Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Henriette Bùi Quang Chiêu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Mr Tan (thảo luận | đóng góp)
maternal grandfather is Chinese
Dòng 11:
[[File:War remnants museum 6.jpg|nhỏ|phải|Biệt thự nguyên thủy nơi làm trường sở cho [[Trường Đại học Y khoa Sài Gòn]], nay nằm trong khuôn viên [[Bảo tàng Chứng tích chiến tranh]]]]
 
Năm 1927, bà theo học [[Đại học Y khoa Paris]] ([[tiếng Pháp]]: ''Faculté de Médecine de Paris'') thuộc [[Đại học Paris]]. Là phụ nữ người Việt, sự hiện diện của bà trong trường chuyên môn ở Pháp là một bước đột phá trong hệ thống giáo dục chính quốc tại Pháp thời bấy giờ. Cũng trong thời gian học tại Đại học Paris, bà quen biết với nhiều người Việt đang học tại đây, đặc biệt là một sinh viên trẻ đang theo học ngành cầu đường là [[Nguyễn Ngọc Bích (kỹ sư)|Nguyễn Ngọc Bích]], con trai Đốc phủ sứ [[Nguyễn Ngọc Tương]] <ref name="pntd">[http://phunutoday.vn/blog-nguoi-noi-tieng/nguoi-noi-tieng/201206/Cuoc-doi-nu-bac-si-dau-tien-cua-Viet-Nam-2160185/ Cuộc đời nữ bác sĩ đầu tiên của Việt Nam]</ref>.
 
Năm [[1934]], bà bảo vệ luận án tốt nghiệp xuất sắc, được hội đồng giám khảo khen ngợi và tưởng thưởng huy chương. Khi trở về [[Việt Nam]] năm [[1935]] bà nhậm chức trưởng khoa hộ sinh ở [[Chợ Lớn]]. Với khí khái độc lập, bà bị các y sĩ người Pháp gây khó dễ. Cách cư xử của bà biểu hiện quan niệm bình đẳng, [[nam nữ bình quyền|bình quyền giữa nam và nữ]], cũng như bình quyền chủng tộc giữa người Việt và người Pháp.
 
Cũng trong năm 1935, bà lập gia đình với [[luật sư]] [[Vương Quang Nhường]]<ref>Gisele Bousquet và Pierre Brocheux. ''Viêt-Nam Exposé''. Ann Arbor, MI: University of Michigan, 2002. tr 290-308</ref>, Tiến sĩ Luật khoa đầu tiên của người Việt, một đảng viên [[Đảng Lập hiến Đông Dương]]. Tuy nhiên chỉ không đầy 2 năm sau, hai người ly hôn vì khác biệt trong cách sống. Bấy giờ, việc một người đàn bà ra tòa xin ly dị chồng vào lúc đó được người Việt Nam xem như là một chuyện không thể nào tin được, nhất là một người trong gia đình danh giá như gia đình ông Bùi Quang Chiêu<ref name="pntd">[http://phunutoday.vn/blog-nguoi-noi-tieng/nguoi-noi-tieng/201206/Cuoc-doi-nu-bac-si-dau-tien-cua-Viet-Nam-2160185/ Cuộc đời nữ bác sĩ đầu tiên của Việt Nam]</ref>.
 
Cuối năm 1945, một sự kiện bất hạnh ập đến gia đình bà. Thân phụ và 3 người anh em trai của bà bị những phần tử quá khích của [[Việt Minh]] kết tội "phản quốc" và thủ tiêu <ref name="pntd">[http://phunutoday.vn/blog-nguoi-noi-tieng/nguoi-noi-tieng/201206/Cuoc-doi-nu-bac-si-dau-tien-cua-Viet-Nam-2160185/ Cuộc đời nữ bác sĩ đầu tiên của Việt Nam]</ref>. Người bạn thân thiết của bà là Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích, bấy giờ đang giữ chức Khu bộ phó [[Việt Minh]] bị chính quyền Pháp bắt được và bị kết án tử hình. Nhờ sự vận động của bà và các bạn bè cũ tại Pháp, Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích thoát án, nhưng phải rời khỏi Việt Nam và sang sống tại Pháp. Về sau, năm 1961, bà gặp lại ông ở Pháp và ông bà sống với nhau như vợ chồng cho đến khi ông qua đời <ref name="pntd">[http://phunutoday.vn/blog-nguoi-noi-tieng/nguoi-noi-tieng/201206/Cuoc-doi-nu-bac-si-dau-tien-cua-Viet-Nam-2160185/ Cuộc đời nữ bác sĩ đầu tiên của Việt Nam]</ref>.
 
Một đóng góp đáng kể nữa của nữ bác sĩ Henriette Bùi Quang Chiêu là việc hiến tặng biệt thự tư gia của bà số 28 đường Testard<ref>Sau năm 1955 đổi là đường Trần Quý Cáp</ref> làm cơ sở cho [[Trường Đại học Y khoa Sài Gòn]] thuộc [[Viện Đại học Sài Gòn]].<ref>[http://www.ykhoasaigon.com/tyksg.html Lịch sử Trường Đại học Y khoa Sài Gòn]</ref>
 
Năm [[1971]] bà sang lại Pháp hành nghề y cho đến khi về hưu năm 1976<ref name="pntd">[http://phunutoday.vn/blog-nguoi-noi-tieng/nguoi-noi-tieng/201206/Cuoc-doi-nu-bac-si-dau-tien-cua-Viet-Nam-2160185/ Cuộc đời nữ bác sĩ đầu tiên của Việt Nam]</ref>.
 
==Cuối đời==