Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 15:
Trong trận này, thương vong của phía Đồng minh là xấp xỉ của QĐNDVN, nhưng đây cũng chỉ là con số ước lượng của các nghiên cứu sau chiến tranh, có nhiều sự vênh nhau giữa các tài liệu, và cũng ko thể cho rằng toàn bộ số đó là thương vong của Mỹ, còn có cả của VNCH, lực lượng dân vệ người thiểu số, và đặc biệt là của cả QĐHG Lào vốn trên lý thuyết ko có mấy vai trò đối với thế trận ở Khe Sanh. Trong khi đó thì lực lượng Mỹ mới là lực lượng chủ chốt trong trận này. Sự rút lui của quân Mỹ là chủ động vì nó hoàn toàn mang mục đích chính trị và tránh thương vong, quân Mỹ đã phá vây trong tháng 4, nên Khe Sanh thực tế chưa bao giờ đứng trước nguy cơ bị thất thủ và tiêu diệt hoàn toàn, vì thế mục tiêu giữ Khe Sanh đến đây có thể coi là thành công dù chỉ một nửa. Còn trong Chiến dịch Hòa Bình thì quân Pháp ko hề thành công, đường tiếp tế của họ đã hoàn toàn bị cắt đứt, ko thể duy trì chiến dịch, trong khi mục tiêu chính là lùa Việt Minh ra địa bàn trống trải để tiêu diệt bằng cách đánh quy ước đã thất bại.
 
Còn ko phải ngẫu nhiên đến giờ ở Mỹ người ta vẫn còn thắc mắc về Riddle of Khe sanh đâu. Mục đích tấn công Khe Sanh chắc chắn ko chỉ là nghi binh. Vì nếu là nghi binh cho Tết Mậu Thân thì sao lại phải tập trung 1 lực lượng lên tới vài sư đoàn như vậy trong khi quân số Mỹ trong Khe Sanh chỉ có gần 7000 người? Nếu chỉ là nghi binh thì phần lớn quân số này đáng lý ra phảicó thể đc sử dụng có ích hơn ở các mặt trận khác rồi. Và nếu là nghi binh thì tại sao trận đánh lại kéo dài đến tận giữa tháng 7? Lúc này Mậu Thân đợt 2 đã kết thúc từ lâu, trong khi Mậu Thân đợt 3 còn chưa bắt đầu thì nghi binh cho cái gì? Còn nếu là nghi binh chỉ đến tháng 4, thì tại sao sau đó vẫn tiếp tục phải duy trì bao vây, khi mà triển vọng chiếm đc Khe Sanh là ko hề rõ ràng (thiệt hại thì lớn mà vòng vây thì bị phá)? Trên thực tế mục tiêu chính thức mà Quân ủy TW đã nêu ra bao gồm cả "phá vỡ 1 phần phóng tuyến của địch" nữa, theo đó có thể hiểu là chiếm giữ Khe Sanh. [[Đặc biệt:Đóng góp/123.16.148.152|123.16.148.152]] ([[Thảo luận Thành viên:123.16.148.152|thảo luận]]) 10:35, ngày 3 tháng 7 năm 2012 (UTC)D. Nam
Quay lại trang “Chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh”.