đến 48 tuổi. Hồ đổi tên thành Vương Hỷ (王曦) sau khi Lý chết và tái hôn.
 
Lý cũng cùng viết quyển ''Hồi ký Lý Tông Nhân'' với sử gia [[Đường Đức Cương]] (唐德剛). Hồi ức của Lý rất có giá trị vì những chỉ trích mạnh mẽ đối với [[Tưởng Giới Thạch]] và những phân tích về thất bại chiến lược của Nhật tại Trung Hoa. Một tài liệu khác về cuộc đời Lý nhưng ít phổ biến hơn là quyển tiểu sử ''My Trusted Aide (Wode Gugong)'', do người họ hàng xa [[Namgo Chai]] của Lý chấp bút.
 
==Xem thêm==
* [[Chiến tranh Trung-Nhật]]
* [[Quân đội Cách mạng Quốc dân]]
* [[Quân sự Trung Hoa Dân Quốc]]
* [[Lịch sử Trung Hoa Dân Quốc]]
* [[Chiang Kai-shek]]
* Diễn viên [[Vương Học Kỳ]] thủ vai ông trong bộ phim ''Kiến quốc đại nghiệm'' (2009).
 
== Xem thêm ==
{{Commons category}}
 
* Barnouin, Barbara and Yu Changgen. ''Zhou Enlai: A Political Life.'' Hong Kong: Chinese University of Hong Kong, 2006. ISBN 962-996-280-2. Retrieved at <http://books.google.com/books?id=NztlWQeXf2IC&printsec=frontcover&dq=zhou+enlai&hl=en&ei=wBkuTdKyB4H_8AaJucigAQ&sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=2&ved=0CCsQ6AEwAQ#v=onepage&q&f=false> on March 12, 2011.
* Bonavia, David. ''China's Warlords''. New York: Oxford University Press. 1995. ISBN 0-19-586179-5
* 陈贤庆 (Chen Xianqing), [http://www.2499cn.com/junfamulu.htm 民国军阀派系谈 (The Republic of China warlord cliques discussed), 2007 revised edition] {{ChineseText}}
* Gillin, Donald G. "Portrait of a Warlord: Yen Hsi-shan in Shansi Province, 1911-1930." ''The Journal of Asian Studies''. Vol. 19, No. 3, May, 1960. Retrieved at: <http://www.jstor.org/stable/2943488> on February 23, 2011
* Gillin, Donald G. ''Warlord: Yen Hsi-shan in Shansi Province 1911-1949''. Princeton, New Jersey: Princeton University Press. 1967.
* Li Zongren, Li Tsung-jen, Tong Te-kong. ''The memoirs of Li Tsung-jen''. Boulder, Colo.: Westview Press. 1979. ISBN 0-89158-343-2.
* Spence, Jonathan D. ''The Search for Modern China'', W.W. Norton and Company. 1999. ISBN 0-393-97351-4.
* "CHINA: Return of the Gimo". ''TIME Magazine''. Monday, Mar. 13, 1950. Retrieved at <http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,812143,00.html> on May 16, 2011.
* [http://mcel.pacificu.edu/barlow/vita.php Jeffrey G. Barlow], [http://mcel.pacificu.edu/as/resources/zhuang/zhuangintro.htm '''THE ZHUANG: ETHNOGENESIS''', December 12, 2005 COPYRIGHT, JEFFREY G. BARLOW, Department of History, Pacific University, 2043 College Way, Forest Grove, Oregon, 97116, EMAIL barlowj@pacificu.edu]
**[http://mcel.pacificu.edu/as/resources/zhuang/zhuang19.htm Chapter 19: The Zhuang and the 1911 Revolution]
**[http://mcel.pacificu.edu/as/resources/zhuang/zhuang20.htm Chapter 20: The Zhuang and the Development of the Modern Economy in Guangxi]
 
==Tham khảo==
<references/>
 
{{s-start}}
{{s-off}}
{{Succession box
|title = [[Phó tổng thống Trung Hoa Dân Quốc]]
|before = Chức vụ thành lập
|after = [[Trần Thành]]
|years = 1948–1954
}}
{{Succession box
|title = [[Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc]]<br><small>Quyền</small>
|before = [[Tưởng Giới Thạch]]
|after = [[Tưởng Giới Thạch]]
|years = 1949–1950
}}
{{s-end}}
 
{{Các chủ đề|Lịch sử|Trung Quốc}}
 
[[Thể loại:Sinh 1890]]
[[Thể loại:Mất 1969]]
[[Thể loại:Nhân vật trong Thế chiến thứ hai]]
[[Thể loại:Tướng Trung Hoa Dân Quốc]]