Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Châu Giang (sông Việt Nam)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thienpht (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Thienpht (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 29:
Sông Châu còn được nối với sông Nhuệ ở nhánh phía Bắc, tại thị trấn Hoà Mạc, huyện Duy Tiên.
Trước đây, khi đừng bộ chưa phát triển, sông Châu là đường giao thông cho cả vùng châu thổ sông Hồng. Đây chính là con đường thuỷ mà vua Lý Công Uẩn đã đi từ Hoa Lư, qua sông Đáy để ngược sông Hồng về thành Đại La và từ đó có quyết định rời kinh đô về đất có Rồng bay lên năm 1010. Thời Trần, sông còn được gọi là sông [[Thiên Mạc]], một đường huyết mạch nối giữa [[Thăng Long]] và Tức Mặc (Nam Định)- kinh đô thứ hai của triều Trần. Trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, nơi đây đã có nhiều trận đánh lịch sử trên sông của các tướng lĩnh Trần như Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật,... để lại nhiều di tích như đền [[Trần Thương]] thuộc xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân.
Do lũ sông Hồng rất lớn, đê điều trước đây tu bổ không thể kịp với sự tàn phá của thiên nhiên, sông Hồng hàng năm gây ra nhiều trận lụt cho cả vùng đồng bằng Bắc bộ. Quai Đầm (Thanh Liêm) cũng vỡ nhiều lần, phải đắp đi đắp lại, tốn rất nhiều công sức. Vào đầu thế kỷ 20, người Pháp đã cho đắp đê sông Hồng chặn các cửa sông Châu lại, nên sông còn được gọi là [[Tắc giang]]. Đồng thời, theo chiều dài sông, người ta còn cho đắp 3 con đập ngăn nước tại Phúc Hạ (xã Hợp Lý), Quan Trung (xã [[Văn Lý]]) và Vĩnh Trụ (xã Đồng Lý), chia sông thành 4 đoạn khác nhau và nối với nhau một cách hạn chế bằng các cống ngăn. Tại cửa nối với sông Đáy, người ta cũng cho làm cống Phủ Lý ngăn nước sông Đáy chảy vào, chỉ mở khi cần thiết. Sông Châu trở thành túi chứa nước được bơm ra từ các khu vực ngập úng.
 
Từ đó đến nay, sông Châu trở thành túi chứa nước được bơm ra từ các khu vực ngập úng về mùa mưa. Do vậy, nước sông Châu không được lưu thông, lại nhận một phần nước thải sông Nhuệ từ các làng nghề, khu công nghiệp, bệnh viện nên nước sông Châu bị ô nhiễm nặng, hàm lượng asen trong nước vượt nhiều lần chỉ số cho phép. Cá của trại nuôi trên sông chết hàng loạt.
 
Từ đầu thế kỷ 21, với dự án cải tạo sông Châu, mở lại Tắc giang phía Bắc nối với sông Hồng, mở cống Phúc và cống Phủ Lý dẫn nước sông Hồng về sông Đáy, nhằm phục hồi chức năng giao thông thuỷ của sông và giảm mức độ ô nhiễm của nguồn nước.
 
Kế hoạch tiếp theo của dự án sẽ là mở lại các cống Quan Trung và cống Vĩnh Trụ.
 
Sông có tổng chiều dài hơn 30 km, đi qua và làm ranh giới tự nhiên giữa các địa phương như [[thành phố Phủ Lý]], các huyện [[Duy Tiên]], [[Bình Lục]], [[Lý Nhân]].