Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Saruman (thảo luận | đóng góp)
Thế ko tính 3000 thương vong của Mỹ trong giai đoạn sau tháng 4 à?
Saruman (thảo luận | đóng góp)
Dòng 271:
Sau khi rút bỏ Khe Sanh, tưởng như mọi việc đã xong, nhưng rồi Nhà Trắng lại chao đảo lần nữa vì Khe Sanh. Ngày 24 tháng 6, phóng viên [[John Carol]] của tờ ''Mặt trời Baltimore'' đã loan tin Bộ chỉ huy Mỹ “vừa buộc phải rút bỏ Khe Sanh, một căn cứ quân sự được (Mỹ) phòng thủ với một giá đắt, do vị trí rào cản có tính sống còn của nó ở dưới khu giới tuyến”. Bộ chỉ huy Mỹ mập mờ phủ định tin này, nhưng John Carol khẳng định ''“Các thủy quân lục chiến biết việc này, người Bắc Việt Nam biết việc này, chỉ có nhân dân Mỹ là không biết. Mặc dù Bộ chỉ huy Mỹ giải thích việc này (bỏ Khe Sanh) là do những yêu cầu về quân sự đặt ra, nhưng miền Bắc cho đây là thất bại nghiêm trọng nhất cả về chiến thuật lẫn chiến lược của Mỹ trong cuộc chiến tranh này”.''
 
Theo báo cáo dành cho tổng thống 25 và 26 tháng 6 năm 1968, các cố vấn tổng thống đã phải nhanh chóng ra tay. Một là, họ thuyết phục hãng tin Mỹ tầm cỡ toàn cầu [[AP]] đừng đưa tin của Mặt trời Baltimore. Hai là, họ đã dự thảo để [[MACV]] ra một tuyên cáo. Cốt lõi cho tuyên cáo này là, quân Mỹ phải bỏ Khe Sanh chỉ vì ''“do địch đã thay đổi chiến thuật”.'' Mặt khác, chính phủ Mỹ công bố thương vong của họ chỉ là 205 chết và 443 bị thương, con số thấp hơn tới 11 lần so với thực tế, nhằm có cái cớ để tuyên bố "chiến thắng", cũng như tránh được làn sóng chỉ trích và phản chiến thêm dâng cao (con số thương vong thực tế phải tới 30 năm sau mới được giải mật).
 
Tác động của Mỹ rút bỏ Khe Sanh đối với công luận được [[Peter Bush]] đánh giá như sau: ''“Tướng Abrams ra lệnh giữ bí mật chuyện đóng cửa căn cứ càng lâu càng tốt. Đến khi chuyện này buộc phải công bố chính thức, chỉ một lượng thông tin nhỏ được cung cấp. Sự kiện bỏ Khe Sanh được công luận Mỹ nhìn nhận một cách “đầy ngờ vực và hoang mang”. Lầu Năm Góc ghi nhận việc công bố quyết định bỏ Khe Sanh là ''“một sứ mạng khó khăn về phương diện tuyên truyền”.''