Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trương Khiên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Meotrangden (thảo luận | đóng góp)
Dòng 3:
 
==Đi sứ Tây Vực lần 1==
Năm Kiến Nguyên đầu tiên (140 TCN) thời [[Hán Vũ đế]], Trương Khiên làm Lang. Khi ấy có tù binh Hung Nô khai rằng Vương của nước [[Đại Nguyệt Chi|Đại Nguyệt Thị]] bị [[Hung Nô]] chém đầu, dùng làm đồ đựng rượu. Triều đình tin lời ấy, muốn sai sứ đến Đại Nguyệt Thị đề nghị liên kết chống Hung Nô. Trương Khiên đáp ứng lời kêu gọi, nhận làm sứ giả đi Tây Vực. Năm Kiến Nguyên thứ 2 (139 TCN), ông cùng hơn trăm tình nguyện viên được kẻ nô bộc thuộc thị tộc Đường Ấp, dân tộc Hung Nô là Cam Phụ (còn gọi là Đường Ấp Phụ) dẫn đường, xuất phát từ Lũng Tây <ref>Nay là [[Lâm Thao]], [[Cam Túc]]</ref>. Giữa đường, Trương Khiên bị Hung Nô bắt được, giải đến nơi ở của [[Thiền vu|Đan Vu]] <ref>Nay là phụ cận [[Hô Hòa Hạo Đặc]]</ref>, giam lỏng hơn 10 năm, đã lấy vợ sinh con nhưng vẫn không quên thân phận và nhiệm vụ của mình.
 
Trương Khiên nhân lúc người Hung Nô không đề phòng mà trốn đi, theo đường của nước [[Xa Sư]] <ref>Nay là vùng thung lũng [[Thổ Lỗ Phiên]], [[Tân Cương]]</ref>, tiến vào nước [[Yên Kỳ (nước)|Yên Kỳ]] <ref>Nay là 1 dải [[Yên Kỳ]], Tân Cương</ref>, lại từ Yên Kỳ vượt [[Sông Tarim|sông Tháp Lý Mộc]], đi qua các nước [[Quy Từ]] <ref>Nay là phía đông [[Khố Xa]], Tân Cương</ref>, [[Sơ Lặc]] <ref>Nay là [[Khách Thập]], Tân Cương</ref>, vượt qua [[Thông Lĩnh]] <ref>Xưa gọi là Thông Lĩnh, nay gọi là cao nguyên [[Dãy núi Pamir|Mạt Mễ Nhĩ]]</ref>, đến được [[Đại Uyển]] <ref>Nay là thung lũng [[Fergana|Phí Nhĩ Kiền Nạp]]</ref>, được người Đại Uyển đưa đến [[Khang Cư]] <ref>Nay là khoảng giữa [[Hồ Balkhash|hồ Ba Nhĩ Khách Thập]] và [[Biển Aral|Hàm Hải]], thuộc về nội địa của hai nước [[Uzbekistan]] và [[Tajikistan]]</ref>, cuối cùng đến được [[Đại Nguyệt Thị]].