Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hợp đồng tương lai”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.3) (Bot: Sửa mk:Финансиски фјучерс; sửa cách trình bày
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 3:
Trong lĩnh vực [[tài chính]], '''hợp đồng tương lai''' (futures contract) là một [[hợp đồng]] chuẩn hóa giữa hai bên nhằm trao đổi một tài sản cụ thể có chất lượng và khối lượng chuẩn hóa với giá thỏa thuận hôm nay (gọi là ''giá tương lai'' (futures price) hay [[giá xuất phát]]) nhưng lại giao hàng vào một thời điểm cụ thể trong tương lai, ''ngày giao hàng''). Các hợp đồng này được giao dịch thông qua [[thị trường giao dịch tương lai]] (futures exchange). Một bên đồng ý mua tài sản cơ sở trong tương lai, hay "bên mua" trong hợp đồng, gọi là "[[Dài hạn (tài chính)|dài hạn]]", còn một bên đồng ý bán trong tương lai, hay "bên bán" trong hợp đồng, gọi là "[[Ngắn hạn (tài chính)|ngắn hạn]]". Thuật ngữ trên phản ánh kỳ vọng của các bên - người bán hy vọng giá hàng hóa sẽ giảm, còn người mua hy vọng giá hàng hóa sẽ tăng. Lưu ý rằng tự bản thân hợp đồng không tốn phí khi ký kết; thuật ngữ mua/bán chỉ là công cụ ngôn ngữ thuận tiện để phản ánh vị thế của các bên (dài hạn hoặc ngắn hạn).
 
Trong nhiều trường hợp, tài sản hữu cơ sở trong hợp đồng tương lai có thể hoàn toàn không phải là "hàng hóa" truyền thống - nghĩa là, đối với [[hợp đồng tài chính tương lai]], tài sản hoặc mặt hàng cơ sở có thể là các loại [[tiền tệ]], [[chứng khoán]] hay [[công cụ tài chính]] và tài sản vô hình hoặc các khoản mục tham chiếu như [[chỉ số thị trường chứng khoán|chỉ số chứng khoán]] và [[lãi suất]].
 
Trong khi hợp đồng tương lai nói đến việc mua bán trong tương lai thì mục đích của sở giao dịch tương lai là giảm thiểu rủi ro phá vỡ hợp đồng giữa hai bên. Do đó, việc mua bán đòi hỏi cả hai bên đặt cọc một khoản tiền ban đầu, gọi là [[biên (tài chính)|tiền ký quỹ]] (hay "biên", margin). Ngoài ra, thông thường do giá tương lai thay đổi hàng ngày nên mức chênh lệch giữa giữa giá đã ấn định trước và giá tương lai mỗi ngày cũng được tính toán hàng ngày. Trung tâm giao dịch sẽ rút tiền trong tài khoản ký quỹ của một bên và chuyển vào tài khoản của bên kia, sao cho mỗi bên sẽ nhận được khoản lãi hay lỗ thích hợp mỗi ngày. Nếu tài khoản ký quỹ xuống thấp hơn một giá trị nào đó thì người ta sẽ yêu cầu thêm khoản ký quỹ (gọi là "gọi vốn biên") và chủ sở hữu sẽ phải bổ sung thêm tiền vào tài khoản này. Quy trình này gọi là ''ghi giá thị trường'' (marking to the market). Do đó, vào ngày giao hàng, số tiền mua bán không phải theo giá ghi trong hợp đồng mà là [[giá giao ngay|giá trị giao ngay]] (do mọi khoản lãi và lỗ trước đó đã được thanh toán thông qua quá trình ghi giá thị trường).