Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Saruman (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 18:
 
Ồ, thế bạn ko hiểu rằng ở thời điểm 1968, hệ thống tiếp vận của QDNDVN chưa cho phép huy động nhiều sư đoàn ở 1 chiến trường khác xa hơn ở phía Nam hay sao? Bạn nghĩ quân Mỹ chỉ có 7000 thôi sao, thế 40.000 quân khác dồn vào khu DMZ để làm gì? Ta đang nói tới giai đoạn trước tháng 4, lúc này thì mục đích nghi binh là chính chứ không phải là dứt điểm. Trong QS, không đạt mục tiêu là thua, dù "chủ động" hay "bị động" thì cũng vậy cả bạn ạ[[Thành viên:Saruman|Saruman]] ([[Thảo luận Thành viên:Saruman|thảo luận]]) 13:39, ngày 3 tháng 7 năm 2012 (UTC)
 
Tôi ko hiểu bạn định nói gì khi nêu lên việc QĐNDVN ko thể huy động các sư đoàn ở 1 chiến trường khác xa hơn phía Nam. Tôi chỉ thấy là nếu chỉ là nghi binh ko thôi thì vẫn ko thể giải thích đc việc tại sao lại phải kéo dài bao vậy đến giữa tháng 7, và nếu là chỉ cần nghi binh đến tháng 4 thì tại sao lại phải tiếp tục bao vây sau đó, khi vòng vây đã bị phá. Và tôi vẫn thấy là nhiều sư đoàn tập trung trên Đường 9 - Khe Sanh như vậy thì là quá nhiều nếu so với mục tiêu nghi binh thuần túy. Nên nhớ rằng 40.000 quân Mỹ tập trung ở Nam DMZ ko phải là dồn hết vào Khe Sanh từ đầu, lại càng ko thể huy động hết chỗ đó để cứu Khe Sanh, khi mà Mỹ có những địa bàn ko thể bỏ đc và cũng rất dễ bị tấn công ở miền Đông Nam Quảng Trị. Việc tới tháng 4 Mỹ mới điều đc Sư đoàn Không Kỵ 1 (chứ ko phải là TQLC) đã chứng minh cho điều đó. Vì vậy nên ban đầu coi như họ chỉ đối phó với 7000 quân Mỹ tại Khe Sanh cùng 1 vài đơn vị lân cận, và lại kể cả có là 40.000 quân Mỹ đi nữa, thì QĐNDVN cũng chẳng cần nhiều quân đến thế để đối phó làm gì nếu chỉ là nghi binh, trong khi những địa bàn ngay gần đó như thị xã Quảng Trị hay Huế cũng đang rất cần quân. Tôi ko phủ nhận là QĐNDVN có 1 mục tiêu chính trong trận này là nghi binh, và đã thành công, giành chiến thắng chiến lược. Tuy nhiên theo tôi ko chỉ có mục tiêu nghi binh, mà mục tiêu đánh chiếm cũng đã đc đặt ra. Mà mục tiêu này thì mới chỉ thành công 1 nửa. Bạn nghĩ quân Mỹ mở Chiến dịch Pegasus để làm gì? Để giải vây cho Khe Sanh. Mà mục tiêu này thì đã thành công 1 nửa, có thể coi là 1 chiến thắng chiến thuật hạn chế. Vì vậy theo tôi để kết quả là QĐNDVN thắng về chiến lược, Hoa Kỳ giành chiến thắng hạn chế về chiến thuật là hợp lý. Nếu ko thì nên để là "ko xác định", vì cả 2 bên đều tuyên bố chiến thắng, sẽ khách quan hơn. [[Đặc biệt:Đóng góp/222.254.31.238|222.254.31.238]] ([[Thảo luận Thành viên:222.254.31.238|thảo luận]]) 15:15, ngày 4 tháng 7 năm 2012 (UTC)D.Nam
Quay lại trang “Chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh”.