Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại Việt sử ký toàn thư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rol (thảo luận | đóng góp)
Rol (thảo luận | đóng góp)
Dòng 156:
Năm [[1904]], [[Léopold Michel Cadière]] và [[Paul Pelliot]] đã giới thiệu ''Đại Việt sử ký toàn thư'' bản [[Quốc Tử Giám (Huế)|Quốc Tử Giám Huế]] và cho biết gần đó họ đã tìm thấy một bản in sớm hơn với ván in tốt hơn, cách chia quyển giữa các phần có khác hơn nhưng bản in này lại không được đầy đủ<ref>{{harvnb|Léopold Michel Cadière|Paul Pelliot|1904|p=18}}</ref>. [[Phan Huy Lê]] đoán định bản in Quốc Tử Giám Huế có lẽ là bản in đời Nguyễn, còn bản in sớm hơn thì không biết có phải bản Chính Hòa không vì tác giả không chứng minh<ref name=k>{{harvnb|Phan Huy Lê|2009|p=47-48}}</ref>.
 
Năm [[1934]], trong sách ''Thư mục Việt Nam'' (Bibliographie annamite) nổi tiếng, nhà thư mục học Việt Nam người Pháp và thành viên [[Viện Viễn Đông Bác cổ]], [[Emile Gaspardone]] nhân khảo cứu về sách ''Đại Việt sử ký toàn thư'', cho biết rằng : "''Còn cóó một bản in cổ, rất hiếm, bằng ván in của Nội các (Nội các quan bản) do thợ Liễu Chàng khắc (tử nhân Hồng Lục, Liễu Chàng đẳng xã nhân phụng san). Nó được phân biệt với những bản khắc bởi chữ đẹp và không kiêng húy tên vua triều Nguyễn hay các triều khác''"<ref>{{harvnb|Emile Gaspardone|1934|p=64-65}}</ref>. Nhà sử học [[Phan Huy Lê]] cho rằng bản in mà Gaspardone đã nói đến chính là ''Đại Việt sử ký toàn thư'' bản ''Nội các quan bản''<ref name=k/>.
 
Khoảng năm [[1979]], nhà nghiên cứu [[Hán Việt|Hán]] [[Nôm]] [[Tạ Trọng Hiệp]] tìm thấy trong thư viện riêng của nhà Đông phương học và cũng là thầy giáo của ông, [[Paul Demiéville]], bộ sách ''Đại Việt sử ký toàn thư'' bản ''Nội các quan bản''<ref name=k/>. Cùng dịp đó, nhà sử học [[Trần Kinh Hòa]] đến [[Paris]], nói chuyện với Demiéville và được ông cho mượn bản ''Nội các quan bản'' ấy để sao chụp và khảo sát. Kết quả nghiên cứu của [[Trần Kinh Hòa]] được công bố trong bài viết ''Đại Việt sử ký toàn thư chi soạn tu dữ truyền bản''. Ông xác nhận đây là bản in ''Đại Việt sử ký toàn thư'' năm Chính Hòa thứ 18 tức là năm [[1697]] nhưng không chứng minh<ref name=k/>.