Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Ia Đrăng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 7437863 của Saruman (Thảo luận)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 81:
Sau khi bị Tiểu đoàn 9 đẩy lùi, quân Mỹ cụm lại thành hình vòng quanh Bãi đáp X-Ray, ban đêm dùng máy bay thả đèn dù, dùng pháo binh bắn chặn xung quanh đề phòng tập kích.
 
Ngày 15 tháng 11, lúc 5 giờ 30 phút, Tiểu đoàn 7 (Trung đoàn 66 QĐNDVN) bất ngờ tấn công Tiểu đoàn 1/7 Air Cavalry, lực lượng sử dụng gồm Đại đội 1 và 2 có hai khẩu [[súng cối]] 82mm của Đại đội 15. Tiểu đoàn triển khai cách địch khoảng 150m, dùng hai khẩu cối 82mm bắn 14 quả sau đó lệnh cho Đại đội 1 và 2 xung phong. Bộ đội Tiểu đoàn 7 QĐNDVN dùng 1 trung đội đột kích với 3 khẩu [[B-40]], 6 [[RPD]], 3 thượng liên, 13 AK vào diệt điện đài và đánh giáp lá cà với quân Mỹ. Sau vài phút rối loạn, quân Mỹ đã đánh trả ác liệt. Phía Mỹ có máy bay trợ chiến bằng bom và tên lửa. Đến đêm, máy bay Mỹ đến thả [[bom napalm]] xuống trận địa lúc này đang lẫn lộn cả quân của hai phía. QĐHK thương vong thêm 24 lính chết và 20 bị thương<ref>Merle L. Pribbenow Military Review – January-February 2001</ref>
 
Sau trận tập kích, Tiểu đoàn 7 rời khỏi trận địa. Trước khi rút, tiểu đoàn lệnh Đại đội 1 để lại một trung đội và hai khẩu súng cối để phục kích nếu trực thăng Mỹ xuống lấy xác thì đánh. Trên đường rút, bị máy bay và pháo binh đánh chặn, các đại đội của Tiểu đoàn 7 dùng súng bắn rơi tại chỗ 4 chiếc trực thăng.
Dòng 89:
Trận tập kích lần thứ 2 của Tiểu đoàn 7 diễn ra đêm 15 rạng ngày 16 tháng 11. Tiểu đoàn 7 còn Đại đội 3 và hai khẩu súng cối 82mm chưa tham gia chiến đấu. Căn cứ vào tình hình quân Mỹ cụm lại, cấp trên quyết định dùng lực lượng này và tăng cường thêm Trung đội 1 của Đại đội 1 (đánh bám địch) và hai khẩu súng cối 82mm tổ chức trận tập kích ngay trong đêm 15. Tuy nhiên bố phòng của quân Mỹ đã vững chắc hơn nhiều so với đêm trước nên QĐNDVN phải nhanh chóng chấm dứt tập kích với chỉ 6 lính Mỹ bị thương<ref>Merle L. Pribbenow Military Review – January-February 2001</ref>
 
Giai đoạn đầu của trận Ia Đrăng chấm dứt với kết quả là 79 lính Mĩ chết và 121 bị thương. Con số này khá khớp với ước tính của QĐNDVN rằng họ đã diệt hơn 250 línhquân địch. Tuy nhiên thương vong của phía Việt Nam thì khá mâu thuẫn. Moore báo cáo quân Mĩ "đếm" được 634 lính Việt Nam chết chưa kể số bị thương (ban đầu ông còn ước tính lên tới 834 nhưng sau đó hạ xuống do thấy vô lý). Tuy nhiên nếu so sánh với tổng quân số của Việt NamQĐNDVN huy động tập kích Bãi đáp X-Ray chỉ gồm Tiểu đoàn 7 với gần 500 người, cùng với hoàn cảnh trận đánh (lính Mỹ chỉ co cụm phòng thủ, gọi bom pháo hỗ trợ chứ không làm chủ chiến trường) thì rõ ràng số liệu của Hoa Kỳ đã phóng đại quá cao. Theo chiến sử Trung đoàn 66 ghi nhận họ có 55 người hy sinh và khoảng 100 bị thương (chiếm 30% quân số của tiểuTiểu đoàn 7).
 
=== Trận đánh ngày 17 tháng 11 (trận Albany) ===
Dòng 129:
Bộ trưởng Quốc phòng [[Israel]] khi đó sang thăm Việt Nam Cộng hòa đã đóng vai một nhà báo chiến trường đến quan sát chiến dịch Pleime về nói như sau: ''“Quân đội Mỹ ở Việt Nam đã có đủ những vũ khí và phương tiện mà những người chỉ huy quân sự các nước khác chỉ thấy trong mơ. Thế mà, mỗi khi đối phương đã tiếp nhận giao chiến là trên 90% các trận đánh, quyền chủ động thuộc về họ...”.''<ref>[[http://antg.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=68129|Chiến dịch Pleime – Tây Nguyên nhìn từ nước Mỹ</ref>
 
Tướng Mỹ G. Moore và phóng viên chiến tranh L. Galoway, cả 2 đã chiến đấu trong trận Ia Đrăng sau này nhận định rằng: ''''“Ia Đrăng - trận đánh đã làm thay đổi cuộc chiến tranh ở Việt Nam”.''''<ref>Dẫn theo cuốn Đã một thời chúng tôi là những người lính... và trẻ trung của Trung tướng G. Morơ và L. Galoguây do Vương Minh Quang dịch, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam xuất bản, Hà Nội, 1993.</ref>
 
Rõ ràng trận đụng độ đầu tiên với lực lượng chủ lực QĐNDVN đã làm những người đứng đầu quân đội Mỹ tại Việt Nam thay đổi cách nhìn lạc quan về triển vọng "chiến thắng dễ dàng" vốn vẫn được duy trì hồi tháng 7, vốn bắt nguồn từ sự tự tin về ưu thế hỏa lực và công nghệ của "sức mạnh siêu cường" trước đối phương. <ref>Sự lừa dối hào nhoáng" - Neil Sheehan, trang 690 - 691</ref>
Dòng 139:
Tuy nhiên bộ phim đã bị chỉ trích từ dư luận Việt Nam khi đạo diễn đã cố tình đưa thêm vào nhiều chi tiết sai sự thật lịch sử mà cuốn hồi ký của Moore không hề có, xuyên tạc và bôi nhọ binh sĩ quân đội nhân dân Việt Nam. Tiêu biểu như việc mô tả những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam hoàn toàn thiếu kĩ năng chiến đấu, chậm chạp và chỉ biết lấy số đông lao lên đánh trực diện để rồi ngã rạp hết lớp này đến lớp khác trước hỏa lực và sự thiện chiến của quân Mỹ (trong khi ở hồi ký, Moore ghi nhận lính Mỹ công nhận kẻ thù là những chiến binh khôn khéo, luôn tìm cách tập kích hoặc cơ động đánh vào sườn, và "giỏi không chịu được"). Hoặc trường đoạn cuối phim, lính Mỹ cùng trực thăng phản công đánh vào sở chỉ huy và tiêu diệt toàn bộ lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam tại đây thực tế cũng không hề có thật. Thực tế cuộc phản công này (trận Albany) đã lọt vào ổ phục kích và gần như toàn bộ tiểu đoàn Mỹ bị tiêu diệt.
 
[[Joseph L. Galloway]], nhà báo từng trực tiếp quan sát trận đánh đã "rất ngạc nhiên và tức giận sau khi xem phim"... Theo Galloway, giữa cuốn sách mà ông là đồng tác giả với bộ phim, dù cùng một câu chuyện nhưng có nội dung khác nhau, Galloway khẳng định cuốn sách đã phản ánh đúng sự thật, nhưng khi lên phim mọi chuyện thay đổi. Tướng Moore và Galloway ngay sau đó cũng đã chỉ trích các nhà làm phim. Theo ông, Hollywood đã "phim ảnh hoá" tới hơn 80% sự thật để thu được lợi nhuận cao, trong khi thông thường chỉ được phép dưới 20%.
 
== Chú thích ==