Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Camp Nou”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n r2.7.2+) (Bot: Sửa az:Camp Nou (stadion)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 48:
| bgcolor=#EEEEEE| Av. Artístides Maillol<br />s/n 08028 Barcelona
|}
[[Tập tin:Noucamp2.gif|nhỏ|phải|300px|Sơ đồ sân Nou Camp Nou]]
'''Nou Estadi del [[FC Barcelona|Futbol Club Barcelona]]''' (hay còn gọi là '''Nou Camp''' hay '''Camp Nou''') là sân vận động chính của CLB [[FC Barcelona]] (hay Barça), [[Tây Ban Nha]]. Cái tên này có nghĩa là "Sân mới của CLB bóng đá Barcelona". Sân bóng nổi tiếng với kiến trúc và kích thước khổng lồ của mình, và là một trong những điểm du lịch được tham quan nhiều nhất ở thành phố [[Barcelona]]. Mới chỉ có gần 50 năm lịch sử, nhưng Nou Camp Nou đã là một trong những thánh đường nổi tiếng nhất của bóng đá châu Âu.
 
== Sự ra đời của một huyền thoại ==
[[Tập tin:Oldnoucamp.jpg|nhỏ|trái|200px|Sân Nou Camp Nou lúc ban đầu]]
Với sự có mặt của [[Ladislao Kubala]] vào [[thập niên 1950]], [[Barça]] đã đạt đến những thành công lớn, họ giành được tất cả các danh hiệu về cho sân Les Corts cũ kỹ. Nổi tiếng và thống trị các giải đấu, Barça không thể tiếp tục ở lại sân bóng Les Corts cũ kỹ và thiếu tiện nghi nữa, mặc cho sức chứa của sân là 60.000 chỗ. Barça phải "dọn nhà". Một mảnh đất đã được chọn lựa để xây sân mới ngay từ thời của chủ tịch Agustí Montal Galobart, trong quận Maternitat, không xa sân Les Corts. Nhưng ủy ban chuyên trách vấn đề này của CLB đã tư vấn nên chọn một mảnh đất khác để xây dựng sân mới vào tháng 2 năm 1951, và vị trí mới đã bị "kẹt" đến hơn hai năm. Người ta phải chờ đến quyết định của Fransesc Miró-Sans, chủ tịch Barça lúc đó, vào ngày 14 tháng 11 năm 1953 để dự án bắt đầu được đưa vào guồng. Và chính Fransesc Miró-Sans đã đặt viên gạch đầu tiên khởi công công trình vào ngày 28 tháng 3 năm 1954 trước 60.000 cổ động viên nhà. Kiến trúc sư công trình là Francesc Mitjans Miró, một bà con của ngài chủ tịch Miró-Sans, và Josep Soteras Mauri, cùng sự hợp tác của kiến trúc sư Lorenzo García Barbón. Sau đó một năm công trình được chuyển giao cho công ty Ingar Sa và công việc phải hoàn thành trong 18 tháng, kinh phí đã bị dội lên gấp bốn lần so với sự kiến ban đầu và đạt đến con số 288 triệu pesetas. Với sự cầm cố và vay mượn các nguồn khác nhau, CLB cũng đã hoàn thành công trình, tất nhiên đi cùng với nó là khoảng nợ kếch xù gánh trên vai đội bóng trong nhiều năm.
 
Cuốn cùng vào ngày 24 tháng 9 năm 1957 sân Nou Estadi del Futbol Club Barcelona (Sân mới của Câu lạc bộ bóng đá Barcelona), hay Nou Camp Nou, được khánh thành với sự chứng kiến của hơn 90.000 người. Trận đấu khai trương sân là cuộc so tài giữa Barça: Ramallets, Olivella, Brugué, Segarra, Vergés, Gensana, Basora, Villaverde, Martínez, Kubala, Tejada với đội tuyển các cầu thủ xuất sắc của thành phố [[Warszawa]] ([[Ba Lan]]). Barça đã giành được chiến thắng đầu tiên trên sân mới: 4-2 trong đó cầu thủ ghi bàn khai sân là Eulogio Martínez ở phút 11.
 
== Những thành công đầu tiên ==
[[Tập tin:Noucamp3.jpg|nhỏ|phải|300px|Toàn cảnh sân Nou Camp Nou]]
Sức chứa chính xác của sân Nou Camp Nou vào lúc khai trương là 93.053 chỗ ngồi, giảm khoảng 50.000 chỗ so với dự kiến ban đầu, kích thước mặt sân là 107 × 72 m. Và với sân mới Nou Camp Nou, Barça tiếp tục gặt hái những thành công. Với HLV Helenio Herrera, Barça khai trương sân mới bằng hai chức vô địch quốc gia liên tiếp mùa bóng 1958-1959 và mùa bóng 1959-1960 cùng với hai chiếc cúp hội chợ năm 1958 và 1960 (tiền thân của cúp UEFA ngày nay). Sân cũng khai trương hệ thống chiếu sáng vào ngày 23 tháng 9 năm 1959 nhân trận đấu trong khuôn khổ cúp châu Âu với CDNA [[Sofia]].
 
[[Thập niên 1960]] trôi qua khá trầm lặng đối với Barça, họ chỉ giành được ba danh hiệu. Ngày 23 tháng 6 năm 1963 sân Nou Camp Nou chứng kiến các cầu thủ nhà nâng cao chiếc [[cúp Tây Ban Nha]] (còn gọi là cúp Thống chế vào thời đó) sau khi họ thắng [[Real Zaragoza]]. Vào năm 1966 Barça đoạt được chiến cúp hội chợ thứ ba trong lịch sử, một lần nữa là trước Real Zaragoza. Cuối cùng vào ngày 11 tháng 7 năm 1968 Barça giành chiến thắng trước [[Real Madrid]] ngay tại sân [[Santiago Bernabeu]] và đem về một chiếc cúp Tây Ban Nha nữa cho CLB.
 
== Trở lại đỉnh cao ==
Ngày 24 tháng 5 năm 1972 sân Nou Camp Nou tổ chức lần đầu tiên một trận chung kết cúp châu Âu: cúp các đội đoạt cúp ([[cúp C2]]). Tuy không có Barça nhưng với sự góp mặt của [[Glasgow Rangers]] và [[Dinamo Moscow]] trận đấu vẫn diễn ra sôi nổi và kết thúc với phần thắng 3-2 nghiêng về đội bóng đến từ [[Scotland]]. [[Thập niên 1970]] chứng kiến sự sự tỏa sáng của [[Johan Cruyff]], một trong những cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử CLB. Vào thời kỳ này sân Nou Camp Nou được đầu tư hoàn chỉnh về cơ sở hạ tầng: xây dựng một sân trượt băng, xây Mini Estadi (sân nhỏ) cho đội Barça B, bảng điện tử (1975)... Và đội bóng tiếp tục tìm kiếm vinh quang ở các giải đấu: cúp Tây Ban Nha 1978 (chung kết thắng [[Las Palmas]] 3-1), 1979 thắng Fortuna Düsseldorf (4-3 sau hai hiệp phụ) tại chung kết cúp C2 tại Bâle trước 58.000 cổ động viên (30.000 của Barça). Sau đó tiếp tục là cúp Tây Ban Nha (1981, 1983), nhưng Barça phải chờ đến năm 1985 để giành được danh hiệu vô địch Liga (dưới thời HLV [[Terry Venables]]).
 
== Cúp Thế giới 1982 ==
[[Tập tin:Noucamp1.jpg|trái|180px]]
Sân Nou Camp Nou đã trải qua một đợt sữa chữa qui mô lớn để tổ chức [[Giải vô địch bóng đá thế giới 1982]]: xây dựng phòng VIP, phòng họp báo, biển báo mới, và nhất là nâng thêm sức chứa của sân lên thêm 22.150 chỗ (tổng cộng gần 120.000 chỗ). Nhưng trận đấu quan trọng đầu tiên của năm lại không phải là trong khuôn khổ World Cup 82 mà đó là trận chung kết cúp C2 vào ngày 12 tháng 5 giữa đội chủ nhà và Standard Liège. Kết quả Barça thắng 2-1 trong niềm vui sướng tột cùng của hơn 100.000 [[cules]]. Ngày 13 tháng 6, thì cúp thế giới cũng mở màn tại Nou Camp Nou, hơn 100.000 người đã theo dõi lễ khai mạc và trận đấu đầu tiên giữa [[Argentina]] và [[Bỉ]] với phần thắng 1-0 nghiêng về người Bỉ. Sau đó Nou Camp Nou là nơi diễn ra ba trận đấu bảng A vòng 2: [[Ba Lan]]-[[Bỉ]] ngày 28 tháng 6, [[Bỉ]]-[[Liên Xô]] ngày 1 tháng 7 và [[Liên Xô]]-[[Ba Lan]] ngày 4 tháng 7. Ba Lan tiếp tục được thi đấu tại Nou Camp Nou trong trận bán kết gặp [[Ý]] ngày 8 tháng 7 (thua 0-2).
 
== "Dream Team" của Johan Cruyff ==
[[Tập tin:Noucamp4.jpg|nhỏ|phải|200px]]
Trong thời kỳ này sân Nou Camp Nou tiếp tục có những chỉnh trang mới: xây dựng một bảo tàng bên trong sân (1984), một số phòng chức năng bên dưới các khán đài... Không kể những trận đấu của Barça, sân Nou Camp Nou bắt đầu tổ chức các buổi biểu diễn ca nhạc lớn vào [[thập niên 1980]]: [[Bruce Springsteen]], [[Michael Jackson]], [[Julio Iglesias]]... Nhưng quan trọng hơn hết là chuyến viếng thăm sân của [[Giáo hoàng]] quá cố [[John Paul II]] ngày 17 tháng 11 năm 1982, đích thân chủ tịch CLB lúc đó, [[Josep Lluís Núñez]], đã trao cho Giáo hoàng tấm thẻ thành viên CLB mang số 108.000. Trở lại lĩnh vực thể thao, sân Nou Camp Nou thời kỳ này đón tiếp trận chung kết cúp [[C1]] ngày 24 tháng 5 năm 1989 giữa [[A.C, Milan]] và [[Steaua Bucharest]] (4-0). Và trong khuôn khổ [[Thế vận hội]] [[Thế vận hội Mùa hè 1992|Barcelona 92]], sân Nou Camp Nou đã tổ chức nhiều trận đấu của môn bóng đá, trong đó có trận chung kết giữa [[Tây Ban Nha]] và [[Ba Lan]] ngày 8 tháng 8 (3-2), Ferrer và [[Guardiola]] đã cùng Tây Ban Nha đăng quang trên sân nhà Nou Camp Nou.
 
CLB đặc biệt thu được rất nhiều thành công kể từ khi [[Johan Cruyff]] trở lại với đội trên băng ghế huấn luyện. Đến vào năm 1988 khi mà đội vừa giành được một cúp quốc gia, "thánh Johan" đã đưa đội vào một thời kỳ đẹp nhất trong lịch sử CLB. Barça giành được một lần nữa chiếc cúp quốc gia vào năm 1990, và quan trọng hơn là chức vô địch quốc gia bốn lần liên tiếp vào các năm từ 1991 đến 1994. Và còn nữa, chiếc cúp [[C2]] vào năm 1989 và trên hết là chiếc cúp [[Cúp các đội vô địch bóng đá quốc gia châu Âu|C1]] mà đội bóng đã chờ đợi từ rất lâu. Ngày 20 tháng 5 năm 1992 Barça đối đầu với [[Sampdoria]] đến từ [[Ý]] tại [[Wembley]]. Đội hình Barça khi đó: Zubizarreta, Nando, Ferrer, Koeman, Juan Carlos, Bakero, Salinas (được thay thế bởi Goikoetxea vào cuối trận), Stoichkov, Laudrup, Guardiola (được thay thế bởi Alexanko) và Eusebio - "Dream Team" của "thánh Johan". Nhưng Sampdoria khi đó là một đối thủ rất đáng gờm của họ. Và khi hai hiệp chính kết thúc hai đội vẫn hòa nhau 0-0. Chỉ đến phút thứ 113 của trận đấu, Ronald Koeman với cú sút phạt đi vào lịch sử đã đưa Barça lên ngai vàng của bóng đá châu Âu. Điều đó càng được khẳng định khi vào mùa thu năm đó Barça tiếp tục chiến thắng trong trận đấu tranh siêu cúp [[châu Âu]] với [[Werder Bremen]] (lượt đi trên sân Nou Camp Nou 2-1, lượt về 1-1 tại [[Đức]]).
 
== Giai đoạn hiện nay ==
<!--Hình thiếu thông tin về bản quyền [[Hình:Noucamp5.jpg|nhỏ|trái|300px|Sân Nou Camp Nou chụp từ vệ tinh (Google Earth)]] -->
Giai đoạn 1993-1994 bắt đầu cho một chuỗi ngày dài tu sữa và nâng cấp sân. Mặt sân được giảm đi 2,5 m, phá bỏ các hào ngăn cách khán đài và sân thi đấu (điều này cho phép nâng số chỗ ngồi). Trang bị ghế ngồi cho tất cả các chỗ của sân. Mái của tầng thứ ba của sân cũng được sữa lại, những salon cho thành viên CLB được sắp xếp dưới các khán đài, thang máy, một khu vực báo chí mới được xây dựng ở tầng ba. CLB cũng mở rộng khan đài danh dự, tất cả những điều đó được thực hiện vào khoảng thời gian 1995-1996. Rồi hầm để xe được xây dựng dưới khán đài chính những năm 1996-1997. Mặt chính của sân được sữa chữa theo hướng hiện đại hơn năm 1997-1998 với sự thêm vào danh sách tất cả các cầu thủ đã và đang thi đấu cho CLB trong lịch sử. Cuối cùng vào năm 1998-1999 sự tu bổ sân được hoàn chỉnh với việc lắp đặt mới hệ thống chiếu sáng và âm thanh cho sân.
 
Sân Nou Camp Nou là một trong những sân bóng đẹp và kỳ vĩ nhất châu Âu, là một trong không nhiều sân được dán nhãn năm sao của [[UEFA]]. Với sức chứa hiện nay 98.934 chỗ Nou Camp Nou vẫn là sân vận động lớn nhất [[châu Âu]] hiện nay. Sân là nơi tổ chức trận chung kết [[Cúp các đội vô địch bóng đá quốc gia châu Âu|Champions League]] khó quên trong lịch sử giữa [[Manchester United F.C.]] và [[FC Bayern München]] năm 1999 (2-1). Trận chung kết này được tổ chức cũng nằm trong kế họach tôn vinh CLB trong năm kỷ niệm sinh nhật thứ 100 của [[Barça]], trong đó bao gồm trận giao hữu giữa Barça và [[Brasil]] ngày 28 tháng 4 (2-2). Sau kỷ nguyên Johan Cruyff, Barça tiếp tục gặt hái những thành công với HLV Bobby Robson (vô địch [[Giải vô địch bóng đá Tây Ban Nha|Liga]] 1998, cúp quốc gia 1997 và 1998, cúp C2 và siêu cúp châu Âu 1997) và với HLV Louis Van Gaal (vô địch [[Giải vô địch bóng đá Tây Ban Nha|Liga]] 1999). Ngày nay một "Dream Team" mới của Barça đã ra đời với Edmilson, Puyol, Deco, Xavi, Van Bronckhorst, Ronaldinho, Eto'o, Messi... họ đã giành được hai chức vô địch [[Giải vô địch bóng đá Tây Ban Nha|Liga]] liên tiếp năm 2005, 2006, và mới đây nhất là chiếc cúp [[Cúp các đội vô địch bóng đá quốc gia châu Âu|Champions League]] thứ hai trong lịch sử CLB vào ngày 17 tháng 5 năm 2006 tại [[Paris]] (thắng [[Arsenal]] 2-1).không những vậy "Dream Team" mới của Barça còn làm được hơn thế khi liên tiếp vô địch la liga 2009, 2010, 2011 và đặc biệt là cú ăn sáu vĩ đại năm 2009 ,năm 2011 barca tiếp tục thành công khi vô địch
Champions League lần thứ 4 sau khi đánh bại đội bóng đến từ Anh M.U và được xem là đội bóng mạnh nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.
 
Dòng 133:
[[sv:Camp Nou]]
[[th:กัมนอว์]]
[[tr:Nou Camp Nou]]
[[uk:Камп Ноу]]
[[zh:魯營球場]]